Cần xem đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược quốc gia
Đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược để giúp phát triển, nâng cao liên kết vùng miền đặc biệt với những thành phố nhỏ, vùng miền xa xôi.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Việc tách luật Giao thông đường bộ đã được tiến hành từ lâu, nhưng đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Vậy, việc chở trẻ em trên xe ô tô cần thực hiện theo quy định nào? Cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn cho trẻ, trong khi chờ sửa luật?
Sinh con thứ 2 được hơn nửa năm, lại mới sắm được ô tô, chị Nguyễn Thị Thắm, ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã lên mạng tìm mua ghế trẻ em lắp trên ô tô. Hàng loạt thông tin chào bán khiến chị Thắm rối tung.
Suy đi tính lại, cuối cùng chị Thắm quyết định chọn mua cho con nhỏ loại ghế trẻ em xuất xứ từ châu Âu theo lời giới thiệu của người bán, còn con trai lớn đành ngồi xe theo sự sắp xếp của nhà trường.
"Em chọn mang tính chất cá nhân thôi, vì mọi người cứ review những chiếc ghế bên châu Âu thì em lựa chọn ghế của châu Âu, với lại căn cứ mức tiền của mình nữa. Còn các trẻ em đi học từ học sinh lớp 1 toàn ngồi ghế thôi và cũng không thắt đai an toàn", chị Thắm nói.
Một tài xế chuyên lái xe đưa đón học sinh trên địa bàn Hà Nội cũng thừa nhận, xe đưa đón học sinh hầu hết đều là loại xe 29 chỗ. Theo hợp đồng với nhà trường, trẻ lớp 1 đến lớp 5 cũng đều ngồi chung loại xe này: "Ghế xe khách xe 29 đấy là mỗi cháu ngồi một ghế. Ở trường này chỉ có ghế 29 cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 thôi, đó là ghế người lớn, còn nếu anh đặt luôn dòng xe đấy thì anh đặt luôn ghế riêng cho dòng xe đấy. Còn đâu ở đây đều chung hết dòng xe của người lớn".
Theo một số chuyên gia, hiện Luật Giao thông đường bộ 2008 vẫn còn nhiều quy định lỏng lẻo trong vấn đề đảm bảo an toàn đối với người ngồi trên xe ô tô, đặc biệt là với trẻ em. Cụ thể, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước, trong ô tô phải thắt dây an toàn”, tức là trẻ em cũng ngồi trên ô tô phải thắt dây an toàn, chứ không có quy định nào đối với thiết bị an toàn dành riêng cho trẻ.
Trong khi các chuyên gia ATGT và nhà sản xuất xe hơi đều khuyến cáo, trẻ nhỏ ngồi ở ghế trước của xe là rất nguy hiểm, ngay ở hàng ghế sau cũng cần có người lớn giám sát hoặc có ghế riêng phù hợp.
Để khắc phục những bất cập này, thời gian qua, khi sửa Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ GTVT và Bộ Công an đã thống nhất quy định thiết bị an toàn cho trẻ em khi ngồi trên xe ô tô. Tuy vậy, đến nay, cả 2 dự thảo Luật vẫn đang trong quá trình xây dựng, nên quy định về thiết bị an toàn cho trẻ vẫn bị bỏ ngỏ.
TS Phạm Việt Cường, Trường Đại học Y tế công cộng cho rằng, đến thời điểm này, Việt Nam chưa có quy chuẩn đối với ghế an toàn cho trẻ em khi ngồi trên ô tô, đồng thời cũng chưa có quy định bắt buộc trẻ khi ngồi trên ô tô phải có ghế an toàn, việc thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người lớn.
