Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ (Bài 2): Cực nhưng vui...

Mai Ngọc - 30/09/2022 | 7:00 (GTM + 7)

Ngồi bên hiên nhà giữa cánh rừng bạt ngàn, ông Trần Minh Tùng (thuộc phân khu 3, rừng phòng hộ Cần Giờ) ca cho chúng tôi nghe. Ông được gọi là “Tùng guitar” bởi những ngón đàn hay cùng những bài vọng cổ “chất lừ”.

Nghề “gia truyền”

Tiếng ca dứt, ông Tùng tâm sự: “Mẹ của tôi là một trong 10 hộ đầu tiên nhận giao khoán bảo vệ rừng từ năm 1979. Giờ lớn tuổi nên bà đã lên bờ sống. Tôi chọn ở lại rừng, nối tiếp nghề “gia truyền”. Lúc đó ai cũng hào hứng lắm, xôn xao, vui vẻ. Sáng sáng, khoảng 5g có tiếng kẻng; chiều mới về.

Cực nhưng vui. Một tổ vậy khoảng 70 người, sát cánh cùng nhau. Nhưng hồi đó cá sấu nhiều lắm, nhất là bên Vàm Sát”.

Ông Tùng kể lại, thời gian đầu nương mình trong những gốc mắm, gốc bần, phương tiện chỉ là xuồng chèo và 2 lu mang nước theo; còn lâm tặc thì di chuyển bằng ghe máy nên nhiều khi truy đuổi không kịp; điện thoại thì không có nên giữ rừng rất vất vả.

Ông Trần Minh Tùng (thuộc phân khu 3) được người dân địa phương gọi là “Tùng guitar” bởi sở những ngón đàn hay cùng những bài vọng cổ “chất lừ'

Ông Trần Minh Tùng (thuộc phân khu 3) được người dân địa phương gọi là “Tùng guitar” bởi sở những ngón đàn hay cùng những bài vọng cổ “chất lừ"

Bởi vậy, ông dùng cách thuyết phục bà con: “Mình dùng lời nói, hỏi thăm về đời sống, làm ăn thế nào, khó khăn ra sao. Mình cũng nhận được sự thiện cảm.

Được cái mình là người địa phương nên nhiều khi bà con cũng đồng cảm với mình và không “manh động” với mình nữa. Sau đó mình mời về rồi liên hệ với Tiểu khu, Công an xã hỗ trợ mình”.

Hiện ông Tùng còn là Tổ trưởng Tổ tự quản, điều tiết và chăm sóc khoảng 600 ha rừng. Nói về đời sống, ông Tùng có chút đượm buồn.

Ông đề xuất, tiền lương của các hộ giữ rừng được điều chỉnh từ năm 2013 tới nay, nhưng vẫn nhiều khó khăn.

Phương tiện chỉ là xuồng chèo và 2 lu mang nước theo

Phương tiện chỉ là xuồng chèo và 2 lu mang nước theo

“Phương tiện đi lại phụ thuộc vào vỏ lãi, dầu chạy phải tự chi. Xa khu đô thị nên thông tin liên lạc, sinh hoạt và nước ngọt khan hiếm. Giá nước ngọt đã tăng rất cao (từ 180 – 200.000 đồng/khối) nhưng cũng không dễ để mua được nước sinh hoạt.

Nếu không có bồn chứa thì phải về xã chở mà phương tiện của mình không chở được bao nhiêu.

Điều tôi trăn trở nhất là con em của các hộ giữ rừng điều kiện học hành còn nhiều hạn chế. Trước đó, có mạnh thường quân lập ra Nhà Mở, hiện tại Nhà Mở không còn nữa. Nếu có ông bà thì đỡ, nhưng nhà chỉ có hai vợ chồng thì phải chạy tới chạy lui, kinh phí cũng hao tốn lắm”, ông Tùng chia sẻ.

Trong lúc đi tuần tra rừng, ông Tùng còn nhặt, gom rác

Trong lúc đi tuần tra rừng, ông Tùng còn nhặt, gom rác

Chăm lo sinh kế để giữ rừng

Về việc đảm bảo sinh kế cho các hộ giữ rừng phòng hộ, ông Cao Huy Bình, Phó Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ cho biết: Vấn đề tăng thu nhập có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ, thông qua đó tạo động lực khuyến khích người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ tốt tài nguyên rừng không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã hoặc đánh bắt lạm sát nguồn lợi thủy sản…

Ngoài ra, ông Bình còn chia sẻ thêm: Mỗi hộ dân được Ban Quản lý hỗ trợ ký tín chấp vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hàng năm trên 1 tỷ đồng để tổ chức sản xuất phụ như: nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, đóng đáy, lưới, câu… góp phần tăng thu nhập cho hộ.

