Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Đề án 1 triệu nhà ở xã hội còn vướng ở đâu?

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ sáu 23/02/2024, 21:30 (GMT+7)

Sau một năm triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, cả nước đã có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 411.250 căn hộ.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, cần thẳng thắn nhìn nhận, việc triển khai dự án còn nhiều khó khăn, hạn chế. Những rào cản đó là gì? 

Những hạn chế lớn tạo ra lực cản có thể nhắc đến như: việc giải ngân vốn ưu đãi từ gói 120 nghìn tỷ còn chậm; nhiều địa phương chưa quyết liệt; doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi…

Đây là những thực tế được chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc triển khai Đề án “đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” trong năm 2024 vừa diễn ra.

Đáng nói, thủ tục làm nhà ở xã hội kéo dài là vướng mắc, khó khăn đầu tiên được nhiều ý kiến chỉ ra. Theo các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, thủ tục duyệt giá, duyệt đối tượng có thể kéo dài hàng năm. Thủ tục phê duyệt dự án có thể 3 năm chưa xong. Ông Vương Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn BĐS Lan Hưng cho biết:

"Khó khăn về duyệt giá và duyệt đối tượng hiện nay là kéo dài hàng năm. Dự án phê duyêt là chúng tôi có 36 tháng nhưng các thủ tục văn bản nhà nước thì đến chỗ nào cũng nửa năm với 7 hoặc 8 tháng thì làm sao thực hiện được dự án".

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Bên cạnh thủ tục đầu tư còn rườm rà, tiếp cận vốn vay hay thậm chí là sự vào cuộc chậm chạp tại địa phương. Ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty HUD cho hay: "Theo chúng tôi đánh giá là chính sách là chúng ta đã trang bị đầy đủ. Vấn đề là thực hiện tại các địa phương, theo chúng tôi thì với những địa phương có sự quan tâm, thống nhất về nhà ở xã hội thì các dự án ở địa phương đó sẽ rất thuận lợi trong quá trình triển khai".

Tại một số địa phương trọng điểm, mặc dù nhu cầu của người dân về nhà ở xã hội là cấp thiết, nhưng việc đầu tư xây dựng còn rất hạn chế. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nêu thực tế: "Mặc dù nhu cầu nhà ở xã hội thì rất lớn, nhưng việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu đề ra, như Hà Nội mới chỉ triển khai được 3 dự án với 1.700 căn, đáp ứng được 9%. TP.HCM triển khai được 7 dự án với 4.900 căn, đáp ứng được 19%. Đà Nẵng có 5 dự án, với 2.750 căn, đáp ứng được 43%. Một số địa phương chưa có dự án nhà ở xã hội nào được khởi công trong giai đoạn vừa qua như Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Long An, Quảng Ngãi… Một số địa phương chúng tôi thấy chưa có động thái để triển khai Đề án này".

Nhiều ý kiến đã chỉ ra hàng loạt vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến 2030.

Một vấn đề quan trọng chưa được giải quyết là nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển dự án nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 11 và Nghị quyết số 33 của Chính phủ chưa được giải ngân hiệu quả. Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Tập đoàn Hoàng Quân nêu ý kiến:

"Đối với nhà ở công nhân thì nên cho 10 đối tượng tham gia như nhà ở xã hội thì mới khuyến khích nhà đầu tư tham gia, tức là tạo thêm nguồn lực và cũng giúp người dân có điều kiện tham gia. Đối với gói tín dụng vay 4,8% thì hiện nay nguồn vốn chưa rõ ràng để phục vụ chương trình này. Tôi kiến nghị cần có một nguồn vốn tín dụng ổn định dành cho chương trình một triệu căn nhà ở xã hội này, bao gồm cả Ngân hàng thương mại và Ngân hàng chính sách xã hội thì chương trình sẽ thành công".

Một khu nhà ở xã hội tại Bình Dương (Ảnh: Thanh Niên)

Một khu nhà ở xã hội tại Bình Dương (Ảnh: Thanh Niên)

Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp để có kết quả như ngày hôm nay. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng cho biết, Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến 2030 chỉ là sự khởi đầu, sẽ còn những việc lớn hơn cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và đảm bảo nơi ở cho người dân có thu nhập thấp.

Nếu xây dựng thành công chương trình nhà ở xã hội thì sẽ góp phần quan trọng vào chính sách an sinh xã hội. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: "Tôi đồng tình với việc sẽ cần phải có một nguồn tài chính. Đây là việc Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo. Không nên đề ra chính sách nào không phù hợp với cơ chế thị trường.

Vướng mắc thứ hai là cách tiếp cận để thế chấp các dự án liên quan đến nhà ở xã hội. Đất dành cho nhà ở xã hội là miễn tiền sử dụng đất nên không được thế chấp, nhưng tài sản hình thành trên đất thì được thế chấp. Thủ tục hành chính để doanh nghiệp vay, thế chấp cũng cần phải giảm đi".

Năm 2024, Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ. Theo Bộ Xây dựng, đây là mục tiêu rất cao, đòi hỏi các Bộ ngành và địa phương rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất, cải cách thủ tục hành chính… cho các dự án nhà ở xã hội. Đồng thời, tháo gỡ, thúc đẩy việc tiếp cận, giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ./.

 

Như Ngọc - Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

[Trực tiếp] Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Trực tiếp] Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18 giờ hôm nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang đã tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.