Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Giải cứu các dòng sông ô nhiễm: Đã đến lúc hành động

Chu Đức - Hải Bằng: Thứ hai 05/09/2022, 07:00 (GMT+7)

Từ một công trình thủy lợi là niềm tự hào của miền Bắc, dòng sông nhân tạo Bắc Hưng Hải đang dần đánh mất vai trò dẫn nước phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt cho 3,5 triệu người.

Tình trạng ô nhiễm trầm trọng, oằn mình gánh hàng trăm nghìn khối nước xả thải hàng ngày của Bắc Hưng Hải cũng là tình trạng chung của các dòng sông trên cả nước.

Theo đánh giá chất lượng nước trên các lưu vực sông toàn quốc của Tổng cục Môi trường, chỉ có 23% đạt mức tốt và rất tốt, 50% đạt mức trung bình, còn lại là kém và rất kém.

Nếu như ở Hà Nội, có dòng chảy nội đô bị ô nhiễm nghiêm trọng như: Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Cầu Bây, thì tại Hải Dương, kênh T1, T2 cũng ở tình trạng tương tự. Chúng vừa là kênh dẫn nước thải sinh hoạt của người dân, vừa là nguồn cấp nước cho các hệ thống sông, thủy lợi khác.

Bà Phạm Thị Quế, sinh sống gần trạm bơm Bình Lâu, phường Tân Bình, Tp.Hải Dương, nơi nước kênh T2 đổ vào sông Bắc Hưng Hải, cho biết: “Xưa còn dùng nước tắm giặt, rửa rau cỏ toàn múc nước sông lên đấy chứ. Bây giờ thò một tay xuống sông làm gì cũng không dám. Bây giờ người dân ở đây chịu cảnh ô nhiễm môi trường rất khổ, chỉ mong các ban ngành chung tay vào cuộc xử lý cái nước, không khí cho đỡ khổ”.

Người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm trên kênh Tứ Thông

Người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm trên kênh Tứ Thông

Toàn hệ thống Bắc Hưng Hải có 83 kênh chính và kênh nhánh bị ô nhiễm, trong đó gần một nửa ô nhiễm từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, không vi sinh vật nào có thể sinh sống. Các thông số coliform, ô nhiễm nitrit, amoni đều vượt quy chuẩn nhiều lần cho phép.

Trước tình trạng này, từ những ngày đầu năm 2022 đến nay, nhận chỉ đạo từ Bộ Công an, Công an tỉnh Hải Dương, lực lượng cảnh sát môi trường đã triển khai nhiều đợt cao điểm xử lý hàng chục vụ vi phạm xả thải ra sông và các kênh nhánh Bắc Hưng Hải, xử phạt hơn 2,3 tỷ đồng.

Bà Phạm Thị Quế ngao ngán trước tình trạng nước kênh T2 đổ vào sông Bắc Hưng Hải bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bà Phạm Thị Quế ngao ngán trước tình trạng nước kênh T2 đổ vào sông Bắc Hưng Hải bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo Trung tá Vương Văn Trường, Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm môi trường, Công an tỉnh Hải Dương, có những vi phạm xả thải rất tinh vi, đòi hỏi cơ quan chức năng phải có nghiệp vụ trinh sát mới bắt quả tang, buộc khắc phục hậu quả:

“Nhiều doanh nghiệp hoạt động từ lâu, quy hoạch ban đầu bất cập, hạ tầng có nhiều thay đổi nên việc xác định xả thải khó khăn, ở xa, tiếp giáp với sông. Trinh sát phải khéo léo hóa trang thu mẫu phục vụ phân tích thử nghiệm.

Nhiều trường hợp hóa trang thành ngư dân, thợ điện, mật phục theo dõi, thuê người theo dõi nhiều ngày để phát hiện quả tang. Vì nhiều doanh nghiệp chỉ xả thải vào ngày nghỉ, đêm tối”, Trung tá Vương Văn Trường nói.

Trung tá Vương Văn Trường cho biết, để phát hiện, bắt quả tang hành vi xả thải ra môi trường, lực lượng CSMT phải nhiều ngày mật phục, hóa trang, theo dõi để tìm ra quy luật xả thải của các đơn vị này.

