Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Giải pháp nào để giảm ùn tắc tại các công trình giao thông?

Trọng Điển - Minh Thuỳ - Trúc Thuỷ: Thứ sáu 29/12/2023, 15:00 (GMT+7)

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, các đơn vị thi công cần có những giải pháp để giảm ùn tắc tại các khu vực dự án, giúp người nhân đi lại thuận tiện; nhất là thời điểm cuối năm, nhu cầu đi lại tăng cao.

Những tháng cuối năm, nhu cầu đi lại, giao thương tăng cao, cùng với công trình đang thi công khiến tình trạng kẹt xe tại nhiều tuyến đường quanh khu sân bay Tân Sơn Nhất càng thêm căng thẳng. Nhất là đường Trường Chinh, Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Lăng Cha Cả thực sự trở thành nỗi ảm ảnh ùn tắc mỗi khung cao điểm sáng chiều.

“Nếu đi tuyến đường đó chắc ăn là kẹt xe, không thể nào tránh khỏi. Kẹt nhiều nhất là khoảng 9h30, 9h45 đi đường Phổ Quang qua đường Trần Quốc Hoàn mới ra đường Cộng Hòa được”.

“Tuyến đường Trần Quốc Hoàn tôi thấy có thêm công trình thi công tại góc công viên không chỉ gây kẹt xe, việc thi công cũng khiến mặt đường bị trũng, lún đi lại phải hết sức cẩn thận”.

“Đường Phổ Quang thì giờ cao điểm từ 3 giờ đến 4 giờ sẽ kẹt vì giờ đó xe tải đổ ra nhiều”.

Những tháng cuối năm, nhu cầu đi lại, giao thương tăng cao, cùng với công trình đang thi công khiến tình trạng kẹt xe tại nhiều tuyến đường trở thành nỗi ám ảnh

Những tháng cuối năm, nhu cầu đi lại, giao thương tăng cao, cùng với công trình đang thi công khiến tình trạng kẹt xe tại nhiều tuyến đường trở thành nỗi ám ảnh

Thượng tá Nguyễn Văn Bình - Phó Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TP.HCM nhận định, ngoài lượng xe đông đúc, quanh sân bay Tân Sơn Nhất tập trung nhiều trung tâm dịch vụ, văn phòng, kho hàng vận chuyển bằng hàng không nên việc ùn ứ là khó tránh khỏi.

Để chuẩn bị phương án phục vụ cao điểm đi lại dịp Tết tới đây, Thượng tá Nguyễn Văn Bình cho biết thêm: “Phòng CGST đã tham mưu cho Ban Giám đốc Công an Thành phố xây dựng các phương án cũng như các kế hoạch để đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố trong dịp lễ tết và cuối năm. 

Ngoài nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng CSGT tập trung điều tiết giao thông tại các khu vực cửa ngõ, các khu vực bến cảng và các tuyến vành đai, tuyến quốc lộ để đảm bảo an toàn giao thông cũng như hạn chế thấp nhất ùn tắc giao thông cho người dân”.

Một điểm nóng kẹt xe khác phải kể đến là nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức). Rào chắn “án ngữ” trên nhiều tuyến như Nguyễn Duy Trinh, Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, khiến giao thông trở nên phức tạp và hỗn loạn.

Nhất là đường Lương Định Của được xem là dự án quan trọng giúp khơi thông cửa ngõ phía Đông thành phố, lại thi công “ì ạch” trong nhiều năm vì vướng mặt bằng, khiến người dân nơi đây vô cùng ngán ngẩm.

"Làm chậm tiến độ, đi thì nó ùn tắc. Thường hay bị ùn buổi sáng hơn, còn buổi chiều thì ít hơn. Buổi sáng người ta đi làm nhiều gây bụi và đông xe".

"Từ khoản này mới làm năm rồi thôi mà chưa xong vào đâu hết, rào chắn hết, ban đêm không có đèn, đi là không quan sát được, đá lởm chởm chạy nhanh thắng gấp là té".