Để phủ xanh rừng là cả sự nhọc nhằn trong quá khứ. Có những người đã dành cuộc đời của mình để bảo vệ cho những cánh rừng

Để phủ xanh rừng là cả sự nhọc nhằn trong quá khứ. Có những người đã dành cuộc đời của mình để bảo vệ cho những cánh rừng

Mỗi hộ được vay từ 5.000.000 đồng - 30.000.000 đồng/năm và từ các nguồn vốn hỗ trợ khác với lãi suất thấp. Các hộ giữ rừng ở từng phân khu cũng xây dựng được quỹ tương trợ bình quân từ 30 - 40 triệu đồng/phân khu để cho nhau vay không lãi trong những lúc gặp khó khăn. Ðịnh kỳ hàng quý, phối hợp với các đơn vị tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các hộ giữ rừng.

Đáng chú ý, sau khi UBND TP.HCM công bố về chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021-2025 thì hơn 130 hộ giữ rừng Cần Giờ luôn trong nguy cơ “tái nghèo”.

Ông Cao Huy Bình thông tin: “Với quy định về chuẩn nghèo là 36 triệu/lao động/năm thì các hộ giữ rừng có nguy cơ tái nghèo theo chuẩn mới. Ban quản lý rừng đã đề xuất với thành phố về việc điều chỉnh chính sách tiền công bảo vệ rừng theo hướng tăng mức đơn giá khoán.

Thành phố cũng quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan, mạnh thường quân thường xuyên quan tâm, hỗ trợ nhu yếu phẩm sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe cho lực lượng trực tiếp giữ rừng”.

Từ năm 2010 đến nay, kinh phí bảo vệ rừng thường xuyên được điều chỉnh từ mức bình quân 495.000 đồng/ha/năm lên bình quân 1.1560.000 đồng/năm/ha từ nguồn ngân sách Thành phố.

Từ năm 2010, TP.HCM cho phép Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ thực hiện Dự án ‘‘Ðầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ’’, trong đó có hạng mục đầu tư xây mới nhà chốt bảo vệ rừng cho tất cả các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ.

Diện tích nhà chốt là 40m2/căn và nâng cấp hệ thống điện năng lượng mặt trời lên 150w/hộ nhằm bảo đảm nơi sinh hoạt cũng như sức khỏe cho hộ giữ rừng để bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. Ngoài các chính sách đặc thù của Thành phố, nguời dân giữ rừng còn được đánh bắt, tận thu các sản phẩm khác từ rừng theo quy định của pháp luật.

Ý kiến của bạn
Bữa cơm trường THCS Lương Định Của: Mong lãnh đạo ngành giáo dục đừng thờ ơ

Bữa cơm trường THCS Lương Định Của: Mong lãnh đạo ngành giáo dục đừng thờ ơ

Tròn một tháng sau khi VOV Giao thông đăng tải loạt bài phản ánh về chất lượng bữa ăn bán trú bất ổn và trường học mơ hồ về sự nhân văn và pháp luật tại ngôi trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức. Đến nay, phụ huynh vẫn mong mỏi cần có sự thay đổi thực chất từ ngôi trường này.

Luật sư và đại diện CSGT nói gì về hành vi bỏ xe, không nộp phạt

Luật sư và đại diện CSGT nói gì về hành vi bỏ xe, không nộp phạt

Từ thực tế không ít người vi phạm bỏ lại phương tiện vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp, Bộ Công an cho biết, theo quy định, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định.

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức

Rủi ro khi cho người khác chụp ảnh căn cước

Rủi ro khi cho người khác chụp ảnh căn cước

Mỗi khi đến nhận phòng khách sạn, hoặc các cơ sở lưu trú nói chung, chúng ta đều được yêu cầu chụp lại căn cước. Không đồng ý với việc này, chúng ta sẽ bị coi là khó tính, gây khó dễ cho nhân viên lễ tân. Nhưng đồng ý với việc này, chúng ta sẽ đối mặt với không ít rủi ro. 

TP.HCM: Những ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168

TP.HCM: Những ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168

Kể từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực.

Bác bỏ thông tin 'Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông'

Bác bỏ thông tin "Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông"

Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.

Kiểm định khí thải xe máy: Cần lộ trình xã hội hóa và tránh phiền gây phiền hà

Kiểm định khí thải xe máy: Cần lộ trình xã hội hóa và tránh phiền gây phiền hà

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành thông tư 47, quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

// //