Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

ĐBSCL và lời giải cho bài toán “điểm nghẽn” logistics

Kim Loan: Thứ ba 27/02/2024, 10:24 (GMT+7)

Trong khi chi phí logistics cả nước rơi vào khoảng 16,5% thì con số này ở ĐBSCL vẫn ở mức 30-40% đã khiến “vựa nông sản” lớn nhất nước bị giảm tính cạnh tranh.

Trở lại ấp Nguyệt Lãng C, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh sau 6 tháng phản ánh về tình hình một kho lạnh “triệu đô” bị bỏ hoang, đến nay vẫn không có gì mới. Lối đi bị rêu phong che phủ, chim chóc kéo nhau về làm tổ trên nóc kho. Đây là kho lạnh được Vương quốc Bỉ tài trợ xây dựng cho tỉnh Trà Vinh với kinh phí 24 tỷ đồng, sức chứa 60 tấn, được gọi tên là “kho lạnh thông minh”.

Dự án là “mô hình điểm” để Bộ NN&PTNT nghiên cứu triển khai ở các trung tâm logistics đặt tại khu vực cửa sông Hậu và cảng Cái Mép. Tuy nhiên, sau khi khánh thành vào tháng 3/2022 thì kho lạnh này chưa vận hành.

Ông Trần Trường Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết lý do: Kho lạnh này chưa vận hành vì vướng thủ tục giấy tờ. Theo nguyên tắc, dù đây là dự án tài trợ nhưng để quản lý thì mình phải nhập vào tài sản công. Muốn nhập vào tài sản công được chúng ta phải có hóa đơn, chứng từ để biết tài sản này trị giá bao nhiêu, nhưng đơn vị tài trợ họ không cung cấp cho mình hóa đơn chứng từ. Thời gian qua, chúng tôi đã thuê một đơn vị tư vấn độc lập để thẩm định giá, rồi nhập công trình dự án kho lạnh thông minh vào tài sản nhà nước. Sau đó chúng tôi mới kêu gọi liên danh hợp tác để vận hành kho lạnh.

Giám đốc Sở NN&PTNT Trà Vinh cho biết thêm, chậm nhất cũng phải hết quý I/2024 kho lạnh này mới hoàn tất thủ tục “nhập kho”. Điều này đã cho thấy, bên cạnh điểm yếu về hạ tầng, dịch vụ thì logistics ở ĐBSCL còn hạn chế bởi tính bị động của đơn vị quản lý và thủ tục hành chính rườm rà. Trong khi Vùng còn thiếu dịch vụ này thì riêng Trà Vinh đã có nhưng lại lãng phí.

Số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đưa ra, tại 13 tỉnh/thành ĐBSCL có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% cả nước nhưng doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp. Hệ thống logistic kém dẫn đến cước vận chuyển trái cây tươi của ĐBSCL vào Mỹ là 6 USD đến 6,2 USD/ kg, chi phí logistic vào thị trường trọng điểm thì giá gấp đôi so với giá cập nhật.

Cụm cảng Cần Thơ hiện nay chỉ mới đón được tàu từ 3.000 - 5.000 tấn, đây là một hạn chế.

Cụm cảng Cần Thơ hiện nay chỉ mới đón được tàu từ 3.000 - 5.000 tấn, đây là một hạn chế.

Bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, tỉnh Bến Tre cho biết: Chi phí Logistics của chúng ta đối với các thị trường Mỹ và Châu Âu thì đang gặp rất nhiều khó khăn. Điểm nghẽn lớn đối với trái cây tươi và một số mặt hàng mà công nghệ bảo quản của chúng ta chưa đảm bảo, phải đi bằng đường hàng không thì sản lượng đang giảm dần. Với chi phí quá cao thì chúng ta rất khó cạnh trạnh.

