Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Giai thoại về Kênh Chợ Gạo - Vàm Kỳ Hôn

Nguyễn Châu: Thứ ba 08/11/2022, 09:35 (GMT+7)

“Ghe lui còn để dấu dầm. Người thương đâu mất chỗ nằm còn đây!”. Đó là câu cảm thán của dân thương hồ khi mỗi lần qua lại Vàm Kỳ Hôn. Dù đã trãi qua bao thăng trằm, dâu bể, câu cảm thán ấy vẫn được người đời lưu giữ và kể cho nhau nghe mỗi khi nhắc đến giai thoại vàm Kỳ Hôn.

Xưa kia, khi đường bộ chưa phát triển, thì việc đi lại, vận chuyển của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và người dân Tiền Giang nói riêng chủ yếu bằng đường thủy. Việc giao thương giữa ĐBSCL với Sài Gòn, Đồng Nai và các tỉnh miền Đông Nam Bộ khi ấy cũng chủ yếu được vận chuyển bằng đường thủy.

Vì thế, ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bao gồm hệ thống sông thiên nhiên và kênh đào. Chi phối sự phát triển của vùng là 2 con sông lớn đó là sông Tiền và sông Hậu. sông Tiền lần lượt có các phân lưu lớn kế tiếp nhau là sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông Cửa Đại và Cửa Tiểu.

Theo sách sử ghi chép, ĐBSCL xưa kia là một vùng hoang hóa, kém phát triển với khoảng 100 trục kênh cấp 1, và hơn 36.000km kênh cấp 2, 3. Từ năm 1700 đến 1930, nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công.

Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương giữa các vùng, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để xổ phèn, nâng cao năng suất mùa vụ, trong đó kênh Chợ Gạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giao thương giữa các vùng hạ lưu với khu vực miền Đông Nam Bộ.

Tuyến kênh Chợ Gạo do W.E. Garrett chụp từ trên cao vào năm 1969

Tuyến kênh Chợ Gạo do W.E. Garrett chụp từ trên cao vào năm 1969

 

Để có cơ sở cho bài viết này, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Vàng, mà người ta quen gọi ông Năm, sinh năm 1925, ngụ tại Đường Nguyễn Thị Thập, Khu phố 4, Phường 10, Thành phố Mỹ Tho – Người đã từng gắn bó gần trọn cuộc đồi mình với nghề sông nước.

Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về vai trò của Kênh Chợ Gạo trong giao thông thủy thời xưa ông Vàng cho biết: "Nếu không có kênh Chợ Gạo, từ Tiền Giang lên Sài Gòn thì phải  ra cửa Tiểu, ra đường biển mà lên trên kia, vô sông Vàm Cỏ mới đi lên Đồng Nai, mà ra biên thì đi làm sao được.

Muốn chở lúa từ Bạc Liêu, Cà Mau hay Rạch Giá lên thì phải đi bằng ghe chài. Pháp mới nghiên cứu,  cho đào kênh Chợ Gạo để nối 2 cái Rạch. Từ Rạch Kỳ Hôn nó mới đào nối qua Rạch Lá, nó mới đi ngang Bình Phục Nhứt. Pháp luôn luôn đào kênh để nối 2 cái Rạch. Cái Rạch Kỳ Hôn là thiên nhiên, cái Rạch Lá cũng là thiên nhiên, nó nối bên đây qua bên kia".

Bức ảnh tư liệu chụp cảnh đào kênh Chợ Gạo

Bức ảnh tư liệu chụp cảnh đào kênh Chợ Gạo

Theo Sách Gia Định thành thông chí ghi: trước khi có kênh đào Chợ Gạo, ghe thuyền từ Bến Nghé xuống miền Tây phải theo rạch Ông Lớn xuống hạ lưu sông Rạch Cát rồi qua sông Phước Lộc và sông Vàm Cỏ để tới sông Tra. Sau đó tiếp tục men theo rạch Kỳ Hôn để vòng ra sông Tiền thẳng tiến về miền Tây. Tuy nhiên đoạn rạch Kỳ Hôn bị cong, thường bị cạn lấp và có chỗ giáp nước nên tàu bè đi lại rất khó khăn.

