Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Điêu Huyền - Tài danh Tây Đô

Kim Loan - Hồng Lê: Thứ sáu 25/11/2022, 09:03 (GMT+7)

Những ai là người con của miền đất Nam Bộ, mê cải lương đều không thể không biết đến các vở: Tiếng hò sông Hậu, Khách sạn Hào Hoa, Tìm lại cuộc đời hay Kiếp chồng chung... trên sân khấu Đoàn cải lương Sài Gòn 2…. Và “cha đẻ” của những vở này chính là soạn giả Điêu Huyền.

 

Soạn giả Điêu Huyền

Soạn giả Điêu Huyền

Soạn giả Điêu Huyền hay ông Chín Điều, sinh ra tại làng Nhơn Nghĩa, bây giờ là xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ông là người con thứ 9 trong một gia đình có 11 anh em. Tình yêu đờn ca hình thành từ lúc ông Chín Điều theo các anh của mình tham gia Ban Đờn ca tài tử Ái Nghĩa - ban đờn ca sớm nhất ở Cần Thơ.

Bây giờ muốn hiểu tường tận hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị soạn giả tài ba Điêu Huyền, thì phải tìm vấn ông Phạm Hưng Thạnh, tức ông Năm Thạnh, nguyên Tham mưu phó Cục Hậu cần Quân khu 9, là cháu gọi soạn giả Điêu Huyền bằng chú, hiện đang sống tại miếng đất xưa kia vốn là nhà của vị soạn giả tài danh này.

Theo lời ông Năm Thạnh, chú Chín Điều “giỏi từ nhỏ”.  Hồi học ở Collège de Cantho, Điêu Huyền là 1 trong số 3 người được cấp học bổng và kết thân với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Hai cậu học trò - người đờn măng-đôlin, người đờn tranh - gắn bó với nhau bằng tình yêu âm nhạc.

Cuối năm 1945, sau thời gian bôn ba ở Sài Gòn, Sóc Trăng, soạn giả Điêu Huyền về ngôi nhà ở gần Vàm Xáng, Nhơn Nghĩa, vừa tham gia kháng chiến, vừa soạn những vở tuồng nhỏ, quy tập thiếu sinh và dân địa phương diễn lại để hướng dẫn trình diễn. Nổi bật trong đó là tuồng “Thiếu nhi thời loạn”, “Giọt máu Lạc Hồng”. Năm 1952, soạn giả Điêu Huyền là một trong những người góp công lớn thành lập Đoàn Cải lương Lam Sơn - đoàn cải lương đầu tiên của Cần Thơ và làm trưởng đoàn. Trong khoảng thời gian công tác tại Đoàn, nhiều vở diễn khác tiếp tục được chấp bút, khai sanh.

Có cộng tác với soạn giả Điêu Huyền mới cảm được cái “khó” của ông, ông Năm Thạnh, cháu của soạn giả Điêu Huyền chia sẻ: "Ông có một thói quen, ông rất là nghiêm túc. Thí dụ như con lại con ngồi nói chuyện với ổng, nhìn con quan sát thì không có nhìn nhiều, nhưng cái tay của ổng luôn vừa nghe vừa gỡ cái phao tay rất là chăm chú, nghiêm túc. Rồi ở chỗ ngủ của ông lúc nào cũng có cái bàn nhỏ nhỏ như vầy, thí dụ mà đang nằm ngủ mà nhớ nhớ tới cái gì thì liền thức dậy ghi chép lại".

Cũng nhờ cái tánh kỹ lưỡng, nghiêm túc này mà các vở diễn của soạn giả Điêu Huyền luôn “sạch sạn” nếu không muốn nói là tuyệt đối. Các vở diễn của ông thu hút bởi ngôn từ vừa dân dã vừa mượt mà, ý vị. Tài hoa ấy thể hiện rõ từ tựa các vở tuồng: “Khách sạn Hào Hoa”, “Tìm lại cuộc đời”, “Tiếng hò sông Hậu”. 

