Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Ảnh

Dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ (Bài cuối): Kỳ tích 100 năm còn 20 năm

Mai Ngọc: Thứ bảy 01/10/2022, 08:18 (GMT+7)

Bắt đầu trồng rừng bằng lý do kinh tế và 20 năm sau, đã phủ xanh hơn 30.000 ha rừng. Kết quả này được xem như một kỳ tích bởi đầu thập niên 1970, các nhà sinh thái học người Mỹ ước tính “cần khoảng 100 năm mới phục hồi lại hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ”.

Diện tích rừng Cần Giờ liên tục gia tăng hơn 2.000ha trong hơn 20 năm qua

Diện tích rừng Cần Giờ liên tục gia tăng hơn 2.000ha trong hơn 20 năm qua

Diện tích tăng hơn 2.000ha trong hơn 20 năm

Trước năm 1975, Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai, là khu rừng ngập mặn có quần thể động, thực vật rất phong phú. Nhưng trong chiến tranh, nơi đây hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn và chất độc hóa học, biến thành "vùng đất chết".

Năm 1978, chính quyền TP. HCM phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ. Năm 2000, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận đây là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, thuộc hệ thống những khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Từ đó đến nay diện tích rừng Cần Giờ liên tục gia tăng (tăng hơn 2.000 ha trong hơn 20 năm qua), trong đó, diện tích rừng tự nhiên cũng liên tục gia tăng góp phần rất lớn vào đa dạng thực vật và đa dạng hệ sinh cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ.

Cần Giờ là khu rừng ngập mặn có quần thể động, thực vật rất phong phú

Cần Giờ là khu rừng ngập mặn có quần thể động, thực vật rất phong phú

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể bao gồm các loại động thực vật đa dạng được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây…

Đặc biệt, rừng ngập mặn Cần Giờ là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn; hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn của vùng cửa sông ven biển.

So với các nước Đông Nam Á, hầu hết các loài thực vật chủ yếu của Rừng ngập mặn đều có mặt ở rừng Cần Giờ, mặc dù số lượng loài, họ thực vật có khác nhau.

Hệ sinh thái Rừng ngập mặn ở các địa phương khác của Việt Nam, hoặc so với các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippine, Singapore, Campuchia… thì số lượng loài ở Cần Giờ tương đương, thậm chí là nhiều hơn.

Điều này cho thấy, hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ, trong đó có hệ thực vật sau hơn 40 năm khôi phục và phát triển không những đạt về diện tích, mà còn phong phú hơn về chủng loài so với thời kỳ trước khi phục hồi.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, thuộc hệ thống những khu dự trữ sinh quyển thế giới

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, thuộc hệ thống những khu dự trữ sinh quyển thế giới

Ngăn suy thoái

Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ là ngôi nhà chung của hơn 1.300 loài sinh vật gồm: 35 loài cây ngập mặn thật sự, 56 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 204 loài cây vùng đất cao gia nhập rừng ngập mặn; hàng ngàn các loài động vật đáy, các loài cá, chim... Các loài thực vật đặc trưng là bần trắng, mầm trắng, đước đôi, bần chua, ô rô…

Trong quá trình phục hồi rừng ngập mặn Cần Giờ, yêu cầu của nhiệm vụ phục hồi lại rừng ngập mặn là phải trồng lại rừng trong thời gian ngắn nhất (20 – 30 năm), đảm bảo đúng yêu cầu khoa học kỹ thuật, rừng sớm phủ xanh đạt chất lượng tốt, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành đầu tư. Việc trồng rừng được triển khai và thực hiện đồng bộ với loài cây trồng chủ yếu là loài Đước đôi (tên khoa học là Rhizophora apiculata).

