Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Để lợi nhuận cho nông dân không còn "trăm bề khó"

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ ba 07/11/2023, 14:32 (GMT+7)

Nông nghiệp từ lâu được xem là thế mạnh của ĐBSCL. Thời gian qua, dù đạt nhiều kết quả khả quan, thế nhưng, trên thực tế, đời sống nông dân vùng này vẫn còn khó khăn, chưa thể làm giàu từ nông nghiệp

Chuỗi liên kết giá trị được xác định là chìa khóa vàng để gia tăng lợi nhuận cho nông dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà nông dân miền Tây phần nào đó còn chậm thay đổi tư duy, thói quen, cùng cách sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tính bền vững, nhiều rủi ro. Thậm chí khi có liên kết rồi thì vẫn còn rời rạc, chưa chặt chẽ dẫn đến dễ tổn thương với những biến động của thị trường.

Mặc dù không có lợi thế về nuôi cá tra như An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ…, nhưng tại Hậu Giang, một số hộ nông dân cũng chọn loài thủy sản này để phát triển kinh tế. Nếu như trước đây, cá tra hút hàng, bà con có đồng ra đồng vào thì giờ đây, giá cá đi xuống, nông dân đứng ngồi không yên.

Thực tế này không chỉ khiến nhiều hộ dù nuôi thành công nhưng không còn lợi nhuận, thậm chí lâm cảnh nợ nần. Đơn cử như HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang có 22 thành viên, nhưng số hộ còn bám trụ đang teo tóp dần do đứt vốn tái sản xuất.

Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, cho biết: Có một số hộ bây giờ đất bán mà không đủ trả nợ nữa. Ngưng nuôi, để nuôi cá tạp bán cầm chừng, khi nào ổn định mới cho nuôi lại.

Tương tự với người nuôi cá tra, người nuôi tôm cũng đứng ngồi không yên khi giá tôm năm nay rơi xuống mức thấp, vốn liếng tích góp trôi theo dòng nước. Nếu như trước đây, nuôi tôm được ví như “1 vốn 4 lời” thì nay ranh giới giữa lời và lỗ rất mong manh. Trò chuyện với nhiều bà con có kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm thì phần lớn đều lắc đầu ngao ngán.

Ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bạc Liêu, Giám đốc HTX Công nghệ cao Đông Hải, cho biết, qua khảo sát 20 hộ chăn nuôi thì khoảng 50% bị lỗ vốn, số còn lại thì hoà vốn hoặc có lời chút ít. Nếu tình hình này kéo dài sẽ rất khó cho nông dân tái thả nuôi: Cho điều tra 20 hộ nuôi, trong 20 hộ này thì lỗ hết 10 hộ, còn lại 10 hộ thì hoà vốn hoặc có lời chút ít. Chi phí cao, giá thức ăn không giảm, giá tôm giống, thuốc thủy sản không giảm, có dấu hiệu còn tăng nữa mà trong lúc tôm tuột vậy đó mà người dân bây giờ nuôi thì lỗ nếu tình hình này để ầm luôn, ai nuôi tôm nữa.

Để hạ giá thành trong nuôi trồng thuỷ sản cần áp dụng kỹ thuật tiên tiến ở tất cả các khâu trong quy trình để tăng tỉ lệ sống, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn; Tổ chức liên kết sản xuất để giảm khâu trung gian, đảm bảo vật tư đầu vào đến tay người nuôi nhanh nhất, có giá gần nhất với giá thành sản xuất, để giảm chi phí sản xuất.

