Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

ĐBSCL: Phát triển theo mô hình 3 chữ S

Kim Loan: Chủ nhật 14/08/2022, 07:08 (GMT+7)

Kế hoạch 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ĐBSCL phát triển dựa trên định hướng “Bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng và bảo vệ môi trường”.

Mới đây, Học viện Chính trị khu vực IV phối hợp Cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại khu vực phía Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh tế sông ở ÐBSCL - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Đáng chú ý, tại Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra đề nghị cần thực hiện mô hình 3S cho ĐBSCL, hướng tới sự phát triển thịnh vượng.

Các chuyên gia phân tích, chữ S thứ nhất là sông. ĐBSCL cần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguồn lực liên quan đến sông, trong đó nước là cốt lõi. Khi nói về kinh tế sông thì không thể bỏ qua cù lao Minh– vương quốc trái cây của 2 tỉnh Vĩnh Long – Bến Tre và là thủ phủ ngành du lịch sinh thái đặc thù của cả ĐBSCL.

Được phù sa bồi đắp hàng trăm năm đã tạo nên một vùng cù lao Minh rộng lớn, xanh mát, cây lành trái ngọt, bốn mùa trĩu quả, làng nghề truyền thống trăm năm… lợi thế tự nhiên và văn hóa bản địa này đã giúp sức cho ngành du lịch của 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre thu về hàng trăm tỉ đồng mỗi năm thông qua khai thác các tour tuyến bằng hình thức giao thông độc đạo đường thủy.

Trên cù lao Minh, chỉ tính riêng địa phận của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, đã có trên 20 điểm tham quan du lịch nghỉ dưỡng, đồng hành là 100 tàu du lịch (loại trên 20 ghế ngồi) thay phiên đưa đón, chở du khách lướt sóng nước, ngắm cảnh thanh bình, ca hát, ăn uống trên sông.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, du lịch huyện Long Hồ đã đón khoảng 85.320 lượt khách, tổng doanh thu ước đạt 20 tỉ đồng.

Sử dụng diện tích mặt nước để nuôi thủy sản và giao thương (chợ nổi) để khai thác tối đa lợi thế của sông nước.

Sử dụng diện tích mặt nước để nuôi thủy sản và giao thương (chợ nổi) để khai thác tối đa lợi thế của sông nước.

Ông Võ Trung Sơn – Phó chủ tịch UBND huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Vào những ngày cuối tuần thì du khách đổ về cù lao du lịch rất đông để tham quan, thưởng thức các loại trái cây đặc trưng của cù lao như: Nhãn, chôm chôm… qua khảo sát thì sự hài lòng của du khách khi đến với cù lao là rất cao, đặc biệt là được đi đò dọc, trải nghiệm sông nước và trải nghiệm ở những khu vườn nặng triễu trái cây. Đặc biệt mùa này là mùa chôm chôm chín nên du khách thích thú lắm.

ĐBSCL có tới 28.600 km sông, kênh, rạch. Trong đó có khoảng 13.000 km có khả năng khai thác vận tải (sâu trên 1m). Sở hữu 95% về diện tích nuôi và cung ứng sản lượng cá tra xuất khẩu, thu nhập có lúc lên đến 2 tỉ USD/ năm. Vận tải hành khách bằng đường thủy cũng đang được các doanh nghiệp tâm huyết đầu tư vào ĐBSCL sau lần mở cửa kêu gọi của địa phương.

Tháng 12/2019 tuyến tàu cao tốc Cần Thơ - Sóc Trăng - Côn Đảo đã khai trương, chạy 32 hải lý/giờ với sức chứa khoảng 339 chỗ, khai thác 2 tuyến/ ngày. Với những kết quả bước đầu đã cho thấy các địa phương đã nhận diện được vai trò của các con sông. Đồng thời đang khai thác tiềm năng, dựa vào vào lợi thế để triển khai các hoạt động động kinh tế.

Chữ S thứ 2 là số hóa. Chuyển đổi số là câu chuyện lớn của vùng ĐBSCL. Trong kêu gọi đầu tư, ĐBSCL phải xác định “Chính quyền luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” và phương châm “Trong thành công của doanh nghiệp có nghĩa vụ của chính quyền, trong thất bại của doanh nghiệp có trách nhiệm của chính quyền”.

Các địa phương ĐBSCL phải đổi mới công tác quản lý, điều hành bộ máy chính quyền; thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân. Chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số; tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Ngày nay, nhiều nông trại đã xuất hiện tại ĐBSCL canh tác thuận tự nhiên hướng đến nhu cầu tiêu dùng sạch.

Ngày nay, nhiều nông trại đã xuất hiện tại ĐBSCL canh tác thuận tự nhiên hướng đến nhu cầu tiêu dùng sạch.

TP Cần Thơ là một trong những địa phương tiên phong trong việc lập ra quy hoạch chuyển đổi. Đến năm 2030, Tp phải có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 100% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ khẳng định: Qua chuyển đổi số thành phố sẽ thành lập tổng đài 1022 dành hỗ trợ cho doanh nghiệp, để có những thắc mắc, những khó khăn, những vướng mắc thì doanh nghiệp đưa vào hệ thống thông tin tổng đài 1022.