Trung tá Vương Văn Trường cho biết, để phát hiện, bắt quả tang hành vi xả thải ra môi trường, lực lượng CSMT phải nhiều ngày mật phục, hóa trang, theo dõi để tìm ra quy luật xả thải của các đơn vị này.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của ngành công an, người dân đã ghi nhận chuyển biến rõ nét, không còn tình trạng ngang nhiên xả các vệt ô nhiễm dài cả cây số ra hệ thống sông như trước đây: “Mình là người ở trong xóm, mình ra rìa sông ở cũng chục năm nay rồi, chịu đựng từng ấy năm. Nhưng từ ngày có công an về kiểm tra, thì có vẻ đã giảm được 90% rồi. Còn 10% là vẫn bị ảnh hưởng”.

Bên cạnh việc công an giám sát, xử lý các nguồn xả thải lớn, công ty thủy lợi đảm bảo vận hành dòng chảy để làm sạch tự nhiên, thì ngành tài nguyên môi trường cũng đang triển khai nhiều hoạt động để bảo vệ Bắc Hưng Hải.

Ông Vũ Mạnh Tưởng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Dương cho biết, đã lắp đặt hàng chục trạm, điểm quan trắc tự động giám sát chất lượng xả thải dọc tuyến sông. Bên cạnh đó, để bảo vệ môi trường bền vững, thành phố đang xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung.

“Ở Hải Dương, nguồn nước chính là nước thải của đô thị. Chúng tôi đang xây dựng thêm hệ thống nước thải tập trung của thành phố công suất 13 nghìn m3/ngày đêm, bên cạnh một hệ thống đang vận hành là 8 nghìn m3/ngày đêm”, ông Vũ Mạnh Tưởng cho biết thêm.

Nước từ các kênh đổ ra sông Bắc Hưng Hải kèm theo rác thải của người dân

Nước từ các kênh đổ ra sông Bắc Hưng Hải kèm theo rác thải của người dân

Chủ tịch Hội kinh tế môi trường Việt Nam Lưu Đức Hải khẳng định, việc giải cứu các dòng sông ô nhiễm nói chung và Bắc Hưng Hải nói riêng là hoàn toàn khả thi, nếu tất cả các bên chấp hành đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định.

Ông Hải nhấn mạnh đến việc Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã vá được những lỗ hổng tồn tại từ nhiều năm trước, khi các cụm công nghiệp mọc lên không theo quy hoạch, không có quy chuẩn xử lý nước thải ra môi trường: “Khi xây dựng dự án khu đô thị, cụm công nghiệp bao giờ cũng có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nước thải, chất thải rắn phải xử lý như thế nào. Tôi đã từng lái xe ở Kyoto chứng kiến những dòng sông nội đô, kênh chảy nước trong xanh.

Nếu Bắc Hưng Hải yêu cầu chất lượng nước đạt mức B1 chẳng hạn, chúng ta xử lý nước đúng cách thì vẫn làm được. Chỉ có điều vấn đề quản lý buông lỏng. Bây giờ vẫn có thể làm lại, sửa chữa điều ấy bằng Luật Bảo vệ môi trường 2020”.

Thượng tá Bùi Quang Bình (thứ ba từ trái sang), Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương dẫn đầu đoàn công tác tiến hành khảo sát thực tế một số tuyến sông, kênh mương bị ô nhiễm nguồn nước thuộc hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Thượng tá Bùi Quang Bình (thứ ba từ trái sang), Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương dẫn đầu đoàn công tác tiến hành khảo sát thực tế một số tuyến sông, kênh mương bị ô nhiễm nguồn nước thuộc hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải.

PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng giải pháp đều sẵn có, chỉ có điều các cơ quan có liên quan có thực hiện hay không.“Bảo vệ các dòng sông như thế nào, chỉ có một hệ thống đồng lòng từ trên xuống dưới mới làm được.

