Nam thanh niên đi xe máy tử vong tại hầm chui Thanh Xuân
Giờ cao điểm sáng nay, VOVGT ghi nhận một vụ tai nạn tại hầm chui Thanh Xuân hướng đi Hà Đông, khiến nam thanh niên điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nếu có một điểm nào đó khác nhau giữa những con đường trong đô thị, đặc biệt là những con đường trong đô thị ở các quốc gia khác trên thế giới mà tôi lái xe qua (như tại Mỹ, châu Âu, châu Á) với các con đường ở Việt Nam, đó là cách tổ chức giao thông ở các điểm quay xe hay các điểm chờ rẽ.
Ở mình, hầu hết con đường, ở những điểm quay xe hay chờ rẽ, đặc biệt là những con đường chỉ có 2 làn (mỗi bên 1 làn) hay những con đường 4 làn (mỗi bên 2 làn), thậm chí là rất nhiều nơi, ở giữa đó vẫn là dải phân cách, người ta chỉ làm việc là đến chỗ rẽ, ở luồng trong, người ta vẽ một cái biển giữa đường ghi là “lối rẽ” hay “lối quay đầu”.
Thông thường, vạch liền từ điểm quay xe đó đến đằng sau chỉ kéo dài khoảng chục mét, vài chục mét.
Điều này nó khác với hầu hết các quốc gia mà tôi từng đến. Đó là ở những điểm chờ để quay đầu, hay chờ rẽ, bao giờ cũng sẽ tách hẳn một làn xe bên trong cùng. Ở đó, người ta gọi là là “must-turn”, tức là bắt buộc phải quay xe, bắt buộc phải rẽ. Khi đó, ở cách điểm quay đầu, tùy thuộc vào tốc độ, như bên ngoài đô thị (cho phép lái xe với tốc độ khoảng 70-80 km/h) thì dải đó thường kéo dài đến cả trăm mét.
Trong đô thị, ở nhiều nơi sẽ bỏ dải phân cách giữa, người ta dùng cái đó để làm một làn rẽ, làn quay dầu, cũng đủ cho khoảng chục cái ô tô để có thể rẽ vào. Và như thế, sẽ tách được làn giao thông dừng ra khỏi nạn giao thông đi thẳng.
Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, bởi khi tách như vậy, sẽ giảm được rất nhiều sự ùn tắc trong đô thị và giảm được rất nhiều tai nạn ở những nơi mà xe lưu thông nhanh. Bởi đang ở làn trong cùng, đi rất nhanh mà phải dừng lại ngay lập tức ở là đó, thì những xe sau chỉ hơi thiếu quan sát một chút, hoặc có một sự cố nào đó về phanh, thì nó có thể dẫn đến tai nạn.
Tôi không hiểu lý do tại sao, hầu như các con đường đều không được tổ chức giao thông theo cách như vậy. Có thể có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng tôi có tìm hiểu nhưng chưa tìm được lời giải thích. Nhưng tôi nghĩ các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ, nên cân nhắc và nên có hướng dẫn những quy định, để các địa phương, các cơ quan liên quan… tổ chức giao thông ở những điểm giao cắt, hay những điểm quay đầu, điểm rẽ, nên để tâm đến một cách tiếp cận là tách luồng xe sẽ phải rẽ, quay đầu, ra một luồng khác.
Tất nhiên,ở nhiều nơi, việc đó còn có tác dụng nữa, khi bạn quay đầu hay bạn rẽ, nếu bạn đi vào luồng khác, thông thường ở trước điểm quay đầu, trước điểm rẽ, bạn sẽ có một biển “stop”. Và nếu như không có đèn đỏ thì bạn phải hoàn toàn dừng lại, sau đó bạn quan sát, nếu đủ điều kiện an toàn, bạn mới thực hiện việc rẽ, việc quay xe.
Và bạn hoàn toàn an tâm, khi bạn dừng lại như vậy, thì không có một xe ở phía sau có thể đâm vào xe của bạn. Việc này nó an toàn cho cả người đang điều khiển phương tiện phải rẽ hay là phải quay đầu, lẫn những người đang phải đi thẳng. Việc tách các luồng giao thông tôi nghĩ là một chuyện rất logic và là một chuyện cần phải quan tâm, cần phải làm.
Một trong những nguyên nhân gây ra ùn tắc, tai nạn chính là việc chúng ta đã không tách các luồng giao thông như vậy. Tôi hy vọng, Cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải tới đây, sẽ có những nghiên cứu, hướng dẫn, để các đô thị ở nước ta có thể có một cách tổ chức giao thông hợp lý hơn, an toàn hơn, ở những điểm rẽ hay điểm quay đầu./.
Giờ cao điểm sáng nay, VOVGT ghi nhận một vụ tai nạn tại hầm chui Thanh Xuân hướng đi Hà Đông, khiến nam thanh niên điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.
Sau gần 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19, lượng khách đổ về các di tích, lễ hội xuân đã tăng đột biến. Các phương án phân luồng và đảm bảo ATGT đã và đang được các địa phương tập trung thực hiện nhằm tránh ùn tắc cục bộ tại các điểm di tích trong dịp lễ hội.
Dịp Tết vừa qua dù không còn cảnh ùn trước trạm thu phí do đã áp dụng thu phí không dừng, tuy vậy, vẫn xảy ra nhiều vụ ùn tắc giao thông do các sự cố va chạm. Điều này đặt ra vấn đề về kỹ năng điều khiển phương tiện trên cao tốc, và ý thức pháp luật khi lưu thông trên cao tốc.
Sau va chạm với 1 phương tiện khác trên cao tốc khiến 2 người trên xe khách tử vong, nhiều người khác cũng bị thương.
Thời gian qua, những hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy có chiều hướng tăng cao, chính vì vậy, Cục CSGT đưa ra đề xuất, trả tiền cho người dân gửi video ghi lại các trường hợp vi phạm cho lực lượng chức năng.
Sân bay Điện Biên dự kiến sẽ đóng cửa từ cuối tháng 3 tới và kéo dài khoảng 6-7 tháng để phục vụ xây dựng mở rộng đường băng, nhà ga hành khách. Điều này tạo áp lực giao thông ra sao với các tỉnh phía Bắc, là một khu vực có khá nhiều lễ hội xuân đặc sắc thu hút khách du lịch?
Đã đưa vào thông xe kỹ thuật hơn 1 năm, tuyến Đường tỉnh 922 đi qua địa bàn quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai của TP Cần Thơ đang trong giai đoạn chờ nghiệm thu nhưng lại là cung đường “đáng sợ” của người tham gia giao thông khi không có đèn tín hiệu, không đèn chiếu sáng.