Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
ĐBSCL là vùng nông nghiệp nên lợi thế không thể nào khác hơn là phát triển vùng nông sản và chế biến lương thực – thực phẩm. 13 tỉnh/thành ĐBSCL đều có lợi thế nông nghiệp, nên thu hút được đầu tư thì đòi hỏi mỗi địa phương phải biết tạo sự khác biệt. Long An là địa phương dẫn đầu trong vùng về thu hút nguồn vốn FDI. Khác biệt của Long An là tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch; hạ tầng công nghiệp có khả năng kết nối liên Vùng.
Với mô hình “một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế xã hội, sáu trục động lực”, Long An đã thu hút các nhà đầu tư đến để cùng cống hiến và phát triển. Theo Sở KH&ĐT tỉnh Long An, tính đến cuối tháng 5/2024, tổng số dự án FDI đăng ký trên địa bàn tỉnh hơn 1.300 dự án, vốn đầu tư hơn 11 tỷ USD. Trong đó, có 635 dự án đi vào hoạt động, vốn đầu tư hơn 4,2 tỷ USD.
Ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết: “Để đảm bảo được môi trường đầu tư tại tỉnh Long An được ổn định, hiện nay, chính quyền địa phương cũng đã xây dựng đề án đào tạo nguồn lao động chất lượng cao gắn với xây dựng nhà ở xã hội và giải quyết việc làm qua đó đảm bảo được điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp khi đến đầu tư tại Long An”
Theo thống kê của tỉnh Đồng Tháp, tính từ năm 2020-2023, địa phương đã thu hút được 10 dự án có vốn FDI, với tổng vốn đăng ký 2.618 tỷ đồng, tương đương 114 triệu USD. Với 1,6 triệu người, trong đó có 40% lao động đã qua đào tạo nghề, đất sen hồng sử dụng nguồn nhân lực này để cung ứng cho doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh.
Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết: “Chúng tôi đã có sự chuyển mình tích cực trong thời gian vừa qua, về nhận thức, quyết tâm của đội ngũ, tăng cường giá trị mới trên nền tảng tiềm năng vốn có của tỉnh. Chúng tôi luôn đặt yêu cầu cao đối với đội ngũ lãnh đạo của tỉnh, trách nhiệm, cầu thị…chính những yếu tố này mới tạo nên một Đồng Tháp năng động và hấp dẫn. Đồng Tháp có tinh thần đặt ra khi kêu gọi đầu tư đó là “tiềm năng của chúng tôi sẽ là cơ hội của bạn”, do đó chúng tôi đặt yêu cầu là phải huy động cho hết năng lực nội sinh của tỉnh để xem đó là sức mạnh”.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến cuối tháng 4/2024, vùng ĐBSCL có 2.019 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 36,171 tỷ USD, xếp 4/6 vùng kinh tế cả nước về thu hút FDI về số dự án và tổng vốn đăng ký. Các dự án FDI vào vùng chủ yếu quy mô không lớn, bình quân khoảng 17,9 triệu USD/dự án.
Tuy nhiên, theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế, nhìn dòng vốn FDI vùng ĐBSCL 10 năm qua (2004-2014) cho thấy, những năm gần đây, thu hút FDI của vùng đã có những khởi sắc đáng kể nhờ những cải thiện về cơ sở hạ tầng trong vùng từ kết quả tập trung đầu tư dồn sức phát triển 3 khâu đột phá giao thông - thủy lợi; giáo dục - đào tạo nghề; thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.
Theo ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ thì bên cạnh khâu đột phá, cốt lõi của việc kêu gọi đầu tư vẫn là sự khác biệt dựa trên thế mạnh địa phương: “Trước đây chúng ta thường nói 13 tỉnh/thành ĐBSCL có sự tương đồng thì tỉnh nào cũng phát triển công nghiệp – nông nghiệp – thương mại, dịch vụ. Hiện nay cần sự phân công lại hợp lý hơn, tỉnh nào có thế mạnh về nông nghiệp – trồng trọt thì tập trung vào lúa – gạo và cây ăn trái. Địa phương có thế mạnh về thủy sản thì chỉ tập trung cho thủy sản. Còn địa phương nào có hạ tầng tốt thì phát triển thương mại – dịch vụ và gắn với công nghiệp chế biến. Như vậy, các địa phương sẽ không “giẫm đạp” lên nhau trong việc kêu gọi thu hút đầu tư”.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp, việc đón dòng tiền nhà đầu tư về ĐBSCL thì yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò thứ quan trọng thứ 2 sau nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế, đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là yêu cầu tiên quyết để trang bị nguồn lao động “thạo nghề” đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất của nhà xưởng và cũng gia giảm được tình trạng ly hương.
Đây là vấn đề cốt lõi mà các địa phương cần quyết liệt cải thiện: “Vừa qua, tổng số doanh nghiệp ở ĐBSCL chỉ chiếm 7,5% trên tổng số doanh nghiệp cả nước mà thôi. Tôi thấy cách tiếp cận của một số địa phương là phát triển các khu công nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… điều đó là đúng. Năm qua ở TP.Cần Thơ có sự kiện KCN VSIP được khởi công, giai đoạn đầu giải quyết 30.000 lao động, hướng tới giải quyết 100.000 lao động. Thì các địa phương hoàn toàn làm theo hướng này để thu hút đầu tư, tỉnh Bình Dương ghi nhận sự thành công khi VSIP đầu tư cách nay 30 năm rồi”.