Rừng ngập mặn Cần Giờ là ngôi nhà chung của hơn 1.300 loài sinh vật

Rừng ngập mặn Cần Giờ là ngôi nhà chung của hơn 1.300 loài sinh vật

Sau khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, diện tích có rừng có luôn được gia tăng với việc một số diện tích đất trống, bãi bồi trước đây hiện đã được phủ xanh. Từ năm 1999, đã không thực hiện công tác tỉa thưa rừng mà chỉ thực hiện công tác bảo tồn và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Ông Cao Huy Bình, Phó Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ cho biết: “Với nhiệm vụ được giao quản lý toàn bộ diện tích Rừng phòng hộ Cần Giờ, trong công tác theo dõi diễn biến rừng, đặc biệt là những diện tích rừng Đước trồng, Ban quản lý rừng phòng hộ luôn chú trọng công tác kiểm tra, theo dõi tình hình sinh trưởng của cây rừng.

Hiện nay, Ban quản lý rừng phòng hộ đang thực hiện theo dõi diễn biến rừng trong hệ thống 06 ô định vị (18 ha), qua đó có báo cáo cơ quan chức năng về tình hình sinh trưởng, phát triển và tái sinh tự nhiên của các quần thể rừng trồng cũng như các quần xã tự nhiên”.

35 loài cây ngập mặn thật sự, 56 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 204 loài cây vùng đất cao gia nhập rừng ngập mặn

35 loài cây ngập mặn thật sự, 56 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 204 loài cây vùng đất cao gia nhập rừng ngập mặn

---

---

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu từ một số công trình liên quan về rừng ngập mặn Cần Giờ, các nhà khoa học đánh giá thực trạng rừng Đước trồng thuần loại tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đang có dấu hiệu suy thoái.

Để phát triển bền vững cần phải đa dạng hóa các loại cây rừng phù hợp với địa hình, địa mạo rừng, thực hiện các biện pháp lâm sinh, các biện pháp tái sinh rừng. Về lâu dài, cần có phương án tổ chức quản lý, chăm sóc rừng cụ thể đối với từng phân khu chức năng nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học, nhiều tầng, nhiều lớp rất cần thiết và làm giàu vốn rừng để hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng phát triển.

Hàng ngàn các loài động vật đáy, các loài cá, chim... Các loài thực vật đặc trưng là bần trắng, mầm trắng, đước đôi, bần chua, ô rô…

Hàng ngàn các loài động vật đáy, các loài cá, chim... Các loài thực vật đặc trưng là bần trắng, mầm trắng, đước đôi, bần chua, ô rô…

---

---

Hiện nay Ban Quản lý rừng phòng hộ đang Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Kế hoạch nâng cao chất lượng và trẻ hóa Rừng ngập mặn Cần Giờ”, đồng thời phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ thực hiện đề tài “Nghiên cứu trẻ hoá rừng, nâng cao giá trị, sức chống chịu của rừng phòng hộ Cần Giờ”.

Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn TP.HCM đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 trồng mới  280 ha rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 200 ha; Giai đoạn 2025-2030, trồng rừng mới 280 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 200 ha; làm giàu, nâng cao chất lượng rừng trồng; xây dựng vườn sưu tập cây rừng ngập mặn. 

Hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ được TP.HCM quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách ở Việt Nam. Năm 2000, thành lập khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của rừng ngập mặn Cần Giờ.

Đến tháng 02/2003, khu du lịch Vàm Sát đã được công nhận là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thể giới. Hiệp hội Hệ sinh thái rừng ngập mặn Quốc tế (ISME) cũng đánh giá đây là “một trong những khu rừng ngập mặn được cải tạo rộng và đẹp nhất trên thế giới”. 

 

 

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.

Vốn đầu tư công 'nằm im', điểm nghẽn phát triển kinh tế

Vốn đầu tư công "nằm im", điểm nghẽn phát triển kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Huyện Ba Tri, nằm ở phía Đông tỉnh Bến Tre, là nơi hội tụ vẻ đẹp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với những con sông uốn lượn quanh quanh, những rặng dừa xanh man mát, Ba Tri là vùng đất không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn là chiếc nôi của nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.

Thương màu gạch đỏ

Thương màu gạch đỏ

Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.