Trước khó khăn của người dân, ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông - đô thị TP.HCM thông tin sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ các công trình theo chỉ đạo của thành phố:

“Song song với việc đẩy nhanh các dự án đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, chủ đầu tư hiện nay cũng đang tập trung đẩy nhanh triển khai các dự án giao thông trọng điểm. Như hiện nay chúng ta chính thức lao dầm cho công trình cầu Bà Dạt và phấn đấu hoàn thành trước Tết Nguyên đán năm nay”.

Để đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm, Tết đến, Sở GTVT sẽ có thông báo tạm ngưng đào đường trong ngày 31/12/2023 và 1/1/2024. Đối với Tết âm lịch sẽ tạm ngưng đào đường từ ngày 18 tháng Chạp đến hết mùng 8 tháng Giêng.

Để đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm, Tết đến, Sở GTVT sẽ có thông báo tạm ngưng đào đường trong ngày 31/12/2023 và 1/1/2024. Đối với Tết âm lịch sẽ tạm ngưng đào đường từ ngày 18 tháng Chạp đến hết mùng 8 tháng Giêng.

Đánh giá về những diễn biến phức tạp trong giao thông cuối năm, ông Nguyễn Kiên Giang, Phó Trưởng Phòng Quản lý Khai thác Hạ tầng Giao thông Đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, dịp cuối năm nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh, du lịch, lễ hội tăng cao.

Cộng thêm 69 vị trí rào chắn nằm trên 28 tuyến đường, chủ yếu tập trung ở các cửa ngõ phía Đông và phía Nam thành phố, dẫn đến nguy cơ ùn tắc là rất cao tại các khu vực cửa ngõ ra vào thành phố, các khu vực đưa đón hành khách công cộng như: Sân bay Tân Sơn Nhất, các nhà ga, bến xe, khu vực giao nhận hàng hóa.

Đối với những dự án trọng điểm tại các nút giao thông có tình hình phức tạp như An Phú, Trần Quốc Hoàn- Phan Thúc Duyện, Nguyễn Văn Linh- Nguyễn Hữu Thọ… Sở GTVT đã tổ chức kiểm tra hiện trường, cũng như yêu cầu chủ đầu tư khắc phục ngay các bất cập hạ tầng phát sinh. Ông Nguyễn Kiên Giang cho biết:

“Sở GTVT TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra các dự án đang thi công về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, đặc biệt là các công trình có rào chắn để đảm bảo an toàn giao thông. Đối với những công trình trọng điểm các chủ đầu tư thi công xuyên tết thì Sở GTVT sẽ phối hợp với chủ đầu tư và địa phương để kiểm tra các tình hình thi công để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của người dân.

Ngoài ra Sở GTVT thực hiện một số giải pháp để kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông và hướng dẫn người dân có lộ trình lưu thông vòng tránh để đảm bảo lộ trình lưu thông, thông suốt”.

Để đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm, Tết đến, Sở GTVT sẽ có thông báo tạm ngưng đào đường trong ngày 31/12/2023 và 1/1/2024. Đối với Tết âm lịch sẽ tạm ngưng đào đường từ ngày 18 tháng Chạp đến hết mùng 8 tháng Giêng.

Ở đâu cũng có cảnh người dân than trời vì đường sá thi công bụi bặm; gồ ghề, đi lại khó khăn.

Ở đâu cũng có cảnh người dân than trời vì đường sá thi công bụi bặm; gồ ghề, đi lại khó khăn.

Các dự án trọng điểm chủ yếu ở các cửa ngõ, cao tốc nên ngoài việc tăng tốc tiến độ các dự án, trong phương án thi công nên ưu tiên nhiệm vụ chống ùn tắc, tránh gây bức xúc cho người dân. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Đừng làm khó người dân” 

Cứ vào dịp cuối năm, không chỉ ở TP.HCM hay Hà Nội mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước, tình trạng đào đắp, rào chắn để thi công đường sá, cơ sở hạ tầng giao thông lại diễn ra rầm rộ.

Đó là chưa kể việc lột gạch vỉa hè để thay mới; hay lắp đặt ống nước, thay thế trụ điện, kéo điện cáp quang, sơn vạch kẻ đường cũng được bày ra để làm vào những tháng cuối cùng của năm. Ở các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ thì cũng nhộn nhịp cảnh dặm đường, sửa vá ổ gà, ổ voi.

