Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Giấc mơ cao tốc: Mong chờ diện mạo mới cho giao thông ĐBSCL

Kim Loan: Thứ hai 09/01/2023, 13:47 (GMT+7)

Ngày đầu tiên năm mới 2023, 12 dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đã được khởi công, mở ra kỳ vọng mới cho “giao thông đi trước mở đường”, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện bằng được mục tiêu Nghị quyết ĐH 13 của Đảng đã đề ra - hoàn thành 3.000km đường cao tốc đến 2025.

Sinh ra và lớn lên ở miệt đồng bưng 3 đời trồng lúa, chú Huỳnh Văn Thuận – ngụ ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Tường đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất của đời người là dầm mưa dãi nắng, cày bừa xới sạ để nuôi con ăn học thành tài. Trong 20 ngàn mét vuông đất của gia đình, nay đã có 2 ngàn mét vuông đón cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đi qua.

Ông Huỳnh Văn Thuận – ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho biết: Hồi đó khổ lắm, đâu có đường lộ để đi, đường làng đi đứng vất vả lắm. Bây giờ được tuyến cao tốc này nhân dân phấn khởi lắm, sau này phát triển kinh tế tốt hơn. Nông dân chấp hành hiến đất, giá cả nhà nước đền bù bao nhiêu cũng chấp hành chứ không đòi hỏi gì hết.

Chung tâm trạng với ông Thuận, bà Trương Thùy Trang cũng kỳ vọng một giai đoạn phát triển mới trên quê hương nhờ vào tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Từ xưa đến nay, cánh đồng lúa trĩu hạt của bà phải lệ thuộc vào con nước. Con nước lớn chuyển lúa ra, con nước ròng thì neo ghe nằm chờ. Khi có đường giao thông, hạt lúa sẽ đi xa, đi nhanh và được giá.

Bà Trương Thùy Trang, ngụ ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, Hậu Giang bộc bạch: Đường đi thông thương thì vận chuyển dễ dàng, lúa bán có giá hơn. Các nhà chăn nuôi có đường vận chuyển sẽ được thương lái mua giá cao. Đường thông thương thì khách nước ngoài đến với Việt Nam nhiều hơn, có lợi hơn.

Phát lệnh khởi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau

Phát lệnh khởi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau

Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là 01 trong 12 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 vừa được đồng loạt khởi công ngày 1/1/2023. Tổng chiều dài cả tuyến là 110km, quy mô giai đoạn 1 gồm bốn làn xe, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỉ đồng. Điển đầu đặt tại nút giao IC2 (nút giao nối vào Quốc lộ 91 – Quốc lộ Nam Sông Hậu, TP Cần Thơ), điểm cuối kết nối vào tuyến tránh TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Tuyến cao tốc đi qua các tỉnh gồm: Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Đưa vào khai thác sẽ kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, khu công nghiệp trong vùng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Các địa phương đang nỗ lực hoàn tất bàn giao 100% mặt bằng trong quý II/2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Đồng Văn Thanh khẳng định, địa phương chiếm 60% diện tích dự án đi qua luôn sát cánh cùng đơn vị thi công để sớm hoàn thành dự án: Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các địa phương rất háo hức chờ đến này từ rất lâu, cái ngày mà dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam chính thức được khởi công, bắt tay thực hiện. Toàn dự án Cần Thơ – Cà Mau đã bàn giao 94/109 km, đạt 85%. Riêng Hậu Giang đã bàn giao mặt bằng vượt tiến độ và sớm hơn so với chỉ đạo của Chính phủ với diện tích bàn giao đạt 90% diện tích phải thu hồi.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Đồng Văn Thanh khẳng định: Địa phương luôn sát cánh cùng đơn vị thi công để sớm hoàn thành dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Đồng Văn Thanh khẳng định: Địa phương luôn sát cánh cùng đơn vị thi công để sớm hoàn thành dự án.

Dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau hoàn thành sẽ đóng góp cho ĐBSCL được 200 km đường cao tốc vào năm 2025 vì hiện nay trong toàn vùng mới hoàn thành khoảng 91km đường bộ cao tốc (đoạn TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận). Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng Giám đốc công ty xây dựng Trường Sơn – đại diện liên danh nhà thầu xây lắp cho biết, dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau cần đến 6 triệu mét khối cát san lắp, hiện nay đơn vị đã chủ động được 1 triệu mét khối phục vụ công trình sau Lễ khởi công.

Tiếp tục nỗ lực phối hợp với các địa phương có mỏ cát tại ĐBSCL để đảm bảo nguồn cát cho thi công, “vượt nắng, thắng mưa” hoàn thành đúng tiến độ tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đưa vào phục vụ công tác phát triển kinh tế - xã hội của vùng: Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là một gói thầu trên 8.000 tỉ đồng, có giá lớn nhất trong 12 dự án thành phần. Điều kiện thi công cũng khó nhất do phải xứ lý nền đất yếu và yêu cầu nguồn vật liệu cát để quyết định đến tiến độ dự án. Bằng trách nhiệm, chúng tôi đã làm việc với An Giang để xác định nguồn vật liệu đủ cho dự án. Tin rằng, sau 3 năm khởi công, dự án sẽ đưa vào vận hành chất lượng, đáp ứng kỳ vọng của bà con nhân dân ĐBSCL.

Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng Giám đốc công ty xây dựng Trường Sơn khẳng định 'vượt nắng, thắng mưa' hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng Giám đốc công ty xây dựng Trường Sơn khẳng định "vượt nắng, thắng mưa" hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (110 km), đi qua 12 tỉnh thành phố. Dự án được đầu tư quy mô phân kỳ với bề rộng nền đường 17 m, 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h trên tất cả 12 đoạn tuyến. Tổng mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành cơ bản năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2026.

Đây là một trong những đại dự án mà Chính phủ dành sự quan tâm cao nhất thể hiện qua việc ban hành 2 nghị quyết đặc thù (Nghị quyết 133, Nghị quyết 66) chỉ trong 3 tháng để giải quyết "bài toán" thiếu vật liệu đắp nền. Đồng thời, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo để kiểm điểm tiến độ công việc, chỉ đạo xử lý ngay các vướng mắc.

Dự án được phát lệnh khởi công đã thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của Nhân dân về việc thực hiện thành công một trong ba đột phá chiến lược đã được Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra là đến năm 2025, cả nước ta có khoảng 3.000km đường bộ cao tốc. Trong đó cơ bản hoàn thành toàn bộ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chỉ đạo: Phải tập trung đảm bảo đúng chất lượng quy định. Hai là, đảm bảo đúng tiến độ theo quy định. Ba là, không được đội vốn. Bốn là, có thưởng có phạt nghiêm minh, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh về giá – nguyên vật liệu – biện pháp thi công. Tinh thần nói là phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện. Mà đã cam kết thực hiện thì phải có sản phẩm nhưng sản phẩm đó phải được nhà nước và nhân dân thừa nhận. Điểm lại 20 năm qua chúng ta chỉ dành nguồn lực để tổ chức xây dựng được trên dưới 1.000 km đường cao tốc. Từ này đến 2025 chúng ta phải có thêm 2.000km nữa, vậy là trong 5 năm ta phải làm bằng 2 lần của 20 năm trước và 10 năm chúng ta phải làm bằng 4 lần của 20 trước. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng Tôi tin tưởng chúng ta làm được vì chúng ta đã có kinh nghiệm.

Tiến độ xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam trong 10 năm gần đây có bước tiến lớn khi hoàn thành được gần 1.200km, gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Chính phủ đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu trong từng thời kỳ trung hạn làm cơ sở cân đối nguồn lực và tổ chức thực hiện. Theo đó, năm 2025 sẽ có 3.000km cao tốc và con số này đến năm 2030 sẽ là 5.000km.