ĐBSCL chưa có cảng tổng hợp hành khách và hàng hóa quy mô cấp vùng mà chỉ là những bến thủy nội địa. Về đường biển, cụm cảng Cần Thơ chưa khai thác hiệu quả vì hậu cần – kho bãi logistics không đồng bộ. Luồng sông Hậu hiện nay rất cạn, chỉ lưu thông được cho tàu từ 3.000 đến 5.000 tấn.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright nhận định: Cơ sở hạ tầng ĐBSCL thua xa mức độ và tiềm năng phát triển của vùng. Ở đây cái chính là cơ sở hạ tầng giao thông, quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng kết nối với vùng kinh tế năng động nhất là TP HCM và Đông Nam Bộ.

Một trong những cơ hội thuận lợi để logistics ĐBSCL trở mình vươn lên mạnh mẽ là dựa vào Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến 2025, ĐBSCL tập trung phát triển 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp. Trong đó 01 trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP.Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistic ở Hậu Giang – đây là trung tâm logistic của vùng; Xây dựng 7 trung tâm đầu mối có chức năng thu gom, phân loại, chế biến nông sản ở An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre.

Chuẩn bị cho kế hoạch này, TP Cần Thơ đang kêu gọi đầu tư Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản làm “đầu não” cho mạng lưới trung tâm logistics ở ĐBSCL để chi phí và dịch vụ logistics được tối ưu hóa.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Với mục tiêu 1 điểm đến 3 dịch vụ, Trung tâm sẽ hình thành chuỗi liên kết gắn với 3 nhà: Nhà nông – Nhà sản xuất – Doanh nghiệp. Khu liên kết là nơi sản xuất – chế biến và giao dịch trong nước. Kho lạnh sẽ lưu trữ nông sản lên 90 ngày, giúp người dân không bị áp lực giá cả. Doanh nghiệp cũng yên tâm hơn về nguyên liệu đầu vào.

Phần lớn các dịch vụ logistics ở ĐBSCL chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ, mạnh ai nấy làm nên thường gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao. Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được kỳ vọng là “định hướng” tách bạch vai trò, chức năng, thế mạnh từng địa phương, từ đó trung tâm “đầu não” logistics mới được đầu tư bề thế, chuyên nghiệp, được công nhận và vận hành tối ưu nhu cầu phát triển của Vùng. Bên cạnh đó, hệ thống cao tốc trục dọc và trục ngang ở ĐBSCL đang dần hoàn thiện, đưa vào sử dụng sẽ là tiền đề để Doanh nghiệp đưa dòng tiền về đây đầu tư cho lĩnh vực logistics phát triển.

Hằng năm, có hơn 20 triệu tấn hàng hóa ở ĐBSCL được đưa thẳng về ĐNB xuất khẩu hoặc chế biến mà không chọn các cảng ở khu vực này làm nơi xuất phát.

Hằng năm, có hơn 20 triệu tấn hàng hóa ở ĐBSCL được đưa thẳng về ĐNB xuất khẩu hoặc chế biến mà không chọn các cảng ở khu vực này làm nơi xuất phát.

Cần Thơ được xem là địa phương có cụm cảng lớn nhất phục vụ cho lĩnh vực logistics ở khu vực ĐBSCL. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không lựa chọn Cần Thơ mà trực tiếp đưa gần 20 triệu tấn hàng hóa/năm về  thẳng Đông Nam Bộ để xuất khẩu hoặc chế biến. Đã đến lúc Cần Thơ phải tận dụng thời cơ, sức mạnh nội lực để vươn lên trở thành “trung tâm”, “đầu mối” logistic, tạo sức lan toả, kết nối giữa các địa phương.

Logistics đối với quốc tế và cả Việt Nam là một nghề “hái ra tiền”, Cần Thơ cũng có những “khao khát” đó. Nhưng lĩnh vực này ở Cần Thơ phát triển quá chậm so với tốc độ trên cả nước là vì hạ tầng chưa đồng bộ và hệ thống quản trị logistics ở đây chưa hoàn thiện, thiếu nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này. Để vươn lên thì Cần Thơ chỉ có thể “tự lực cánh sinh”. Trước tiên, thành phố cần tận dụng triệt để những cơ chế, chính sách đặc thù đã được phê duyệt. Phát triển Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Vùng với mục tiêu “một điểm đến đa dịch vụ”.

