Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

ĐBSCL đã thực sự thoát “vùng trũng” về giáo dục?

Kim Loan: Thứ hai 13/03/2023, 15:08 (GMT+7)

Vùng ĐBSCL là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội - quốc phòng - an ninh của cả nước nhưng Giáo dục & Đào tạo lại phát triển chưa tương xứng.

Tại Hội nghị “Phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tổ chức mới đây tại Cần Thơ, Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Đề nghị từ nay chúng ta không gọi khu vực ĐBSCL là vùng trũng giáo dục nữa, nó đã bằng rồi, lên mặt đất rồi, không còn trũng nữa. Thậm chí còn có những điểm rất khả quan, đáng mừng. Đây là điều rất quan trọng để chúng ta bày tỏ sự vui mừng trong thời gian qua...

Nếu năm học 2010 - 2011 vùng có gần 1.690 cơ sở giáo dục mầm non với hơn 517 ngàn trẻ thì đến năm học 2019 – 2020 đã tăng thêm 315 cơ sở và 66.500 trẻ. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đạt những kết quả đáng kể. Năm học 2010 - 2011, toàn vùng không có tỉnh - thành đạt chuẩn mức độ 2, mười năm sau, có 10/13 tỉnh - thành đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Số lượng các cơ sở giáo dục được kiểm định ngày càng tăng. Từ việc chỉ có Trường Đại học Cần Thơ, hiện nay 10/13 tỉnh, thành phố có trường đại học. Tại các tỉnh còn lại đều có phân hiệu của các trường đại học hoặc có chủ trương đầu tư.

Người ĐBSCL luôn coi trọng việc giữ gìn nền nếp; tính cách hồn hậu, hào hiệp, đây là một thuận lợi trong giáo dục con người và là nền tảng chung trong giáo dục.

Người ĐBSCL luôn coi trọng việc giữ gìn nền nếp; tính cách hồn hậu, hào hiệp, đây là một thuận lợi trong giáo dục con người và là nền tảng chung trong giáo dục.

Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chỉ rõ: Về chỉ số chất lượng giáo dục phổ thông, ĐBSCL đứng thứ 2 trong 6 vùng của cả nước. Điều này cho thấy sự nỗ lực vượt bật của học sinh và đội ngũ cán bộ giáo viên nơi đây. Giáo dục và Đào tạo khu vực này còn nhiều lợi thế để phát triển nên phải nhìn nhận lạc quan: Lợi thế khu vực này là đang phát triển, cơ hội cho phát triển hạ tầng. Có sự quan tâm của lãnh đạo địa phương. Giáo dục ở đây đang có chất rất tốt, không màu mè, thành tích. Con người, học trò ĐBSCL giữ nền nếp, con người hồn hậu, hào hiệp, đây là một thuận lợi trong giáo dục con người.  Bởi vì đây là nền tảng trong giáo dục.

Dù đạt được những kết quả khả quan nhưng GD&ĐT vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn. Xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu phòng học, nhiều trường còn thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng làm việc. Tình trạng thiếu giáo viên còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương. Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học phổ thông đi học đúng độ tuổi vẫn thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước. Nhất là ở cấp THCS và cấp THPT có khoảng cách khá xa so với tỷ lệ chung của cả nước từ 7% - 13%. Số trường ở các cấp học có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia còn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước.

Ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang cho biết: Một số phụ huynh ở những năm đầu chúng ta thực hiện thì còn chưa đồng tình cao cho con em mình từ điểm lẻ để về điểm chính học. Một khó khăn nữa là nguồn kinh phí đầu tư, bổ sung cho việc xây dựng phòng học để mở rộng quy mô cho học sinh điểm trường lẻ về điểm chính học chưa tương xứng và kịp thời; trong sắp xếp trường lớp, bố trí lại tỷ lệ học sinh trên lớp thì phát sinh dôi dư giáo viên, dôi dư nhân viên nhưng thiếu quyết liệt trong việc giải quyết đầu ra.

Bộ GD&ĐT đề nghị không được gọi ĐBSCL là 'vùng trũng về giáo dục' vì hiện Vùng này đang bước vào thời kỳ 'vươn cao'. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ tập thể Nhà giáo - Gia đình - Học sinh. Là điểm sáng phải được nhìn nhận một cách lạc quan.