Chính phủ cũng nhấn mạnh, xây dựng cao tốc từ vốn đầu tư công chỉ mang tính khơi nguồn, vốn xã hội hóa là quyết định và đầu tư PPP là chính. Trên tinh thần đó, ĐBSCL đang cùng cả nước nỗ lực huy động vốn theo hình thức PPP để đầu tư cho giao thông, đưa vùng châu thổ Cửu Long phát triển thịnh vượng và toàn diện.

Để dự án về đích đúng hẹn, cần quyết tâm của các nhà thầu, mỗi cán bộ, công nhân trên công trường.

Để dự án về đích đúng hẹn, cần quyết tâm của các nhà thầu, mỗi cán bộ, công nhân trên công trường.

Giao thông là mạch máu, là yếu tố tạo ra không gian thông suốt để thực thi liên kết nội vùng, liên vùng. Trong khi thời gian tới, cả nước đẩy nhanh tiến độ đầu tư đường cao tốc giai đoạn mới cũng được đánh giá là thách thức.

Để “Giấc mơ cao tốc thành hiện thực” thì đòi hỏi phải nhận diện và vượt qua khó khăn  để giải quyết các điểm nghẽn lặp lại:

Có hệ thống đường cao tốc là ước mơ của bất cứ quốc gia nào muốn phát triển, muốn hiện đại hóa bởi tính chất ưu việt của nó trong lưu thông và mở rộng giao thương, liên kết các vùng miền. Phát triển cơ sở hạ tầng được xác định là 01 trong 03 khâu đột phá chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong 20 năm qua, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng ta mới hoàn thành được hơn 1.000km – con số quá khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực.

Mục tiêu trong 5 năm xây thêm 2.000 km để có được 3.000 km cao tốc vào năm 2025 là rất cao, là bước nhảy vọt về hạ tầng giao thông nhưng cũng là nhiệm vụ rất nặng nề và khối lượng công việc là rất lớn. Đường găng tiến độ của các dự án cao tốc được xác định là không thể lùi nên Chính phủ đã từng khẳng định là phải cần sự quyết tâm, đồng lòng từ TW về đến địa phương.

Để "giấc mơ cao tốc" thành hiện thực, Chính phủ đã giải quyết khâu khó khăn nhất đó là tiền, Quốc hội đã phân bổ 339 nghìn tỷ đồng, đủ điều kiện để triển khai dứt điểm các công trình trong giai đoạn tới đây. Các chính sách đặc thù cho dự án cũng đã được ban hành, mở hành lang pháp lý thông thoáng để rút ngắn thời gian triển khai.

Để chèo chống con thuyền về đích đúng hẹn, cần quyết tâm của các nhà thầu, mỗi cán bộ, công nhân trên công trường. Đặc biệt là quyết tâm của các địa phương nơi dự án đi qua. Địa phương phải xác định, làm cao tốc cũng chính là làm cho sự phát triển của mình. Phải tránh chuyện không vui cũ lặp lại với những công trình giao thông trễ tiến độ, kéo dài, gây bức xúc cho người dân mà cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận kéo dài 13 năm là một bài học.

Làm mới trên các công trình giao thông mới, đòi hỏi phải giải bài toán về vốn, phân kỳ đầu tư hợp lý và tuân thủ kỷ luật để không xảy ra tình trạng đầu tư nhanh nhưng triển khai chậm, kéo dài, gây lãng phí.

Việc phát triển cao tốc, đường giao thông phải gắn liền với yêu cầu phát triển hạ tầng logistics, kết nối với các công trình đầu tư phát triển khác của vùng và các địa phương. Nên rất cần sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả để khơi thông “long mạch” như kỳ vọng của người dân cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Việc hiện thực hóa "giấc mơ cao tốc" không hề dễ dàng. Nhưng với sự quyết tâm, vào cuộc rốt ráo của Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương… chúng ta hãy kỳ vọng 3.000 km đường cao tốc đang là hiện thực rất gần.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.