Thậm chí có những thông tin về cán bộ công chức, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết những vấn đề pháp lý mà gây khó khăn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cứ đưa vào cổng thông tin, thành phố sẽ cập nhật thông tin nóng này và hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Chữ S thứ 3 là sạch, tức là ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển nông nghiệp xanh, sạch nhằm bảo vệ môi trường. Dựa trên nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì hiện nay, thị trường đã chuyển sang cấp tiêu dùng thứ 4.

Cấp 1 là chỉ cần ăn no, cấp 2 là ăn để ngon, cấp độ 3 là ăn những món ăn sạch để an toàn và cấp độ cao hơn là ăn để có dinh dưỡng mà chữa bệnh ( cấp độ 4). Vậy nên nông dân ngày nay không đơn thuần là người giỏi sản xuất ra nông sản nữa mà phải chủ động nắm bắt thị trường trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu, tạo điều kiện tiêu thụ tốt nhất.

Muốn đáp ứng nhu cầu này thì đầu tiên người nông dân phải vượt qua được dấu chân lắm bùn của truyền thống kinh nghiệm lâu nay.

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp – Chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL cho rằng: Muốn sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu thị trường thì phải ứng dụng chất xám ứng dụng KHCN ngày càng nhiều vì các giống cây con ngày nay nó không được sản xuất nhân giống theo kinh nghiệm truyền thống nữa mà nó là thành quả của công nghệ sinh học. Quá trình sản xuất cũng được ứng dụng công nghệ nhiều, công nghệ là giảm lượng đầu vào vật tư nông nghiệp phân thuốc mà hướng đến sản xuất hữu cơ.

Thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ĐBSCL phát triển dựa trên định hướng “Bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng và bảo vệ môi trường”. Với mô hình 3 chữ S, đây là xu thế và cũng là thách thức để ĐBSCL thích ứng và nỗ lực hành động trong thời gian tới.

Du lịch cù lao Minh có sức sống mãnh liệt, mang về hàng trăm tỉ cho 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. Điểm nhấn của tour này là di chuyển bằng đường thủy trên tàu du lịch.

Du lịch cù lao Minh có sức sống mãnh liệt, mang về hàng trăm tỉ cho 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. Điểm nhấn của tour này là di chuyển bằng đường thủy trên tàu du lịch.

Tinh thần chung là các tỉnh thành ĐBSCL lúc này là đồng tình giải quyết các vấn đề trong liên kết vùng, không tách bạch địa phương nọ, địa phương kia, không còn mạnh ai nấy chạy. Nhưng phát triển dựa trên tiềm năng và lợi thế để giàu có.

Vì thế, 3 chữ S phải tận dụng đúng nơi, đầu tư đúng lúc

Khi dịch COVID-19 xảy ra, ĐBSCL vẫn tự tin là vùng duy trì khá tốt đà sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Nhưng cũng phải thừa nhận, dựa trên kết quả thống kê, tốc độ tăng trưởng của ĐBSCL gần đây chựng lại so với các vùng khác.

Tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP phải cần có thêm thời gian, trong khi đó yêu cầu đặt ra đối với ĐBSCL là phải trở thành một vùng động lực phát triển cho cả nước.  

Hiện tại GDP bình quân đầu người của vùng vẫn thấp hơn 18% so với mức trung bình của cả nước, đó như là một thiệt thòi mặc dù mỗi địa phương đã có giải pháp tăng tốc, hăng say lao động để bứt phá.

Những năm qua, Chính phủ, Quốc Hội đã dành sự quan tâm rất lớn cho ĐBSCL và đồng hành với khu vực này trên từng thành tựu đạt được. Tuy nhiên, đầu quan trọng là vực dậy cả vùng, đó là ý thức tự lực, tự cường.

 Địa phương phải quyết liệt hơn trong công tác cải cách hành chính, quản lý chính quyền để tiến tới số hóa trên tất cả các mặt kinh tế - đầu tư – sản xuất.

Chợ nổi, một nét đặc trưng của kinh tế - du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Chợ nổi, một nét đặc trưng của kinh tế - du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

 

Các thủ tục đầu tư phải nhanh thì doanh nghiệp mới hào hứng. Sản phẩm bán ra được truy xuất nguồn gốc rõ ràng thì thị trường mới chuộng.

Đã đến lúc địa phương đừng “đổ thừa” thiếu nguồn nhân lực để phục vụ công tác số hóa. Vì Bộ kH&ĐT đã đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ riêng cho ĐBSCL về khâu này.

Chủ thể chính là người nông dân, thời buổi hội nhập, các thế hệ cha ông cũng nên rộng mở định kiến sản xuất truyền thống, thay đổi tập quán nuôi trồng theo định hướng của nhà nước. Trồng cây, nuôi con theo hướng sạch, xanh để phục vụ thị trường, khách hàng ăn đề có dinh dưỡng.

Chính quyền địa phương, Lãnh đạo cấp cấp các ngành phải tư duy và triển khai vận dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ TW.

Linh hoạt áp dụng các chính sách có lợi cho địa phương mà chủ thể là người nông dân. Quá trình triển khai phải công khai, minh bạch, hiệu quả được đong đếm qua từng giai đoạn.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.