Lý giải nguyên nhân vì sao cứ đến cuối năm nhiều nơi mới bày ra sửa đường, làm cống; nhiều đơn vị thi công cho biết, dự án công trình được duyệt đã lâu nhưng giờ cuối năm mới có kinh phí. Không làm thì coi như không khởi động được năm mới tiếp theo.

Vì thế ở đâu cũng có cảnh người dân than trời vì đường sá thi công bụi bặm; gồ ghề, đi lại khó khăn.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, nhiều công trình giao thông trọng điểm, cơ sở hạ tầng được thi công không kể ngày đêm; khi hoàn thành đưa vào sử dụng làm nức lòng nhiều người sau bao năm chờ đợi.

Góp phần thúc đẩy cho kinh tế và đời sống của người dân phát triển; giải tỏa phần nào cơn khác đường thông, hè thoáng bấy lâu nay. Tuy nhiên số công trình này không nhiều, còn đa số ở nhiều nơi công trình quây kín, rồi im lìm để đó. Có công trình” đắp chiếu” cả chục năm. Người dân phải đi bên cạnh để né vì bị rào chắn.

Mới đây, một loạt dự án làm đường bên các con kênh, rạch được triển khai. Nhiều nơi thì chuyển động khá tốt nhưng nhiều chỗ vẫn im lìm, không nhúc nhích. Đi ngang chỉ thấy quây tôn kín bưng, bên trong cỏ mọc ngút ngàn. Hỏi ra vẫn chưa thấy đơn vị thi công triển khai; nhưng cứ rào chắn lại như kiểu giữ chỗ, khiến người đi đường bức xúc.

Các công trình đang thi công cũng phải phân luồng, phân làn hợp lý để đảm bảo người dân lưu thông được an toàn, thuận lợi.

Các công trình đang thi công cũng phải phân luồng, phân làn hợp lý để đảm bảo người dân lưu thông được an toàn, thuận lợi.

Việc nhường đất, nhường đường cho dự án, chọn lối khó để đi nếu công trình chuyển động thì ai cũng sẵn sàng, thậm chí là thấy mình cũng góp phần cho giao thông thành phố được thay đổi. Nhưng ngược lại, các công trình này nằm trầm ê, án ngữ cản trở lối đi, khiến người dân càng thêm khó chịu, tức mắt.

Nhằm đảo bảo trật tự an toàn giao thông cũng như vệ sinh môi trường trong dịp cuối năm,mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM có thông báo yêu cầu các đơn vị liên quan tạm ngưng thi công các công trình có tổ chức đào đường, vỉa hè trong thời gian từ ngày 31-12 đến hết ngày 1-1-2024.

Đây là việc làm kịp thời, thể hiện trách nhiệm của đơn vị quản lý trước việc nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.

Riêng với các công trình giao thông trọng điểm cũng cần phải chuyển động để người dân yên tâm rằng việc rào chắn là cấp bách và phục vụ nhu cầu chung. Các đơn vị ngừng thi công, chặn lối quá lâu, gây cản trở giao thông cũng cần được kiểm tra, nhắc nhở, cần thì xử lý; không để dây dưa kéo dài.

Các công trình đang thi công cũng phải phân luồng, phân làn hợp lý để đảm bảo người dân lưu thông được an toàn, thuận lợi.

Cuối năm là dịp mà người dân ở TP.HCM, Hà Nội và các địa phương trong cả nước có nhu cầu đi lại nhiều, lưu lượng tăng cao. Giao thông phải bảo đảm thông suốt, an toàn là một đòi hỏi hết sức cấp thiết.

Do vậy, các công trình giao thông, công trình cơ sở hạ tầng dù thi công cũng lưu ý đến việc đảm bảo để người dân qua lại mau chóng, thuận tiện. Tránh tình trạng để các công trình dở dang,ì ạch; trở thành vật cản trở lưu thông; vừa kéo dài, lãng phí tiền bạc và thời gian lại gây bức xúc cho người đi đường.

Trọng Điển - Minh Thuỳ - Trúc Thuỷ/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.

Chuyện cái biển tên

Chuyện cái biển tên

Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.

Cục CSGT giải thích về ý kiến 'Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục'

Cục CSGT giải thích về ý kiến "Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục"

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.