Vở “Tiếng hò sông Hậu” của soạn giả Điêu Huyền do các nghệ sĩ trẻ biểu diễn. Ảnh: Giaoduc.edu.vn

Vở “Tiếng hò sông Hậu” của soạn giả Điêu Huyền do các nghệ sĩ trẻ biểu diễn. Ảnh: Giaoduc.edu.vn

Khoảng năm 1952-1954, soạn giả Điêu Huyền làm ở Ty Thông tin Cần Thơ. Đây là giai đoạn ông viết nhiều vở cải lương. Trong Địa chí Cần Thơ có đoạn: “Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đoàn tuyên truyền lưu động tỉnh được thành lập, vừa tuyên truyền, vừa diễn kịch Thiếu nhi thời loạn của soạn giả Điêu Huyền, tiêu biểu cho giai đoạn này (...). Cũng vào khoảng giữa năm 1952, Đoàn cải lương Lam Sơn thuộc Ty Thông tin tỉnh Cần Thơ ra đời, do soạn giả Điêu Huyền làm trưởng đoàn, vở cải lương Mười năm gian khổ do ông soạn đã trở thành vở diễn chính của đoàn”.

Đồng nổi tiếng là vở Chim Việt cành Nam, nhưng Mười năm gian khổ là vở cải lương nổi tiếng nhất của ông trong giai đoạn này, diễn rộng rãi ở miền Tây Nam bộ. Có thể nói rằng, những tác phẩm của soạn giả Điêu Huyền đi sâu vào lòng biết bao thế hệ người mộ điệu là bởi mỗi nhân vật, dù là tuyến phụ, cũng được khắc hóa tính cách rất độc đáo. Những nhân vật chuyên bợ đỡ, “nịnh trên, nạt dưới”, hay tàn độc do Điêu Huyền “nhào nặn” như: Đại úy Gian Thành Giảo trong “Tìm lại cuộc đời”, “Bùng Binh Biền” trong “Khách sạn Hào Hoa” hay Hội đồng Dư, cặp rằng Lựu, Hương quản Lê trong “Tiếng hò sông Hậu” đã trở thành những nhân vật hình mẫu về nghệ thuật trên sân khấu cải lương.

Này chỉ là bàn riêng về sự tinh tế trong lối quan sát bao hàm của soạn giả Điêu Huyền, còn những “nhặt nhạnh” trong đời sống cũng được vị soạn giả tài danh này mang vào khéo léo trong các vở diễn.

"Không phải riêng những chuyện xoay quanh các tuồng tích đâu, mà có những chuyện trong sự đời thôi, thí dụ như tôi đi đâu lại nhà tôi hỏi “Ông Chín có nhà không”, mà người chủ nhà nói “Chắc có mà”. Thì hiểu sao cho cái câu này? Chắc có là sao, là chưa chắc có. Có hoặc không thôi chứ chắc thì là chưa chắc đúng không. Chỉ như vậy thôi mà ông đem về ông vận dụng trong cái tuồng Gió bụi biên thùy. Như vậy, để nói rằng, tính cách, con người của ông rất là biết lắng nghe, chắt lọc những cái hay. Cho nên là ông viết rất là nhiều tuồng nhưng tuồng nào cũng rất là gần gũi với quần chúng nông dân", ông Năm Thạnh cho biết.

Cảnh trong vở cải lương nổi tiếng Khách sạn hào hoa của soạn giả Điêu Huyền. Ảnh: Giaoduc.edu.vn

Cảnh trong vở cải lương nổi tiếng Khách sạn hào hoa của soạn giả Điêu Huyền. Ảnh: Giaoduc.edu.vn

Khi nhắc tới cái chơn chất, cái gần gũi, cái đời trong các vở tuồng của soạn giả Điêu Huyền, người mộ điệu cải lương liền nghĩ ngay đến Hội đồng Dư độc ác, cô Ba Phượng tàn nhẫn hay thiếm Tư Hậu, anh Thừa hiền lành, chơn chất của vở cải lương “Tiếng hò sông Hậu”. Gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện kịch tính, nhân vật điển hình, lời thoại chuẩn mực và nhất là không gian đồng quê Nam bộ được tái hiện sinh động của “Tiếng hò sông Hậu” vẫn thu hút người xem.