Ở góc nhìn của mình, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: lúa gạo, thuỷ sản, rau quả, du lịch và năng lượng là 5 cụm ngành có lợi thế lớn về thu hút đầu tư của ĐBSCL. Nếu vùng xác định được thế mạnh đúng của mình, đi kèm với đó là các chính sách sinh lời được công bố rộng rãi, chính địa phương chủ động đi kêu gọi đầu tư, không thụ động chờ doanh nghiệp đến tìm hiểu… thì tỷ lệ thành công trong xúc tiến đầu tư rất lớn.
Ông Thành phân tích: Nếu nâng cao hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực mà không thu hút, nâng cấp được sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và logistics thì người ta sẽ không đến ĐBSCL. Cho nên phải rất đồng bộ cái này để người ta ở lại hoặc kéo đến ĐBSCL. Hiện nay, các nhà đầu tư giỏi, những người giàu họ đến làm việc có chất lượng, họ đòi hỏi 3 điều: xanh mướt từ A đến Z trong sản xuất, kinh doanh. Điện phải xanh. Cái thứ hai xanh mướt trong cuộc sống. Cái thứ 3, số phải tốt, và cùng với cái đấy là chất lượng dịch vụ.
Với những cam kết về tăng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL của Chính phủ đã cơ bản giải tỏa được tâm lý e ngại của nhà đầu tư về nút thắt hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Riêng việc tháo nút thắt trong thu hút FDI vào vùng này thì các địa phương cũng cần vượt qua 5 thách thức, đó là: tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác thiếu bền vững, biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng logistics chậm được cải thiện, phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế và thiếu lao động có tay nghề.
Thách thức và cơ hội đan xen, rõ ràng ta thấy ĐBSCL cũng đang nằm ở điểm tâm “lựa chọn hay trì hoãn” của nhà đầu tư. Tài nguyên thì có nhưng lợi thế dần mất đi vì nhiều lý do. Đã đến lúc các địa phương phải vận dụng sáng tạo, cải thiện chiến lược, đồng bộ quy chế phù hợp với thực tiễn để đón nhà đầu tư lớn.
Với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đang được tập trung đầu tư lớn và đồng bộ, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế tại vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, ĐBSCL hiện nay được biết đến không chỉ là “vựa lúa, trái cây, thủy sản” mà còn là một trung tâm năng lượng lớn của cả nước. Bức tranh giao thông mới của vùng đang mở ra không gian phát triển mới. Những thế mạnh mới này cần được kết nối, khai thác, dùng chung, chứ không riêng gì một địa phương nào.
Cho đến nay, nhiều quy hoạch cấp vùng đã được ban hành, song vẫn chưa có một chiến lược hay quy hoạch thu hút đầu tư FDI nào cho ĐBSCL. Thiếu một chiến lược, lúng túng trong việc tiếp cận các đối tác, nôn nóng muốn vượt lên thoát khỏi “vùng trũng”... là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Các địa phương trong vùng còn áp dụng theo kiểu “phá rào ưu đãi đầu tư” hay đua nhau quy hoạch khu công nghiệp tràn lan. Chiến lược FDI là là động lực để các tỉnh/thành cùng nhau chia sẻ lợi ích, chia sẻ thị trường, khai thác “lợi thế dùng chung”, như: sân bay, cảng biển, cầu đường, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực. Có như thế mới tránh được tình trạng đầu tư lãng phí theo kiểu “tỉnh nào cũng có” để rồi không tỉnh nào có đủ điều kiện đáp ứng theo yêu cầu nhà đầu tư.
Để thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng tốt hơn, các tỉnh/thành ở ĐBSCL cần thiết phải tăng cường liên kết vùng. Có sự “phân công, phân vai” giữa các địa phương trong vùng, nên hình thành các tiểu vùng kinh tế với vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, trục kinh tế ven biển và biên giới Tây Nam, vùng cửa ngõ miền Tây với Long An, Tiền Giang giáp TP. Hồ Chí Minh.
Vùng ĐBSCL có nhiều cơ hội lớn do sự quan tâm của Trung ương ban hành nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều dự án đầu tư, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối vùng và cả nước. Do đó, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ rà soát các quyết định, đề xuất điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp hoàn thiện quy hoạch các lĩnh vực quan trọng để minh bạch nguồn lực cho nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp kết hợp liên kết vùng.
Các địa phương cần phải lắng nghe nhiều hơn nữa tiếng nói của doanh nghiệp, nhà đầu tư để hoàn thiện chính sách và khung pháp lý, tháo gỡ những nút thắt cản trở sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của vùng là điều kiện cần thiết, tiên quyết. Nói đi cũng phải nói lại, việc tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư là trách nhiệm của địa phương nhưng “phong độ” tồn tại được hay không vẫn là do bản lĩnh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn chung, đòi hỏi doanh nghiệp phải vận động nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm đơn hàng.
Về phía người lao động, số lao động có kỹ năng nghề cao vẫn rất ít, cho nên, người lao động cũng cần trang bị cho mình kỹ năng và tinh thần học tập suốt đời để không lạc hậu, nâng cao tay nghề, trình độ. Có như vậy, người lao động mới là nhân tố hàng đầu để doanh nghiệp tự tin mở nhà máy tại ĐBSCL.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.