Bộ GD&ĐT đề nghị không được gọi ĐBSCL là "vùng trũng về giáo dục" vì hiện Vùng này đang bước vào thời kỳ "vươn cao". Đây là kết quả của sự nỗ lực từ tập thể Nhà giáo - Gia đình - Học sinh. Là điểm sáng phải được nhìn nhận một cách lạc quan.

Một vấn đề đáng quan tâm là ĐBSCL có tỷ lệ lao động qua đào tạo gần 15% và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên 6,8% thấp nhất cả nước. Giai đoạn 2010 - 2021 tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục đào tạo vùng ĐBSCL là hơn 490 ngàn tỷ đồng, vẫn còn thấp và chưa tương xứng với nhu cầu của ngành.

Đứng trước thách thức kép: vừa phấn đấu đổi mới để vươn cao cùng cả nước, vừa củng cố bù đắp cho yếu tố có tính chất tối thiểu, nền tảng, cơ bản. ĐBSCL đang tiếp tục nỗ lực và đề xuất Chính phủ hỗ trợ để thực hiện nhiều giải pháp “vun cao” cho giáo dục khu vực. Trước mắt, các địa phương sẽ tiếp tục triển khai sắp xếp, cơ cấu thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo, từ đó có thêm biên chế chưa sử dụng để tuyển dụng giáo viên. Xây dựng phương án sắp xếp, điều chuyển giáo viên giữa các trường nhằm giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.

ĐBSCL có số điểm trường lẻ nhiều nhất cả nước, vì vậy phải khắc phục tình trạng phân tán, điểm nhỏ, điểm lẻ dựa trên Quy hoạch tỉnh. Gỡ khó cho điểm yếu về cơ sở vật chất, các địa phương đề xuất Bộ GD&ĐT tham mưu Chính phủ xây dựng đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia cho vùng ĐBSCL.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long góp ý: Tăng cường trẻ mầm non ra lớp, huy động 2 buổi trên ngày để đạt phổ cập thì cần có chính sách hỗ trợ cho trẻ mầm non cho trẻ 3 tuổi 4 tuổi. Không chỉ hỗ trợ chi phí học tập tôi thiết nghĩ là cần hỗ trợ tiền ăn trưa hay các em học sinh hộ cận nghèo, hộ sống ven sông ác cơ chế đặc thù cho vùng như trẻ 4-5 tuổi, không chỉ hỗ trợ cho học sinh nghèo mà còn hỗ trợ cho trẻ cận nghèo, hộ ven sông... hay là chế độ chính sách đối với học nghề, tỷ lệ bỏ học của ĐBSCL cao…

Một trong 9 đột phá của Quy hoạch phát triển ĐBSCL thời kì 2021 đến 2030 tầm nhìn đến năm 2050 là lấy con người làm trung tâm, nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực phát triển. Các cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp cần tính toán ưu tiên chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và chuyển dịch ngành nghề đào tạo.

Giáo sư -tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch hội đồng trường Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Giáo dục đại học ĐBSCL phải dịch chuyển theo hướng các ngành nghề mà vùng đang cần nhất là các ngành về kĩ thuật công nghệ. Nếu các trường đại học khác thành lập phân hiệu thì vấn đề phân bổ chỉ tiêu đào tạo các ngành đặc thù cho địa phương có nhu cầu cũng là vấn đề cần tính toán.

Giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang ngày một được nâng cao về chất lượng

Giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang ngày một được nâng cao về chất lượng

Gỡ khó cho ĐBSCL, Bộ GD& ĐT đang tập trung nhiều việc nhằm nâng cao tỷ lệ người dân của vùng học đại học. Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn định hướng: Với tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ người chưa được huy động đến trường, tỷ lệ người chưa thiết tha với việc đi học còn cao và với tỷ lệ vào đại học vào loại thấp nhất trong 6 khu vực thì câu chuyện nhấn mạnh nâng cao dân trí là việc quan trọng. Sau đó mới tính đến nhân lực chất lượng cao. Để nâng cao mặt bằng dân trí thì những chính sách trong nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế, xây dựng đời sống, không làm được việc đó thì rất khó cho các chính sách khác. Coi nâng cao dân trí là yêu cầu riêng của ĐBSCL.