Trong “Tiếng hò sông Hậu”, ước mơ bình dị của Chơn - Lài trong thời buổi gian khổ lại được soạn giả thể hiện đẹp tựa bài thơ: “Lợp lại mái nhà dột nát, làm đám cưới thật đơn sơ, mua một cái mùng vải ta, sắm cho má một cái áo xuyến bà ba, mua một cặp gối tai bèo để thêu hai con thỏ ăn củ cải đỏ”.

Xem vở này, ai cũng ghét thậm tệ nhân vật Hội đồng Dư. Tiếng hò sông Hậu thành công vì gây dựng được niềm tin trong lòng khán giả về luật nhân quả nhãn tiền: kẻ xấu, kẻ ác bị trừng phạt hoặc họ sẽ hồi tâm quay về nẻo chính. Nhưng có lẽ ít ai biết nhân vật Ba Năng, rể ông Hội đồng Dư, trong vở tuồng này là ai.

Theo ông Năm Thạnh, nhân vật Ba Năng chính là soạn giả Điêu Huyền và Hội đồng Dư chính là cha vợ của soạn giả Tiếng hò sông Hậu. Một vở tuồng thành công vì nó tả đúng cuộc đời hay mang cuộc đời vào trong chính vở tuồng đó, cho nên ai nghe qua cũng thấy hình ảnh của mình hết cả.

"Tiếng hò sông Hậu đó he, thời mà đài còn đang phát, ở đây có mấy đứa nhỏ trẻ chừng 10 mấy tuổi thôi, mà nó thuộc rồi một mình nó thôi là đóng được hết tất cả các vai từ đầu tới đuôi. Ông Năm đi kéo lưới từ đầu buổi tới cuối buổi mà nghe tụi nhỏ nó hát hoài chưa hết cái tuồng (cười). Đó, để nói rằng là cái cách nói của ông trong vở rất là bình dân. Ví dụ trong tuồng Hồi xưa đâu có ai biết rành ông Hội Đồng Dư, bây giờ mà nói tới địa chủ này kia là người ta biết hết. Hay cái cách nói mà chê thằng rể, rể điên điển. Người ta đâu có ai biết rể điên điển là gì, mà qua cách thể hiện của ông người ta hiểu hơn về cái dân gian", ông Năm Thạnh nói.

Có thể nói, sự thưa dần những nhân cách nghệ thuật lớn đầy tài hoa như Điêu Huyền, Hà Triều – Hoa Phượng, Thu An, Hoàng Khâm, Nhị Kiều, Quy Sắc… là thiệt thòi không thể bù đắp cho thế hệ nghệ sĩ trẻ hiện nay. Soạn giả Điêu Huyền dù không còn tại thế, nhưng trong giới sân khấu cải lương, mọi người vẫn nhớ cái ơn của ông.

Ông đã thật sự sống một cuộc đời đáng sống khi nối tiếp, thừa hưởng những tinh hoa của các bậc tiền bối cải lương như Nguyễn Trọng Quyền, Trần Hữu Trang, Năm Châu… và đã trao lại cho những thế hệ sau ông không chỉ kinh nghiệm, tài năng, tác phẩm mà còn là tấm gương của một nhân cách sáng ngời lòng yêu nước, thương dân, yêu nghề, trân trọng nghề.

Ông đã mở đường, trở thành người anh, người cha nuôi có công dẫn dắt, rèn luyện, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nghệ sĩ trở thành tên tuổi sáng chói trong lĩnh vực sân khấu cải lương sau này.

Kim Loan - Hồng Lê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.