Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

“Giải vây” giao thông cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nhất Hoàng - Huy Hoàng - Diễm Thúy: Thứ sáu 23/02/2024, 10:43 (GMT+7)

Mỗi khi đến dịp trước, trong và sau Tết ùn tắc giao thông xảy ra khắp nơi, khiến người dân hết sức gian nan. Thời gian qua, nhiều tuyến cao tốc đang xây dựng và đã đưa vào hoạt động là bài toán giúp giao thông phía Nam dần trở nên thông suốt hơn.

TP.HCM nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, quy tụ đông đảo người dân từ mọi miền đất nước đến học tập, làm ăn, sinh sống. Cũng vì vậy mà mỗi khi đến dịp trước, trong và sau Tết ùn tắc giao thông xảy ra khắp nơi, khiến người dân hết sức gian nan.

Thời gian qua, nhiều tuyến cao tốc đang xây dựng và đã đưa vào hoạt động là bài toán giúp giao thông phía Nam dần trở nên thông suốt hơn. Tại TP.HCM, việc đẩy nhanh hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm như đường cao tốc, vành đai 3, metro số 1, số 2… là bài toán “giải vây” cho giao thông và giúp kết nối khu vực.

 

Ùn tắc giao thông là nút thắt gây nghẽn cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: Thanh niên

Ùn tắc giao thông là nút thắt gây nghẽn cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: Thanh niên

Quê ở tỉnh Ninh Thuận, trước và sau dịp tết vừa qua, anh Trung luôn gặp cảnh ùn tắc khi lưu thông trên tuyến cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo và Phan Thiết – Dầu Giây. Theo anh Trung, anh vào lại TP.HCM vào ngày mồng 5 và qua khúc nào cũng kẹt, có đoạn cao tốc bị chặn, lực lượng chức năng phải hướng dẫn xe đi hướng quốc lộ 1 làm mất thời gian và khá mệt mỏi vì chờ đợi do kẹt xe: "Ảnh hưởng rất nhiều, đi chậm mình mất tiền xăng, mất thời gian của mình hơn, đạp xe đạp thắng mỏi chân, đau lưng".

Còn tại cửa ngõ các tỉnh miền Tây, tuyến đường N2 đoạn qua địa bàn tỉnh Long An dịp tết cũng rơi vào cảnh kẹt xe như mọi năm.

Anh Linh – 1 người dân thường xuyên lưu thông qua tuyến đường này cho biết: "Đường N2 từ Thạnh Lợi kẹt dài tới Thạnh Hóa luôn, cái đoạn đó năm nào cũng như năm nào kẹt quá trời là kẹt, cái hướng đi và cái hướng về họ chạy cả 2 len cho nên không có đường cho xe chạy luôn".

Tuy nhiên, theo nhiều người dân, dịp trước và sau Tết Giáp thìn 2024, tình trạng ùn tắc tại các tỉnh miền Tây đã có chuyển biến tích cực hơn, giao thông tuy đông đúc nhưng đã “dễ thở” hơn các năm trước.

Đặc biệt, sau khi cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ khánh thành vào cuối tháng 12/2023 vừa qua đã góp phần cho việc đi lại, giao thương của người dân thuận tiện hơn nhiều lần. Áp lực giao thông trên quốc lộ 1A được giảm tải gần một nửa.

Năm nay, đường về quê ăn tết của người dân miền Tây ngắn hơn, nhanh hơn, đỡ chật vật hơn.

"Cảm thấy rất là thoải mái, thời gian mình đi lại nó rút ngắn hơn thời gian trước nhiều, nói chung là thoải mái hơn", một người dân cho biết.

Tại TP.HCM, dịp Tết Nguyên đán 2024 vừa qua, tình hình giao thông cũng rơi vào cảnh ùn ừ nhưng đỡ căng thẳng hơn các năm trước. Tại cửa ngõ phía đông TP.HCM, nhiều người cùng chọn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để về quê khiến tuyến đường này luôn trong tình trạng đông đúc.

Tương tự, các tuyến đường dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất như Cộng Hòa, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Trần Thái Tông, Trần Quốc Hoàn, Trường Sơn, Hồng Hà....cũng khá khó khăn.

