Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Đề xuất 200.000 xe hợp đồng phải vào bến: Liệu có khách để đón?

Chu Đức: Thứ hai 04/12/2023, 16:14 (GMT+7)

Nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng “trá hình” chạy nghênh ngang trên các tuyến phố, Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa đề xuất buộc xe loại hình này phải vào bến để đón trả khách.

Trước thông tin mới này, các tài xế tỏ ra khá bất ngờ. Bởi lẽ, vào bến xe theo quy định thì cũng không phải vấn đề, điều họ băn khoăn là vào bến liệu… có khách để đón hay không? Bên cạnh đó, chỉ 1/4 trong số hơn 200.000 xe hợp đồng hiện bị phát hiện chạy trá hình.

Có nên vì thế mà phủ nhận sự đóng góp và mức độ tiện lợi của loại hình xe hợp đồng đối với việc đi lại của người dân?

Theo một số tài xế, cần phân biệt xe hợp đồng chạy đúng quy định với xe hợp đồng 'trá hình'. Nếu vơ đũa cả nắm, buộc tất cả vào bến thì bất hợp lý, phủ định đóng góp của loại hình vận tải này.

Theo một số tài xế, cần phân biệt xe hợp đồng chạy đúng quy định với xe hợp đồng 'trá hình'. Nếu vơ đũa cả nắm, buộc tất cả vào bến thì bất hợp lý, phủ định đóng góp của loại hình vận tải này.

Cục Đường bộ Việt Nam đang sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đưa ra nhiều đề xuất nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng trá hình ngang nhiên chạy bát nháo khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM…

Theo đó, tại các đô thị loại 1 và loại đặc biệt, xe hợp đồng chở công nhân, chuyên gia được đón trả khách theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Với xe hợp đồng cá nhân sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh công bố.

Bên cạnh đó, việc bổ sung sửa đổi Nghị định 10 lần này cũng sẽ lượng hóa cụ thể để thuận tiện cho việc xử lý vi phạm bằng quy định: Xe hợp đồng, xe du lịch không được đón trả khách thường xuyên từ 3 ngày liên tiếp trở lên hoặc từ 10 ngày trở lên trong 1 tháng tại trụ sở chính, văn phòng đại diện.

Đánh giá đề xuất buộc xe hợp đồng vào bến đón khách, anh Lê Văn Tiến, một tài xế kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng cho rằng, rất khó khả thi, bởi một lẽ hiển nhiên: Quy luật thị trường đang hướng tới việc phục vụ tận nơi, tiện lợi với hành khách.

“Nếu có quy định nhà nước bắt buộc như thế thì phải theo thôi, chứ không làm trái được. Nhưng mà khi thấy không phù hợp thì người ta sẽ phải sửa đổi thôi. Theo mình là bất hợp lý, nhưng đây mới là dự thảo thôi. Phải tính toán kỹ lưỡng, tìm hiểu sâu hơn nữa, không phải tự nhiên ra được nghị định ngay đâu”, anh Tiến nêu ý kiến. 

Đồng quan điểm, anh Nguyễn Quang Linh, tài xế đang chạy hợp đồng chở đám cưới tỏ ra khó hiểu với đề xuất này. Theo anh, một chiếc xe hợp đồng chạy cố định 1 điểm đón, 1 điểm trả, chở theo hơn 30 người thì sẽ dễ dàng, tiện lợi và tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc 30 người phải ra bến xe để bắt xe, chưa kể khoảng cách địa lý, thời gian ùn tắc để ra được bến xe.

“Nó bất hợp lý quá. Bọn mình ở huyện lẻ đón khách mà bắt họ đến bến xe thì đi kiểu gì, cách 10 cây số, đi xe máy hay xe đạp à? Bắt xe buýt thì nó lâu, người nọ đợi người kia. Đi ăn cưới cả 30 người thì xe buýt nào chứa được, đến ăn ở nhà hàng thì sao mà kịp được. Đường sá thì đông đúc, lại thất thoát cho doanh nghiệp thôi”, anh Linh cho biết.

Khi nhận được thông tin trong số 220 nghìn xe hợp đồng hiện có, khoảng 1/4, tương đương 60 nghìn xe đang chạy trá hình tuyến cố định, anh Linh cho rằng, không nên đánh đồng, “vơ đũa cả nắm”. Vì xe hợp đồng khác với xe hợp đồng “trá hình”.

“Chúng tôi 1 điểm, về 1 điểm, không chạy lung tung. Từ điểm nọ đến điểm kia là về thôi, đón từ nhà dân đi 1 điểm thôi. Không như xe trá hình tuyến cố định kia là toàn bắt khách dọc đường. Ông nào mạnh thì ông ấy cứ chạy kiểu trá hình thôi”.

Theo đại diện phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái - Cục Đường bộ Việt Nam, xe hợp đồng trá hình chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP.HCM đi các tỉnh xung quanh trong bán kính dưới 200 km. Loại hình này đang thực hiện đón trả khách ở một hay một số địa điểm cố định tại các văn phòng trong nội thành trái quy định mà không gặp bất kỳ rào cản nào.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, cần tập trung vào đúng đối tượng cần chỉnh đốn là xe hợp đồng “trá hình” chạy như tuyến cố định. Nếu không thận trọng, sẽ dẫn đến gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng nói chung.

“Việc chúng ta tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế là cần thiết. Nhưng nếu siết chặt quá mức lại nảy sinh nhiều vấn nạn đằng sau rất phức tạp. Thứ nhất nó gây khó khăn cho kinh doanh vận tải, làm suy giảm chất lượng phục vụ. Thứ hai, cơ chế xin cho rất dễ xảy ra”, ông Thanh cho biết.

Ông Thanh cũng khuyến cáo các nhà quản lý giao thông, cần xử lý nghiêm, kiên quyết, không có vùng cấm với các trường hợp vi phạm về luồng, tuyến, không đúng theo hợp đồng giao kết với hành khách. Nhưng ngoài ra, các nhà quản lý cũng nên tìm hiểu vì sao xe hợp đồng lại đang được ưa chuộng, để tìm cách nâng cao chất lượng hệ thống vận tải khách, tạo thuận lợi đi lại cho người dân, đồng thời không tác động tiêu cực tới trật tự, an toàn giao thông./.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.