Từ thực tế này. Ts Phạm Việt Cường cho rằng, trong thời gian chuyển tiếp chờ sửa luật, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phụ huynh quan tâm hơn khi chở trẻ em trên xe: "Trong giai đoạn chuyển tiếp này, phải tuyên truyền cho người dân hiểu tầm quan trọng của cái ghế này và vận động các doanh nghiệp để nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh những mặt hàng ghế đạt chuẩn ở Việt Nam. Khi chưa có quy chuẩn riêng của Việt Nam thì hoàn toàn có thể theo quy chuẩn của quốc tế. Ô tô đã theo chuẩn chung thì cũng không thể làm ra chuẩn riêng được".
Chuyên giao giao thông Khương Kim Tạo cũng cho rằng, xu thế sở hữu ô tô ở Việt Nam ngày càng cao, đòi hỏi bức thiết phải bổ sung các quy định về thiết bị an toàn cao hơn, đặc biệt là cho đối tượng trẻ em. Dù chưa thể ban hành Luật, nhưng các Bộ chuyên ngành hoàn toàn có thể ban hành những quy định dưới Luật để chuẩn bị các điều kiện áp dụng nhằm bảo đảm sự an toàn khi trẻ ngồi trên ô tô:
"Trong điều kiện tình hình mới, nhu cầu để chuyên chở đối tượng hành khách khác nhau thì cần phải có đảm bảo an toàn cao hơn. Như vậy chúng ta đề cập vấn đề bổ sung các trang thiết bị để đảm bảo an toàn cho trẻ em và những đối tượng yếu thế khác là công việc rất cần thiết", ông Khương Kim Tạo nói.
Một số ý kiến cũng cho rằng, trong khi Luật chưa được ban hành, quy định đối với thiết bị an toàn cho trẻ em khi ngồi trên ô tô còn bỏ ngỏ, thì việc đẩy mạnh tuyên truyền về việc sử dụng ghế chuyên dụng cho trẻ em là rất cần thiết để giảm thiểu tỷ lệ thương vong cho trẻ nếu không may xảy ra TNGT.
Dù sự quan tâm của phụ huynh đối với an toàn của trẻ em khi ngồi trên ô tô đã được cải thiện rõ, nhưng việc thiếu một quy chuẩn để áp dụng cũng khiến phụ huynh lúng túng khi chọn ghế cho trẻ em khi ngồi trên xe ô tô. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, ban hành quy chuẩn đối với thiết bị ghế an toàn cho trẻ em để thống nhất áp dụng.
Đây cũng góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Cần sớm có quy chuẩn để thống nhất áp dụng".
Không ai có thể phủ nhận vai trò của ghế an toàn cho trẻ khi ngồi trên ô tô. Nó cũng giống như dây đai 3 điểm của xe và chỉ hữu ích khi xe có va chạm trên đường. Tuy vậy, các báo cáo từ những vụ tai nạn tại Mỹ cho thấy rằng “Nếu con bạn sử dụng ghế chuyên dụng khi ngồi ô tô thì có thể giảm đến 95% trường hợp tử vong và nếu gắn ghế chuyên dụng đúng cách trên ô tô thì có thể giảm 65% số ca chấn thương nặng”.
Đó là lý do, hơn 100 quốc gia trên thế giới quy định rõ ràng trong luật là bắt buộc phải sử dụng ghế ngồi trên ô tô cho trẻ em khi đi xe hơi riêng.
Ở Việt Nam, việc sử dụng ghế ô tô cho trẻ em đã dần trở nên quen thuộc với các bậc cha mẹ khi cho trẻ em ra ngoài bằng ô tô. Tuy nhiên, không phải 100% các gia đình đều sử dụng dù biết rủi ro trẻ có thể gặp phải nếu không may xảy ra va chạm.
Từ thực tế đó, khi tách luật Giao thông đường bộ thành 2 dự thảo luật, các chuyên gia đều tán thành việc đưa vào các quy định bắt buộc trẻ em dưới 10 tuổi, cao dưới 1,35m phải có ghế an toàn dành riêng; quy định trẻ em dưới 12 tuổi không được ngồi ghế trước; tiêu chuẩn kỹ thuật ghế, chất lượng ghế trên xe….