Thành phố cũng nên sớm hoàn thành các hạng mục cơ bản phục vụ xuất khẩu, như: thống kho lạnh, kho ngoại quan, ICD, hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu qua đường hàng không và đường biển. Các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ; nâng cấp Quốc lộ để mở đường cho giao thông vận tải thông suốt. Cần Thơ có đến 9 trường Đại học, Cao đẳng thì thành phố này cũng nên là “trung tâm” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để vận hành quản trị lĩnh vực logistics.

Tuy nhiên, Thành phố cần để tâm đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút đầu tư trong hoạt động logistics. Điều chỉnh việc phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công, xúc tiến đầu tư theo hợp tác công-tư. Thành phố cũng cần hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ logistics. Đẩy mạnh đầu tư, tận dụng lợi thế sẵn có của phương thức vận tải đường thủy. Cải tạo, nâng cấp các luồng tàu biển chính trong khu vực để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng.

Để phát triển logistics trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay thì cần phải xây dựng được các trung tâm logistics lớn từ các doanh nghiệp logistics lớn đủ tiềm lực để khép kín hệ sinh thái logistics. Mời được “ông lớn” về là một thử thách, nhưng tin rằng, với chính sách “cởi mở”, Cần Thơ sẽ đón dòng tiền đầu tư mạnh mẽ trong thời thơi gian tới.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Đã khoảng 1 tuần trôi qua kể từ khi nút giao Mai Dịch thông xe sau khi hoàn thành dự án cầu vượt bằng thép. Giao thông qua khu vực này đã cải thiện ra sao, phát sinh bất cập nào?

Người “điên” trên phố

Người “điên” trên phố

Hà Nội hơn 9 triệu người. Ngược xuôi, hối hả, ào ào lướt qua những con đường đầy xe cộ. Có khi nào tình cờ, bạn gặp một người không bình thường trên phố? Những người mà bác sĩ gọi là triệu chứng của tâm thần kinh, còn dân gian gọi là người “điên”. Những người “điên” trên phố..

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Dự án Vải vụn ra đời nhằm tái sử dụng những đồ thừa là mảnh vải vụn sau mỗi lần may vá. Nhưng điều đáng quý hơn, những vải vụn sau khi “hoá thân” thành những sản phẩm thời trang mới lại có thể giúp đỡ các bệnh nhi ung thư.

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2023, cả nước có khoảng 7,8% số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương với khoảng 900 trẻ em tử vong và gần 1.200 bị thương, trong số đó có gần 1.500 trẻ em là học sinh bậc trung học phổ thông.

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh thành sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Hiện không chỉ người dân còn nhiều bỡ ngỡ mà một số đơn vị thu gom, vận chuyển cũng gặp vướng mắc trong công tác chuẩn bị.

Tâm sự của đêm: Ký ức đồng dao

Tâm sự của đêm: Ký ức đồng dao

Tuổi thơ của chúng dần hạn hẹp trong bức tường vị kỷ, ánh sáng công nghệ rọi vào đôi mắt mơ màng, bé dại mà thiếu đi nền tảng cảm xúc, tiếng cười hồn nhiên.

Sài Gòn sống và yêu: Con trai người chiến sỹ biệt động và “món nợ” với những di tích lịch sử

Sài Gòn sống và yêu: Con trai người chiến sỹ biệt động và “món nợ” với những di tích lịch sử

Hơn 30 năm là quãng thời gian anh Trần Vũ Bình đã bỏ ra để sưu tầm, phục dựng và lưu giữ những hiện vật, di tích về hoạt động của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.