Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Xuân Tú: Thứ năm 31/10/2024, 06:15 (GMT+7)

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Và mới đây Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bài học rút ra từ câu chuyện này được TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp - Thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với PV VOV Giao thông.

123

PV: Từ thực tế đang có những cảnh bảo rủi ro khi mua sắm trên Temu cũng như việc cơ quan chức năng đang rà soát và siết chặt quy định đối với sàn thương mại điện tử (TMĐT) này, ông cho rằng điều này phản ánh những lỗ hổng nào trong quy định quản lý các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay?

TS. Lê Quốc Phương: Từ khoảng đầu tháng 10/2024, sàn thương mại điện tử Temu từ Trung Quốc đã bán hàng không phép rất rầm rộ tại nước ta. Cho đến ngày 24/10/2024, Bộ Công thương mới nhận được đơn xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam của Temu, mà không chỉ có TEMU, còn một số sàn thương mại điện tử khác từ Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng chưa có giấy phép hoặc là còn thiếu nhiều giấy phép để hoạt động.

Việc các sàn thương mại điện tử nước ngoài có quy mô rất lớn này hoạt động công khai tại Việt Nam khi chưa được cấp phép mà mới đang thực hiện thủ tục xin cấp phép, cho thấy hiện đang có lỗ hổng trong quản lý các sàn thương mại điện tử, tức là các quy định quản lý sàn TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu và chúng ta khó xử lý.

Chúng ta đã có Nghị định số 85/2021 về thương mại điện tử, trong đó quy định các sàn thương mại điện tử khi hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước. Thế nhưng, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước chưa có phương thức giám sát một cách chủ động và chặt chẽ để kịp thời phát hiện vi phạm và cũng có chế tài nhưng chưa thực sự hiệu quả để xử lý vi phạm.

PV: Việc người tiêu dùng phải đối mặt với nhiều rủi ro khi mua hàng trên Temu cho thấy họ cần có những thay đổi gì trong hành vi mua sắm trực tuyến để tránh các vấn đề tương tự, thưa ông?

TS. Lê Quốc Phương: Thương mại điện tử ở nước ta phát triển rất nhanh, ngày càng có nhiều người tiêu dùng tham gia vào thương mại điện tử. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, đó là rủi ro về sản phẩm, chúng ta thấy là hiện nay đang diễn ra khá phổ biến hiện tượng hàng nhái, hàng giả, hàng không đúng chất lượng quảng cáo trong thương mại điện tử.

Rủi ro thứ hai là về an toàn thông tin cá nhân, tức là thông tin cá nhân của người tiêu dùng bị lấy cắp rồi bị mua bán, người tiêu dùng là bị mất tiền trong tài khoản sau khi lộ thông tin cá nhân.

Một rủi ro nữa là rủi ro không nhận được hàng mặc dù đã trả tiền rồi. Hay rủi ro không được đổi trả khi nhận hàng nhưng lại không đúng chất lượng và quy cách quảng cáo.

Để tránh được những rủi ro này, người tiêu dùng cần phải có những biện pháp gì? Theo tôi, trước hết là người tiêu dùng cần phải lựa chọn nền tảng mua sắm trực tuyến có uy tín và đã được đăng ký với Bộ Công thương, cần phải kiểm tra kỹ thông tin cho đặt hàng và nhận hàng. Cần phải liên tục cập nhật các quy định pháp lý liên quan đến mua sắm trực tuyến. Ví dụ như Luật giao dịch điện tử, Luật quảng cáo, Luật an ninh mạng hay là thậm chí là Luật dân sự.

PV: Từ bài học thực tế với Temu, ông có nhận định gì về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát và bảo vệ người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử quốc tế hoạt động tại Việt Nam?

TS. Lê Quốc Phương: Qua bài học Temu, để bảo vệ người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước cần phải làm nhiều việc.

Thứ nhất, phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát sàn thương mại điện tử để phát hiện các sai phạm, để tăng cường người bảo vệ người tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước phải hoàn thiện pháp luật về môi trường thương mại điện tử, trong đó có pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Cơ quan nhà nước cũng phải đưa ra những quy tắc, chuẩn mực kinh doanh trên môi trường kinh doanh mạng.

Một điểm nữa là cơ quan nhà nước phải xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với người tiêu dùng. Ví dụ đưa ra yêu cầu buộc các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng và để người tiêu dùng phải hiểu rõ được là họ mua sản phẩm gì, các điều kiện giao dịch, về điều kiện thanh toán, điều kiện vận chuyển, điều kiện hoàn trả thế nào phải rõ ràng.

Ngoài ra, cơ quan nhà nước cũng phải đưa ra các giải pháp công nghệ để định danh người bán hàng tháng. Cơ quan nhà nước cũng cần phải đưa ra được giải pháp công nghệ để chủ động xác định những vi phạm của nền tảng thương mại điện tử và đưa ra được chế tài thực sự nhanh chóng và hiệu quả.

PV: Xin cảm ơn ông

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội 'phạt nguội' vi phạm giao thông qua 600 camera giám sát 24/7

Hà Nội "phạt nguội" vi phạm giao thông qua 600 camera giám sát 24/7

Hà Nội chính thức "trang bị" hơn 600 camera để giám sát và xử lý vi phạm giao thông 24/7. Lực lượng CSGT sẽ tăng cường "phạt nguội" qua hệ thống camera, góp phần nâng cao ý thức người dân và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Xe khách đi ngược chiều cao tốc Nội Bài - Lào Cai trong đêm: Phạt 35 triệu đồng, trừ 10 điểm GPLX

Xe khách đi ngược chiều cao tốc Nội Bài - Lào Cai trong đêm: Phạt 35 triệu đồng, trừ 10 điểm GPLX

Sáng 16/2, đại điện Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Phòng Hướng dẫn TTKS giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT, Bộ Công an) thông tin, đơn vị đã lập biên bản xử phạt tài xế điều khiển ô tô khách đi ngược chiều cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

TP.HCM: Hoang mang giữa nút giao thông nhiều tầng

TP.HCM: Hoang mang giữa nút giao thông nhiều tầng

Những nút giao thông khác mức (nhiều tầng) được xây dựng với mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và nâng cao hiệu quả giao thông. Tuy nhiên, tại TP.HCM, nhiều người dân đang bày tỏ sự bối rối và lo lắng khi di chuyển qua những công trình này.

Hà Nội cải tạo chung cư cũ: Vướng quy hoạch đến bao giờ?

Hà Nội cải tạo chung cư cũ: Vướng quy hoạch đến bao giờ?

Sau nhiều lần “trượt tiến độ”, ngay từ những tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã yêu cầu hàng loạt khu chung cư cũ trên địa bàn phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đây là cơ sở để triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô.

Vượt ẩu khúc cua, xe con hứng trọn cú tông trực diện

Vượt ẩu khúc cua, xe con hứng trọn cú tông trực diện

Chỉ một quyết định nóng vội, một pha vượt xe thiếu tính toán – và ngay sau đó, mọi thứ rơi vào tình thế không còn đường lùi. Vì sao tài xế lại mắc sai lầm? Hậu quả có thể tránh được không? H

Ô tô lao thẳng vào nhà dân

Ô tô lao thẳng vào nhà dân

Vụ tai nạn giao thông hy hữu xảy ra tại TP Thái Nguyên khi chiếc ô tô do nữ tài xế điều khiển bất ngờ mất lái, lao thẳng vào nhà dân, tông sập cửa phòng khách.

Mua bán online: Sớm định danh để hàng thật, trách nhiệm thật

Mua bán online: Sớm định danh để hàng thật, trách nhiệm thật

Hiện Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023.