Cũng có 1 tuyến khác đó là đi theo sông Tiền đến Cửa Tiểu rồi ra biển Gò Công của thủy phận Tiền Giang. Sau đó men theo bờ biển tới sông Soài Rạp, rồi theo sông Soài Rạp về Sài Gòn. Tuy nhiên tuyến này rất xa và nguy hiểm bởi đa số tàu thuyền thời đó chỉ đi đường sông chứ không ra biển được. Cho nên khi sau khi chiếm đóng Nam Kỳ, năm 1876, người Pháp cho đào kênh Chợ Gạo nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ thông qua rạch Kỳ Hôn, tạo ra tuyến đường thủy ngắn nhất từ Miền Tây đi Sài Gòn.

Từ khi có kênh Chợ Gạo, tàu thuyền đi lại giữa Chợ Lớn và miền Tây tăng nhanh chóng. Khoảng đầu thập niên 1900, Công ty Messageries Fluviales (Pháp) đã đưa tàu khách vào hoạt động trên tuyến kênh này.

Do nhu cầu vận chuyển, giao thương hàng hóa tăng cao, đến năm 1913, chính quyền Pháp dùng xáng múc nạo vét kênh Chợ Gạo với độ sâu 5m và mở rộng thêm hàng chục mét; đồng thời xác định kênh Chợ Gạo là "con đường xuất khẩu gạo" của Nam Kỳ.

Toàn tuyến kênh Chợ Gạo dài 28,5 km, đi qua 17 xã và thị trấn của huyện Châu Thành, tỉnh Long An và thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang.

Từ sông Tiền, kênh Chợ Gạo bắt đầu từ Vàm Kỳ Hôn, cách Mỹ Tho gần 4 cây số. Sau Vàm Kỳ Hôn, tuyến kênh đào thẳng dài 11,6 km bắt đầu từ thị trấn Chợ Gạo, qua địa phận huyện Gò Công Tây, gặp Rạch Gò Công rồi đổ vào sông Vàm Cỏ.

Là người gắn liền gần trọn cuộc đời mình với nghề sông nước, ông Năm giải thích cho chúng tôi hiểu thêm thế nào là rạch, kênh, sông hay vàm. Nó được phân chia rất rành rẽ.

Ông Năm nói: "Pháp nghiên cứu kỹ lắm, ở bên mé Tiền Giang cái đó là cái rạch Kỳ Hôn. Cái rạch là cong cong quẹo quẹo vầy nè. Bây giờ cũng còn cong cong quẹo quẹo. Còn mé bên Tân An đó là rạch Lá, nó bắt nguồn từ sông Vàm Cỏ, nó mới qua rạch Lá đi vô, 2 nhánh lên là Vàm Cỏ Đông là đi Tây Ninh và Vàm Cỏ Tây đi lên Tân An còn rạch Lá ở dưới này. Nó kêu rạch là nhỏ hơn.

Sông là lớn, sông Tiền, sông Hậu mới gọi là sông. Rạch là nhỏ mà của thiên nhiên. Còn kênh của đào, chẳng hạn như kênh Sáng trên này nè. Cái vàm là cái cửa ở ngoài đầu. Ví dụ như sông Tiền đi vô thì cái đó là cái Vàm. Cái Vàm với cái Rạch nó khác nhau ở chỗ đó. Cái Rạch là nguyên cái còn cái Vàm là chỉ có cái đầu đó thôi. Bởi vậy người ta mới kêu Vàm Kỳ Hôn".

Kênh Chợ Gạo xưa tạo ra tuyến đường thủy từ Sài Gòn đi miền Tây ngắn nhất. Báo Long An

Kênh Chợ Gạo xưa tạo ra tuyến đường thủy từ Sài Gòn đi miền Tây ngắn nhất. Báo Long An

Nhắc đến Vàm Kỳ Hôn, có rất nhiều giai thoại về địa danh này, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định giai thoại nào là đúng.

Có người cho rằng, “Kỳ Hôn” xuất phát từ câu hỏi tán thán “kỳ hông!?”. Cụm từ này có từ thời Gia Long. Giai thoại kể rằng, năm ấy, trên hành trình bôn tẩu của vua Gia Long trước sự truy kích của quân Tây Sơn,  người và ngựa vừa vượt sông thì có con rái cá xuất hiện xóa hết dấu vết trên bãi, sau rái cá được vua phong tước Đại tướng quân.

Cũng có ý kiến cho tằng là do người xưa nói chữ “Thiên hôn địa ám có kỳ” gây những vụ tai nạn chìm đắm tàu thuyền nơi đây, như vụ tàu chở học trò trường Tây về Sài Gòn tựu trường hồi nẫm.