Sơ chế trái xoài đưa đi xuất khẩu tại công ty cổ phần Nông sản Cát Tường (Tiền Giang) (Ảnh: VOV.vn)

Sơ chế trái xoài đưa đi xuất khẩu tại công ty cổ phần Nông sản Cát Tường (Tiền Giang) (Ảnh: VOV.vn)

Ông Ngô Thế Anh, Trưởng phòng nuôi trồng thủy sản, Cục Thủy sản, chia sẻ: Giá bán thấp thì việc tổ chức sản xuất nuôi là gặp khó khăn nhiều nhất, bởi vì ngoài việc trực tiếp sản xuất để đạt hiệu quả đã là khó khăn, thì trong đó phải cần phụ thuộc vào yếu tố vật tư đầu vào, chất lượng cũng như kịp thời của vật tư đầu vào và sau khi sản xuất xong, thì lại phụ thuộc vào cái tiêu thụ, cũng như đầu ra, đặc biệt là giá, tiêu thụ sản phẩm. Muốn thúc đẩy sản xuất thì chúng ta cần kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào, chất lượng, để làm sau sản xuất có cái sức cạnh tranh về giá và các rảo cản, đầu ra về sản phẩm.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân sở dĩ nông dân mình còn nghèo là do 50% nông dân không chịu thay đổi về tư duy trong sản xuất nông nghiệp để bắt kịp xu hướng kinh tế: Khó khăn nhất của nông nghiệp nước ta hiện tại là đầu ra. Không có đầu ra ổn định, người nông dân luôn luôn bị bấp bênh. Họ cũng không dám quyết định nhiều theo kế hoạch Nhà nước, mà họ quyết định bắt chước theo những người xung quanh, thấy họ trồng gì thì mình trồng nấy. Một vấn đề nữa là giữa người nông dân và doanh nghiệp không có gắn kết với nhau một cách rất là thuận lợi. Có lúc thì đã hợp đồng giá đó rồi, khi thu hoạch, giá rẻ hơn thì doanh nghiệp bỏ của chạy lấy người.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, không thể cùng lúc đặt mục tiêu hơn 10 triệu nông dân Việt Nam trở thành chuyên nghiệp, bởi chuyên nghiệp không có điểm dừng, tri thức cũng không có điểm dừng. Nâng tính chuyên nghiệp bằng cách chia sẻ tri thức cho người nông dân, có thể tri thức đó bắt đầu từ nhỏ, từ bán hàng, cách làm giống, cách thu hoạch… dần mới đưa công nghệ số, thương mại điện tử, các kiến thức vào cho người nông dân.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Câu chuyện nông dân chuyên nghiệp không phải là câu chuyện của nhà nước mà của tất cả của chúng ta yêu người nông dân, khắc khoải vì sự chậm chạp tịnh tiến trong phát triển để chúng ta hành động để người nông dân khá hơn, thu nhập cao hơn trên cùng đơn vị diện tích bằng cách làm nông chuyên nghiệp, bằng cách làm nông tri thức.

Như vậy, chúng ta không cám cảnh, ngồi thân người nông dân bỏ xứ bỏ quê, làm tất cả phải hành động, doanh nghiệp cũng làm được, chuyên gia cũng làm được, viện trường cũng làm được.

Thị trường hàng hoá lớn cần có nhiều yếu tố, từ tư duy lớn, chuỗi liên kết lớn, giá trị kinh tế - xã hội lớn... Do vậy, trong bối cảnh nền kinh tế việc chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nông dân phải chuyên nghiệp là nhu cầu tất yếu. Việc chuyên nghiệp sẽ là “chìa khóa” của nền nông nghiệp bền vững và hiện đại, khắc phục điểm yếu vốn được đánh giá là manh mún, nhỏ lẻ...

***

Có thể thấy hiện nay, bà con nông dân vẫn đứng ngoài hoặc ở tầng thấp trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp. Phần lớn dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro trước những biến động của thị trường. Thực trạng này mất công bằng và bất hợp lý với nông dân?

Có thể khẳng định rằng, thành phần kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp HTX, được xem là đầu tàu dẫn dắt nông dân tham gia vào chuỗi giá trị liên kết, “sân chơi lớn” thị trường. Những kết quả đạt được của lĩnh vực kinh tế tập thể ở ĐBSCL thời thời qua rất tích cực, nhiều sản phẩm đã được nâng tầm, chế biến sâu và vươn ra thị trường quốc tế.

Tuy nhiên ở khía cạnh nào đó, nông dân khi tham gia vào kinh tế tập thể vẫn còn đối diện với nhiều rào cản, thậm chí vẫn còn tâm lý vô cho có hay để tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi mà nếu sản xuất đơn lẻ khó mà tiếp cận được.