"Nói chung thành phố mình giờ dân số vượt quá mật độ cho phép nên đường nào mở rộng được các tốt, mở rộng được thì tốt cho dân thôi”, một người dân cho biết.

Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tuyến kết nối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: Báo Đồng Nai

Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tuyến kết nối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: Báo Đồng Nai

Theo ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT, TP.HCM là siêu đô thị - có hơn 13 triệu dân và mật độ dân số lớn nhất cả nước hơn 4000 người/km2, và mật độ đô thị đứng 18 thế giới. Mà hiện nay chỉ có duy nhất TP.HCM là chưa có giao thông sức chở lớn, chưa có 1 tuyến tàu điện ngầm nào.

Ông Lâm cho rằng, các tuyến Metro mới là cái giải quyết căn cơ cho giao thông của TP.HCM. Ngoài ra, TP.HCM đang lên kế hoạch triển khai thực hiện 12 dự án mở rộng đường, xây cầu nhằm xóa "nút thắt cổ chai" thường xuyên kẹt xe tại 4 cửa ngõ. Trong đó, có 5 dự án được áp dụng loại hợp đồng BOT theo cơ chế đặc thù được Quốc hội cho phép TP.HCM thí điểm theo Nghị quyết 98.

“Trước mắt, cách tổ chức giao thông của mình phải thay đổi thường xuyên và anh em rất nỗ lực. Bây giờ giải pháp căn cơ nhất vẫn là công trình, mà công trình ở đây là gì – chỉ có giao thông công cộng. Chỉ có hệ thống tàu điện ngầm cộng thêm xe buýt kết nối. Tức là khi giao thông công cộng khoảng 30% đi lại thì bắt đầu chuyển biến. Thứ hai là mở các trục cửa ngõ ra. Mình có đề án mình có kế hoạch. Nhưng mà vấn đề phải có thời gian. Bây giờ nguồn lực TP dành cho giao thông rất là nhiều nhưng mà phải có thời gian", ông Lâm nói.

Đánh giá về hạ tầng giao thông ở phía Nam, GS.TS. Phạm Xuân Mai (chuyên gia giao thông) cho rằng, nhu cầu đi lại của người dân từ TP.HCM đi đến các tỉnh miền Tây, cũng như miền Trung và miền Bắc là rất lớn. Ngoài ra còn có nhu cầu hằng ngày nó cũng tập trung về TP.HCM hoặc từ TP.HCM chuyển đi không những về hành khách mà còn về hàng hóa.

Theo ông Mai, các tuyến đường cao tốc hiện nay ở phía Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại. Hơn nữa, hiện không có những tuyến đi về hướng khác, hoàn toàn đi bằng đường bộ bình thường:  “Theo tôi, hiện nay mình phải gấp rút làm các tuyến cao tốc, không nhưng phải làm mới mà phải mở rộng các tuyến cao tốc đang có, ví dụ như Cao tốc TPHCM – Trung Lương, Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây…. Những phương án làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu 2 làn sau đó nâng lên 4 làn là vô ích. Theo tôi, đã làm thì phải làm 1 lần luôn làm 4 làn.

Thứ hai, mở mới các tuyến cao tốc đi về các hướng khác: hướng TP.HCM đi về Bình Dương, Tây Ninh và một vài hướng khác – hướng tâm và li tâm từ TP.HCM đi ra các vùng xung quanh phải có thêm 2-3 tuyến nữa và làn đường 1 bên 4 làn theo đúng tiêu chuẩn cao tốc và 120km/h (chứ không phải 80km/h như hiện nay) và cũng phải phân bố lại cho hợp lý. Ngoài ra, các tuyến đường vanh đai cũng phải làm. Đó là về đường bộ.

Song song đó, chúng ta phải làm đường sắt, bởi đường sắt giải quyết được rất nhiều vấn đề về hành khách và hàng hóa. Đường sắt song hành với đường bộ thì nó mới giải tỏa được hết. Giải pháp căn cơ và tập trung như thế mới làm được, đường bộ không thể giải tỏa hết toàn bộ giao thông được.”.