Một ý kiến khác thì cho rằng, dân thương hồ thường bộc lộ sự ngạc nhiên “kỳ hông!?” khi đến nơi đây thấy sắc màu hoàng hôn kỳ vĩ trên vàm vào buổi chiều tà.

Có người còn cảm khái: “Ghe lui còn để dấu dầm, Người thương đâu mất chỗ nằm còn đây” để nhớ về thời gian trước, khúc miệng vàm này như 1 cái chợ nổi sầm uất. Chiều phai tắt nắng, nhất là khi trời dông, bão, ghe thương hồ đậu chật kính mặt sông, đêm lấp loáng hắt lên ánh sáng các loại đèn dầu, đèn Hoa Kỳ, đèn măng-xông tạo ánh sáng để xuồng trong vàm len lỏi khắp nơi. Có cả những chiếc xuồng của cô bán hàng ở vàm, bán đủ thứ từ thức ăn, nước uống cho đến hàng hóa, giống một tiệm tạp hóa di động trên sông.

Tuy nhiên, việc vận hành những chiếc xuồng ghe này của người xưa cũng chủ yếu dựa vào sức người, chứ đâu có động cơ như bây giờ. Nếu xuồng ghe nhỏ thì sử dụng chèo, dầm để bơi, chèo. Còn ghe lớn, đi sông lớn thì sử dụng bườm để thả, tận dụng sức gió và sức nước để đẩy thuyền đi, hoặc nếu đi kênh, rạch thì dùng xào tre để chống hoặc dùng dây buộc để kéo.

Ông Năm nhớ lại: "Hồi trước muốn chở lúa từ Bạc Liêu, Cà Mau hay Rạch giá đi lên thì phải đi bằng ghe chài. Nếu đi bằng đường sông Tiền hay sông Hậu thì phải đi bằng ghe chài chạy bằng bườm. Nếu xuôi giá thì chạy Bườm, còn ngược gió thì chạy Zack, Chạy Zack là chạy như thế này (Chạy qua chạy lại kiểu zít – zắc - PV). Nếu xuôi chiều thì gió thổi nó đi tới, còn ngược chiều thì đi ngang, chạy qua chạy lại. Còn ở trong kênh thì dùng cây xào tầm vong. Ở trên đầu nó có 2 cái que như vầy. Thủy thủ mới chịu cái vai vô đó mà đẩy đi.

Còn nếu gặp cái kênh nào mà không có cây cối thì người thủy thủ phải đi lên bờ cột dây để mà kéo. Kéo kiểu đi tới vầy nè, chứ hỏng có máy móc gì hết trơn á. Hồi xưa còn máy lửa mà. Máy lừa như thế mà ở dưới tài thì đặt ở đâu? Thành ra phải dùng bằng đó không. Cái máy Diesel sau này mới có mà. Hồi đó toàn là máy lửa không hà".

Việc vận hành những chiếc xuồng, chiếc ghe này đã lắm vất vả và nhiêu khê, thế nhưng để lộ trình đi được an toàn, thuận lợi và nhanh chóng thì người thủy thủ phải biết quan sát thiên văn, địa hình, địa vật, phải biết canh con nước mà đi. Đặc biệt đối với Vàm Kỳ Hôn nếu thủy thủy không có kinh nghiêm thì khó lòng mà qua được.

Ông Năm kể tiếp: "Mấy cái kênh đặc biệt ở chỗ này nè. Thằng Pháp luôn luôn làm ở chỗ vô một cái đèn. Ban đêm đốt đèn để mình biết mình vô. Vô Vàm Kỳ Hôm, chú muốn đi thì phải đi nước lớn. Thành ra chú phải tính làm sao khi nước lớn chú phải đi vô đây, rồi đến Bình Phục Nhứt thì gặp nước ròng chú mới đổ ra ngoài đó. Bởi vậy khi đi tàu mình phải biết, bắt đầu đậu ở Mỹ Tho, đậu ở Mỹ Tho khi nước ròng, đậu đó chờ cho đến con nước sắp lớn – Kêu bằng nước bình, mới bắt đầu đi xuống. Đi xuống tới Kỳ Hôn thì gặp nước lớn rồi mới vô. Vô đó rồi đi thẳng luôn qua tới Bình Phục Nhứt là gặp con nước ròng bên kia (bên Tân An) mới qua luôn".

taube-1read-only-15260072640921654611593

Qua tiếp xúc với ông Năm, chúng tôi đã ngộ ra được nhiều điều thú vị, trong đó ấn tượng nhất trong tôi chính là từ “Bối”. Đây là từ mà dân thương buôn ngày xưa luôn phải cảnh giác, dè chừng và thậm chí còn sợ mỗi khi nghe tới. “Bối” thường lựa chọn những nơi giáp nước, những địa hình hiểm trở để hoạt động. Trong lộ trình từ Miền Tây lên Sài Gòn phải đi qua 3 điểm “Bối” hoạt động.