Ngoài ra, tư duy mạnh ai nấy làm, ăn theo nhãn hiệu tập thể nhưng không chú trọng đến chất lượng, uy tín, hình ảnh của nhãn hiệu tập thể khiến giá trị kinh tế mang lại chưa tương xứng; thậm chí có những trường hợp làm ăn không đàng hoàng, chạy theo lợi nhuận trước mắt, dẫn đến những hệ luỵ kéo theo lâu dài, có nguy cơ làm mai một các nhãn hiệu tập thể.

Do vậy, việc xây dựng thương hiệu đã khó, gìn giữ, phát huy càng khó hơn và việc này muốn thành công đòi hỏi phải có sự chung sức, đồng lòng để tạo nên bức tường thành vững chắc, cản trở mọi sự công phá từ bên ngoài.

Làm sao để tăng lợi nhuận cho nông dân? Vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ là cũ, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù thời gian qua, từ trung ương đến địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân, thế nhưng, tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Phần lớn lợi nhuận nông sản rơi vào túi các trung gian thay vì nông dân, cứ ít lâu lại xảy ra tình trạng giải cứu nông sản.

Một trong những lý do khiến nông sản chưa được giá cao đó là do an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số nông dân thì phun xịt theo kinh nghiệm và vẫn còn thói quen phun xịt sát thời điểm thu hoạch để cây trái không nhiễm sâu bệnh. Nguyên nhân thứ hai là do thiếu thương hiệu, bán hàng mất uy tín, thật giả lẫn lộn khiến cho khách hàng trong nước lẫn quốc tế quay lưng. Thêm vào đó, chúng ta xuất khẩu thô là chủ yếu nên giá trị giảm sút đáng kể.

Để nâng cao vị thế, tăng thu nhập cho người nông dân, thiết nghĩ, rất cần bắt đầu từ giáo dục, bởi có một tâm lý chung hiện nay, ít ai muốn con mình học làm nông dân. Vì vậy, ngay từ nhỏ, trẻ em hiểu về tầm quan trọng của nông nghiệp để từ đó thay đổi tư duy làm nông không phải là cực khổ mà là một ngành, lĩnh vực trụ đỡ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, bản thân nông dân cũng phải tự vươn lên để làm giàu và bảo vệ thương hiệu nghề nông của mình.

Phải chấm dứt tình trạng canh tác manh mún này bằng cách thành lập doanh nghiệp hợp tác xã, ứng dụng khoa học công nghệ, đưa các tiêu chuẩn an toàn VietGAP, Global Gap,… vào sản xuất, từ đó xây dựng chuỗi ngành hàng hoàn chỉnh.

Thời gian gần đây, nhiều thị trường khó tính đang dần mở cửa cho nước ta. Đây là cơ hội nhưng vẫn còn rất nan giải do cước phí vận chuyển quá cao. Mong rằng, khi các tuyến cao tốc đi qua ĐBSCL được hoàn thành và đưa vào sử dụng cùng các hạ tầng và cảng biển, logistics được khơi thông sẽ tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm nông sản của vùng, cải thiện thu nhập của nông dân, doanh nghiệp.

Quan trọng nhất, nhà nước phải có chính sách hỗ trợ thích hợp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ các chương trình vay vốn, đẩy mạnh tuyên truyền, giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác,…. Đây vừa là giải pháp giúp nông dân mạnh dạn gắn bó với ruộng đồng vừa giúp giải quyết vấn đề lao động nông thôn, không phải bỏ quê lên các đô thị lớn. 

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Trái ngược với vẻ xanh mát, rợp bóng cây, rực rỡ sắc hoa bằng lăng, hoa phượng ở một số con đường, tuyến phố của Hà Nội, tại một số ngõ rộng trên phố Duy Tân (quận Cầu Giấy) những hàng cây lâu năm bị cắt trụi, chỉ còn lại thân chính và đến nay mới chỉ nẩy lưa thưa một số mầm cây.