Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Multimedia

Dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ (Bài 2): Cực nhưng vui...

Mai Ngọc: Thứ sáu 30/09/2022, 07:00 (GMT+7)

Ngồi bên hiên nhà giữa cánh rừng bạt ngàn, ông Trần Minh Tùng (thuộc phân khu 3, rừng phòng hộ Cần Giờ) ca cho chúng tôi nghe. Ông được gọi là “Tùng guitar” bởi những ngón đàn hay cùng những bài vọng cổ “chất lừ”.

Nghề “gia truyền”

Tiếng ca dứt, ông Tùng tâm sự: “Mẹ của tôi là một trong 10 hộ đầu tiên nhận giao khoán bảo vệ rừng từ năm 1979. Giờ lớn tuổi nên bà đã lên bờ sống. Tôi chọn ở lại rừng, nối tiếp nghề “gia truyền”. Lúc đó ai cũng hào hứng lắm, xôn xao, vui vẻ. Sáng sáng, khoảng 5g có tiếng kẻng; chiều mới về.

Cực nhưng vui. Một tổ vậy khoảng 70 người, sát cánh cùng nhau. Nhưng hồi đó cá sấu nhiều lắm, nhất là bên Vàm Sát”.

Ông Tùng kể lại, thời gian đầu nương mình trong những gốc mắm, gốc bần, phương tiện chỉ là xuồng chèo và 2 lu mang nước theo; còn lâm tặc thì di chuyển bằng ghe máy nên nhiều khi truy đuổi không kịp; điện thoại thì không có nên giữ rừng rất vất vả.

Ông Trần Minh Tùng (thuộc phân khu 3) được người dân địa phương gọi là “Tùng guitar” bởi sở những ngón đàn hay cùng những bài vọng cổ “chất lừ'

Ông Trần Minh Tùng (thuộc phân khu 3) được người dân địa phương gọi là “Tùng guitar” bởi sở những ngón đàn hay cùng những bài vọng cổ “chất lừ"

Bởi vậy, ông dùng cách thuyết phục bà con: “Mình dùng lời nói, hỏi thăm về đời sống, làm ăn thế nào, khó khăn ra sao. Mình cũng nhận được sự thiện cảm.

Được cái mình là người địa phương nên nhiều khi bà con cũng đồng cảm với mình và không “manh động” với mình nữa. Sau đó mình mời về rồi liên hệ với Tiểu khu, Công an xã hỗ trợ mình”.

Hiện ông Tùng còn là Tổ trưởng Tổ tự quản, điều tiết và chăm sóc khoảng 600 ha rừng. Nói về đời sống, ông Tùng có chút đượm buồn.

Ông đề xuất, tiền lương của các hộ giữ rừng được điều chỉnh từ năm 2013 tới nay, nhưng vẫn nhiều khó khăn.

Phương tiện chỉ là xuồng chèo và 2 lu mang nước theo

Phương tiện chỉ là xuồng chèo và 2 lu mang nước theo

“Phương tiện đi lại phụ thuộc vào vỏ lãi, dầu chạy phải tự chi. Xa khu đô thị nên thông tin liên lạc, sinh hoạt và nước ngọt khan hiếm. Giá nước ngọt đã tăng rất cao (từ 180 – 200.000 đồng/khối) nhưng cũng không dễ để mua được nước sinh hoạt.

Nếu không có bồn chứa thì phải về xã chở mà phương tiện của mình không chở được bao nhiêu.

Điều tôi trăn trở nhất là con em của các hộ giữ rừng điều kiện học hành còn nhiều hạn chế. Trước đó, có mạnh thường quân lập ra Nhà Mở, hiện tại Nhà Mở không còn nữa. Nếu có ông bà thì đỡ, nhưng nhà chỉ có hai vợ chồng thì phải chạy tới chạy lui, kinh phí cũng hao tốn lắm”, ông Tùng chia sẻ.

Trong lúc đi tuần tra rừng, ông Tùng còn nhặt, gom rác

Trong lúc đi tuần tra rừng, ông Tùng còn nhặt, gom rác

Chăm lo sinh kế để giữ rừng

Về việc đảm bảo sinh kế cho các hộ giữ rừng phòng hộ, ông Cao Huy Bình, Phó Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ cho biết: Vấn đề tăng thu nhập có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ, thông qua đó tạo động lực khuyến khích người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ tốt tài nguyên rừng không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã hoặc đánh bắt lạm sát nguồn lợi thủy sản…

Ngoài ra, ông Bình còn chia sẻ thêm: Mỗi hộ dân được Ban Quản lý hỗ trợ ký tín chấp vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hàng năm trên 1 tỷ đồng để tổ chức sản xuất phụ như: nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, đóng đáy, lưới, câu… góp phần tăng thu nhập cho hộ.

Để phủ xanh rừng là cả sự nhọc nhằn trong quá khứ. Có những người đã dành cuộc đời của mình để bảo vệ cho những cánh rừng

Để phủ xanh rừng là cả sự nhọc nhằn trong quá khứ. Có những người đã dành cuộc đời của mình để bảo vệ cho những cánh rừng

Mỗi hộ được vay từ 5.000.000 đồng - 30.000.000 đồng/năm và từ các nguồn vốn hỗ trợ khác với lãi suất thấp. Các hộ giữ rừng ở từng phân khu cũng xây dựng được quỹ tương trợ bình quân từ 30 - 40 triệu đồng/phân khu để cho nhau vay không lãi trong những lúc gặp khó khăn. Ðịnh kỳ hàng quý, phối hợp với các đơn vị tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các hộ giữ rừng.

Đáng chú ý, sau khi UBND TP.HCM công bố về chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021-2025 thì hơn 130 hộ giữ rừng Cần Giờ luôn trong nguy cơ “tái nghèo”.

Ông Cao Huy Bình thông tin: “Với quy định về chuẩn nghèo là 36 triệu/lao động/năm thì các hộ giữ rừng có nguy cơ tái nghèo theo chuẩn mới. Ban quản lý rừng đã đề xuất với thành phố về việc điều chỉnh chính sách tiền công bảo vệ rừng theo hướng tăng mức đơn giá khoán.

Thành phố cũng quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan, mạnh thường quân thường xuyên quan tâm, hỗ trợ nhu yếu phẩm sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe cho lực lượng trực tiếp giữ rừng”.

Từ năm 2010 đến nay, kinh phí bảo vệ rừng thường xuyên được điều chỉnh từ mức bình quân 495.000 đồng/ha/năm lên bình quân 1.1560.000 đồng/năm/ha từ nguồn ngân sách Thành phố.

Từ năm 2010, TP.HCM cho phép Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ thực hiện Dự án ‘‘Ðầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ’’, trong đó có hạng mục đầu tư xây mới nhà chốt bảo vệ rừng cho tất cả các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ.

Diện tích nhà chốt là 40m2/căn và nâng cấp hệ thống điện năng lượng mặt trời lên 150w/hộ nhằm bảo đảm nơi sinh hoạt cũng như sức khỏe cho hộ giữ rừng để bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. Ngoài các chính sách đặc thù của Thành phố, nguời dân giữ rừng còn được đánh bắt, tận thu các sản phẩm khác từ rừng theo quy định của pháp luật.

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.