Trách nhiệm của các cơ quan Trung ương là cần nhìn nhận, đánh giá hiện trạng của chúng, coi đấy như là một tài sản quốc gia. Còn các địa phương phải chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên của mình bằng các lực lượng bảo vệ. Nhưng khả năng thực thi pháp luật của chúng ta còn rất nhiều vấn đề”. 

Hồi sinh các dòng chảy không phải bất khả thi      

Từ trước tới nay, với một đất nước sông ngòi chẳng chịt như Việt Nam, việc thiếu nước xảy ra là một điều không tưởng. Những dòng chảy dồi dào mang theo lượng phù sa phì nhiêu hàng năm đủ để giúp cộng đồng dân cư đôi bờ bám vào sinh hoạt, phát triển kinh tế.

Nó cũng giúp rửa trôi nước thải do hoạt động của con người xả ra các dòng sông.

Lực lượng Công an tỉnh Hải Dương ra quân triển khai chương trình “Tích cực khơi thông dòng chảy tuyến sông Bắc Hưng Hải”

Lực lượng Công an tỉnh Hải Dương ra quân triển khai chương trình “Tích cực khơi thông dòng chảy tuyến sông Bắc Hưng Hải”

Nhưng vài thập kỷ trở lại đây, sự phát triển tự phát của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, cụm công nghiệp đã tạo ra những nguồn xả thải lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc rửa trôi tự nhiên. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến mực nước các dòng sông ngày càng giảm.

Có những dòng sông đã bị suy kiệt đến mức trơ đáy vào mùa cạn. Những điều này biến một số con sông chịu lượng xả thải lớn trở thành một cái ao tù chứa nước thải.

Chúng trở nên bốc mùi hôi thối với những dòng chảy đen kịt, sánh đặc. Các dòng sông bị “nhiễm độc”, dẫn đến việc tưới tiêu hoa màu, ruộng vườn bị tê liệt, khả năng cung cấp nước sạch cho con người cũng bị vô hiệu hóa. Sau khi khai thác quá mức, xả tất cả những gì bẩn thỉu, độc hại ra các dòng sông, nhiều địa phương đã quay lưng lại với các dòng chảy.

Sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa quá cao đã khiến nhiều nơi quên mất việc bảo tồn, phát huy thiên nhiên. Để rồi giờ đây, khi không thể chịu đựng sự ô nhiễm các dòng chảy do chính chúng ta tạo ra, nhiều cộng đồng bảo vệ các lưu vực sông đã lên tiếng về tình trạng cấp bách, báo động, những cái chết được báo trước của các dòng chảy.

Con người lại phải đi huy động các nguồn lực khổng lồ để cải tạo, khắc phục, vực dậy các dòng sông.

Mặc dù vậy, vẫn chưa phải là quá muộn để hồi sinh những dòng sông, một khi trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các địa phương và chính cộng đồng các dòng sông, rằng: Các dòng sông, nguồn tài nguyên quốc gia, có khả năng hồi phục!

Chưa khi nào, một dòng sông ô nhiễm lại được nhiều bộ, ngành cùng quan tâm, được Chính phủ chỉ đạo lập đề án giảm thiểu ô nhiễm như Bắc Hưng Hải. Đại thủy lợi từng một thời là niềm tự hào của người dân đồng bằng Bắc Bộ đang được triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ở tất cả các địa phương mà nó chảy qua.

Ngành nông nghiệp sẽ đầu tư cho dòng thủy lợi những công cụ là các trạm bơm để vận hành dòng chảy tốt hơn, đảm bảo khả năng làm sạch tự nhiên.

Ngành Tài nguyên Môi trường triển khai việc lắp đặt các trạm quan trắc, giám sát nguồn xả thải vào hệ thống, đồng thời khuyến nghị các địa phương có ý thức, trách nhiệm xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đổ ra môi trường.