"Bối là tụi ăn cắp, ăn trộm ở dưới sông. Nó có 3 chỗ, ở Kỳ Hôn là 1, ở Chợ Đệm là 2, ở Mang Thít, Tam Bình là 3. Bởi vì như thế này, khi tới Kỳ Hôn mà chú gặp nước ròng thì chú hỏng có làm gì được. Nếu đi nước ròng nó ngược nước chú đi sao nổi? Thì chú đậu ghe đó chú nghỉ. Mệt mà, ở trên này đi xuống chống chọi, mệt mỏi xuống đó đậu nghe mà ngủ, thì cái đám Bối đó nó mới thấy ngủ đó nó mới qua ghe chú nó ăn cắp. Nó qua nó lấy đồ.

Hồi xưa mình nấu cơm bằng cái nồi đồng. Coi chừng đó, chú nấu mà chú ngủ quên thì nó rinh luôn cái nồi đồng của chú. Còn ghe chú không có cái gì để lấy, chú biết nó lấy cài gì không? Nó gỡ bánh lái của chú đó. Ghe mà không có bánh lái làm sao đi được. Khi đó có 1 tụi khác nó lại nó mới điều đình với chú cho chuột cái bánh lái, kêu bằng Bối.

Ở Kỳ Hôn kêu bằng Bối Kỳ Hôn, còn ở Chợ Đệm – chỗ Bến Lức đi vơ thì có Bối Chợ Đệm. Còn ở dướng Mang Thít – Tam Bình thì có Bối ở dưới đó. Bởi vậy khi đi tàu mình phải biết. Bắt đầu đậu ở Mỹ Tho chỗ cù lao Rồng đó, đậu ớ đó. Chờ cho con nước sắp lớn kêu bằng nước bình mới bắt đầu đi xuống mới qua luôn".

Còn ngay nay, tuyến kênh Chợ Gạo,Vàm Kỳ Hôn vẫn là tuyến giao thông thủy huyết mạch phục vụ vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên TP. Hồ Chí Minh.

Thống kê gần đây cho thấy mật độ phương tiện thủy lưu thông trên kênh Chợ Gạo đã đạt con số trên dưới 1.500 phương tiện/ngày. Chủ yếu là các loại tàu cở lớn, từ 80 tấn trở lên, cho đến những chiếc sà lan hàng ngàn tấn hàng ngày vẫn nối đuôi nhau qua đây.

Qua quá trình khai thác và dưới tác động của thời tiết, thiên nhiên, kênhChợ Gạo ngày nay đã bị sạt lở nghiêm trọng và bị cạn dần, khiến nhiều phương tiện lớn bị cạn mỗi khi thủy triều xuống thấp.

Để kênh Chợ Gạo hoàn thành xứ mệnh là tuyến giao thông thủy huyết mạch, nâng cao hiệu quả vận tải thủy, phục vụ vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên TP. Hồ Chí Minh, Trung ương đã hoàn thành việc đầu tư nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 1  vào năm 2015.

Đến cuối năm 2021, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục cho nâng cấp kênh Chợ Gạo giao đoạn 2 với tổng mức đầu tư lên đến 1.335 tỷ đồng với các hạng mục: Nạo vét khoảng 9,85km lòng kênh, với chuẩn tắc luồng đạt tiêu chuẩn kênh cấp II, xây dựng đường dân sinh dọc bờ Nam kênh Chợ Gạo có chiều dài 9,72km.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Dự án này có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển kênh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả khu vực ĐBSCL nói chung. 

Nguyễn Châu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

 "Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.

Nhà vườn Chợ Lách 'phập phồng' cúc Tết

Nhà vườn Chợ Lách "phập phồng" cúc Tết

Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.

Hậu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Hậu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.