Tuy vậy, trong khi Luật chưa được ban hành, chưa có quy định bắt buộc áp dụng, cơ quan quản lý hoàn toàn có thể ban hành Quy chuẩn với thiết bị ghế an toàn dành cho trẻ em khi ngồi trên ô tô. Bởi thực tế hầu hết phụ huynh không biết rõ loại ghế ô tô nào đạt chuẩn và phù hợp với độ tuổi của con mình.
Tìm trên mạng – việc được hầu hết cha mẹ nghĩ đến khi muốn tìm mua chiếc ghế an toàn cho trẻ em, nhưng chỉ một cú nhấp chuột, trong vòng 55 giây đã cho ra 18 triệu kết quả. Với ma trận thông tin về thiết bị ghế an toàn cho trẻ em, chắc chắn không phải bố mẹ nào cũng có thể chọn được một thiết bị đạt chuẩn, chưa nói đến yếu tố phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Do vậy, một số chuyên gia cho rằng, đây là nội dung cần sớm được quy định, bởi tình hình kinh tế xã hội và thực tiễn giao thông của nước ta hiện đã phát triển khác rất nhiều so với các đây 14 năm, khi mà Luật Giao thông đường bộ 2008 ban hành. Tốc độ tăng trưởng phương tiện ô tô tăng trung bình 10%/ năm, nhu cầu và khả năng sở hữu ô tô ngày càng tăng, đòi hỏi có quy chuẩn thiết bị ghế an toàn càng bức thiết. Khi có quy chuẩn, cùng với những hướng dẫn cụ thể về quy chuẩn của thiết bị an toàn trên phương tiện phụ huynh sẽ dễ dàng chọn lựa được thiết bị đạt chuẩn cho con em mình.
Ngoài ra, trong khi chờ Luật được ban hành, các cơ quan chuyên môn, từ UBATGTQG đến các địa phương cần sớm ban hành các cẩm nang hướng dẫn để trang bị kiến thức cho cha mẹ khi chở con trên ô tô, nhất là trẻ dưới 10 tuổi hoặc cao dưới 1,35m. Việc thắt dây an toàn cho trẻ cũng tránh được việc thay đổi trọng lực của xe, qua đó hạn chế ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành phương tiện.
Về phía cơ quan chức năng, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giám sát việc thực hiện thắt dây an toàn với người lớn, với trẻ lớn tuổi. Chỉ khi người lớn chấp hành quy định về thắt dây an toàn mới có thể có ý thức đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ khi ngồi trên ô tô.
Về lâu dài, việc nhanh chóng luật hóa những quy định cần thiết này trong tình hình hiện nay là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng được thực tiễn phát triển của xã hội. Đặc biệt là khi TNGT đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm.
Do vậy, những quy định này sớm đi vào thực tiễn ngày nào thì những nguy cơ gây tổn hại cho trẻ nhỏ được kiếm chế ngày đó./.
Đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược để giúp phát triển, nâng cao liên kết vùng miền đặc biệt với những thành phố nhỏ, vùng miền xa xôi.
Chỉ từ ngày 1 - 6/10, trong đợt cao điểm xử lý học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, lực lượng CSGT thủ đô đã xử lý gần 1850 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 1000 phương tiện các loại.
Sẽ tăng nặng hơn chế tài xử phạt đối với hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc, Đây là đề xuất mới nhất của Bộ Công an trong Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông ở lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 đang liên tục tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai tuyến vành đai này.
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 67 tỷ USD.
Cho dù hiện nợ công của ngành đường sắt đang rất lớn, nhưng tại sao Trung Quốc vẫn duy trì đầu tư? Đó là bởi đầu tư vào đường sắt, không nên chỉ nhìn nhận vào lời lãi, mà cần nhìn cả vào cơ hội phát triển kinh tế vùng, miền.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng của năm ước đạt xấp xỉ 1,45 triệu tỷ đồng, đạt 85% dự toán năm và tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2023, qua đây cho thấy sự phục hồi và khả quan của nền kinh tế.