Ngành Công an là mũi nhọn để răn đe với tội phạm xả thải, xử lý kiên quyết, triệt phá những thủ đoạn tinh vi hòng qua mặt cơ quan chức năng của các doanh nghiệp, cụm công nghiệp; nâng cao ý thức, sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ở các địa phương, nhiều phong trào, mô hình đã và đang được tiến hành để từng bước cứu lấy dòng chảy này, như các hội đoàn tham gia phát quang, thu gom rác thải rắn trên sông và hai bờ sông; vận động bà con sử dụng hầm biogas để không xả rác thải chăn nuôi, sinh hoạt xuống kênh, suối; lập các tổ giám sát, tố giác việc tập kết, vứt rác thải chặn dòng chảy…

Những tín hiệu tích cực này cho thấy, sự phát triển hài hòa dựa trên sự tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường mới là cách phát triển bền vững. Khi cả hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương cùng vào cuộc, với những chuyển động chính sách kịp thời từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hy vọng giải cứu ô nhiễm triệt để cho Bắc Hưng Hải và cả các dòng sông khác cũng được thắp lên.

Người dân sẽ nhìn vào môi trường, môi sinh dòng thủy lợi này trong 5, 10 năm tới để đo đếm sự quyết tâm, năng lực của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng.

Đặc biệt là một cam kết rất quen thuộc: “Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế!” liệu có thực chất hay không. 

Chu Đức - Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Trung Quốc: Làm đường sắt cao tốc, Việt Nam đừng phá hủy núi non, sông hồ

Chuyên gia Trung Quốc: Làm đường sắt cao tốc, Việt Nam đừng phá hủy núi non, sông hồ

Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam của Đại học Công nghiệp Chiết Giang, có trụ sở tại Hàng Châu, được thành lập vào năm 2012. Đây hiện là trung tâm nghiên cứu về Việt Nam đầu tiên được thành lập tại một trường đại học tổng hợp có tầm ảnh hưởng ở Trung Quốc.

Bảo hành bằng… biển

Bảo hành bằng… biển

Trong thời gian qua, khi các cơ quan đảm bảo an toàn giao thông xoá những dòng chữ không phù hợp trên biển báo giao thông ở một số tuyến đường cao tốc do tập đoàn Sơn Hải thi công thì đã có nhiều ý kiến tranh luận.

Tai nạn xe 2 bánh vẫn quá nhiều, cách nào kéo giảm?

Tai nạn xe 2 bánh vẫn quá nhiều, cách nào kéo giảm?

Hơn 70 triệu mô tô xe máy tham gia giao thông, trung bình mỗi năm tăng thêm từ 7-10 triệu chiếc xe.60% các vụ TNGT liên quan đến xe máy trong 10 tháng đầu năm nay.

Chủ nhà trọ, nhà ở cho thuê chủ động đảm bảo các quy định PCCC

Chủ nhà trọ, nhà ở cho thuê chủ động đảm bảo các quy định PCCC

Để đảm bảo an toàn PCCC tại các nhà trọ, nhà ở cho thuê, không chỉ cần sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mà còn cần ý thức tự giác chấp hành các quy định PCCC từ các chủ nhà trọ và từng người thuê trọ.

Kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng dễ cháy nổ trên tàu dịp Tết

Kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng dễ cháy nổ trên tàu dịp Tết

Trong dịp cao điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, trên cơ sở dự báo nhu cầu đi lại của hành khách sẽ tăng cao, Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt đã cân đối xây dựng kế hoạch sửa chữa phương tiện nhằm đưa tối đa phương tiện ra vận dụng để tổ chức chạy tàu.

TPHCM lại phải ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

TPHCM lại phải ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

Tính đến cuối tháng 10, TP.HCM đã giải ngân 17.200 tỷ đồng trong tổng số 79.263 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công, chỉ đạt khoảng 22% và thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Trong số 63.000 tỷ đồng còn lại, có 32.000 tỷ đồng dùng cho nhóm các dự án cần giải phóng mặt bằng.

Giá vàng giảm nhưng giao dịch vàng tại ‘chợ đen’ vẫn tăng

Giá vàng giảm nhưng giao dịch vàng tại ‘chợ đen’ vẫn tăng

Khi giá vàng liên tiếp 'lao dốc', trên các hội nhóm, diễn đàn về vàng, hoạt động mua bán diễn ra tấp nập. Giá thu mua vàng 'chợ đen' cao hơn hẳn giá niêm yết của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.