Có thể thấy chưa bao giờ các dự án đứng trước thời cơ thuận lợi để triển khai, mau chóng hoàn thiện như hiện nay. Tại TP.HCM, hiện các dự án đều đã được hoạch định rõ chủ trương, cơ chế, nguồn vốn, xác định thời gian thực hiện chi tiết và được lãnh đạo UBND TP ưu tiên thúc đẩy. Mạng lưới quốc lộ hướng tâm, vành đai khép kín sẽ nối trực tiếp vào các tuyến cao tốc mà Bộ GTVT đang chủ trì nghiên cứu mở rộng.

Đến năm 2025, cơ bản đảm bảo kết nối với tuyến cao tốc sau mở rộng. Tất cả các dự án chiến lược đang được gấp rút triển khai và xây dựng, hoàn thành trong vài năm tới. Khi đó, không gian đô thị, không gian hạ tầng được mở rộng, người dân sẽ thấy rõ một bức tranh giao thông rất khác.

Khởi động nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Tiền Phong

Khởi động nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Tiền Phong

Hoàn thiện hạ tầng giao thông – đã nhanh nhưng cần nhanh và đồng bộ hơn nữa

Khách quan mà nói thì tình hình giao thông và việc đi lại nó của người dân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 đã được cải thiện đáng kể, điều này thể hiện rõ nét qua thống kê về số cuộc gọi đến đường dây nóng của VOV Giao thông có phần giảm hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Và có thể xem đây là thành quả bước đầu của chủ trương thần tốc triển khai và đưa vào khai thác nhiều tuyến cao tốc, đường Vành đai, đầu mối giao thông kết nối vùng…mà Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt thời gian qua.

Chưa khi nào trong lịch sử giao thông nước nhà ghi nhận không khí thi công cấp tập như hiện nay, nhiều dự án bị đình trệ nhiều năm đã về băng băng đích, không ít công trình trọng điểm trước đây chỉ nằm trong kế hoạch nay đã thành hình, tất cả biến cả nước trở thành đại công trường hết sức sôi động, nhộn nhịp.

Ngành giao thông nói chung, TPHCM nói riêng đã cho thấy quyết tâm cao khi duy trì thi công xuyên Tết Nguyên Đán để có thể rút ngắn tiến độ đề ra. Và ngày từ những ngày đầu năm mới, lãnh đạo Đảng, Nhà Nước và các địa phương đã trực tiếp có mặt tại công trường để chia sẻ, động viên tinh thần cho các kỹ sư, công nhân, người lao động… qua đó cho thấy sự thống nhất, đồng lòng của cả hệ thống chính trị với mong muốn bù đắp lại những chậm trễ của giai đoạn đã qua.

Tuyh nhiên, từ vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn vào trung tuần tháng 2 vừa qua đã bộc lộ nhiều bất cập trong công tác phân kỳ đầu tư, đồng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật hay xa hơn là nâng cấp ý thức của người tham gia giao thông nước nhà. Vụ tai nạn này và hình ảnh người xe rồng rắn chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để qua được cầu Rạch Miễu, trạm thu phí trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây….sẽ là những nốt lặng cần thiết để những nhà hoạch định chính sách giao thông phải lưu ý sâu sắc và toàn diện hơn chứ không chỉ đơn thuần là tập trung đẩy nhanh tiến độ.

Tết vừa rồi tôi có 1 chuyến đi ngắn ngày đến thủ đô Seoul của Hàn Quốc và thực sự bất ngờ trước mức độ chỉnh chu, ngăn nắp, khoa học của hệ thống giao thông nơi đây. Mạng lưới đường cao tốc nội đô, vành đai trên cao, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tốc độ cao hoà với hệ thống đường dành cho người đi bộ, xe đạp…tất cả tạo nên một bức tranh giao thông tuy dày đặc nhưng lại rất trật tự.

Nhìn trở lại TPHCM và nhiều địa phương khác của nước nhà, dẫu biết là chưa thể so sánh ngay với Seoul, Tokyo, Bắc Kinh hay gần hơn là Singapore hay Bangkok, nhưng tôi tin rằng với tinh thần tiến bộ và quyết tâm đổi mới thì không lâu nữa chúng ta sẽ hái được quả ngọt cho riêng mình.

Nhất Hoàng - Huy Hoàng - Diễm Thúy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.