Các địa phương tập trung phối hợp với Bộ GDĐT và các Bộ, ngành để đề xuất chính sách đầu tư, khắc phục những hạn chế, đưa giáo dục của cả vùng tiến lên. Với những đường hướng cụ thể, tin tưởng dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoàn toàn có thể lạc quan về sự phát triển của giáo dục ĐBSCL trong tương lai.

Nhận diện khó khăn từ đó quyết tâm tháo gỡ giúp giáo dục ĐBSCL phát triển xứng tầm. Nếu không “hóa giải” những hạn chế thì khoảng cách giữa điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và cung cấp nguồn nhân lực sẽ ngày càng xa. Để thực hiện mục tiêu chung vì sự nghiệp giáo dục ĐBSCL, không riêng gì các cấp các ngành mà có cả sự chung tay của tổ chức gia đình (tế bào của xã hội).

Chỉ số chất lượng giáo dục ĐBSCL 'sáng' ở cả 03 cấp, đặc biệt cấp THPT đứng thứ 2 trong 6 vùng của cả nước.

Chỉ số chất lượng giáo dục ĐBSCL "sáng" ở cả 03 cấp, đặc biệt cấp THPT đứng thứ 2 trong 6 vùng của cả nước.

Xuôi dọc ĐBSCL, người ta vẫn còn thấy nhiều đứa trẻ sáng sớm đã theo bạn bè ‘chòng chành” trên mấy chiếc ghe xuồng để đến trường. Vì nhiều lý do, không ít phụ huynh chưa dành sự đầu tư cho con mình đến đại học. Giữa lừng chừng lại nghỉ hẳn mà ly hương đi làm công nhân.

GD&ĐT vùng ĐBSCL được khẳng định đã hoàn thành giai đoạn “lấp trũng” và bước vào thời kì “vun cao”. Biết là còn thách thức nên rất cần tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội phải chung tay để xây dựng. Trong đó đi từ ý thức đến hành động.

Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐBSCL lên ngang với mặt bằng chung cả nước, theo các chuyên gia thì cần chăm lo ngay từ cấp tiểu học, đặc biệt là các lớp vỡ lòng. Việc giảng dạy đi theo lối mòn, thiếu sự sáng tạo khiến người học bị hụt hẫng và dễ chán học.

Cần nhất vẫn là đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thay đổi phương pháp dạy và học. Các địa phương nên đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của từng gia đình về việc học. Đồng thời nhanh chóng sàng lọc lại đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn đang đứng lớp hiện nay. Để ĐBSCL vươn lên thì không thể không đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực mà trước hết là tập trung mạnh vào việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS nhằm tạo nguồn cho đào tạo nghề.

Vì thế, nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên của giáo dục đối với các tỉnh, thành của ĐBSCL là phải huy động hết trẻ em đến trường và chống bỏ học.

Nhiều ý kiến cho rằng, thực tế thời gian qua, các chương trình - dự án đầu tư chỉ tập trung vào xây dựng phòng học chứ không phải đầu tư xây dựng trường học. Hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL đều có ý kiến đề xuất TW nên đầu tư mạnh hơn cho sự nghiệp GD-ĐT. Trong đầu tư xây dựng, nên giao quyền chủ động cho các địa phương; đầu tư ít nhưng phải tập trung, đồng bộ và hiệu quả.

Và cuối cùng là công tác đào tạo nghề. Đào tạo nghề và ngành học nên  gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo. Trong thời đại kinh tế tri thức, “chim trời, cá nước” không còn được xem như thế mạnh hàng đầu của ĐBSCL. Vùng trù phú, giàu tiềm năng nhưng thiếu lực lượng lao động có tay nghề, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao thì cũng không thể nào phát triển ngang tầm với các vùng miền khác.

Chính vì vậy, phát triển Giáo Dục, Giáo dục Đào tạo và Dạy nghề ở ĐBSCL là một trong những nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu và cần có sự vào cuộc của toàn xã hội.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Ngày 20/4, tại TP.HCM, Bệnh viện FV đã tổ chức buổi hội nghị Tim Mạch thường niên lần 2 với chủ đề “Điều trị Bệnh Tim Mạch: Hiện tại và tương lai” với nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham dự nhằm chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị.