Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

ĐBSCL cần đẩy mạnh phát triển không gian văn hóa

Kim Loan: Thứ ba 21/02/2023, 09:22 (GMT+7)

ĐBSCL là nơi sinh sống chủ yếu của bốn tộc người (Việt – Khmer – Chăm – Hoa), khác biệt về ngôn ngữ và tín ngưỡng tôn giáo. Đặc trưng của từng dân tộc đan kết, tạo nên một vùng văn hóa rất riêng mà ngành du lịch đã “tinh ý” chọn làm điểm nhấn để khai thác.

Đến xã Vĩnh Trạch Đông - TP Bạc Liêu, du khách mãn nhãn khi ngắm nhìn ngôi chùa nguy nga, tráng lệ theo trường phái Phật giáo Nam Tông, đậm nét kiến trúc Angkor – đó là chùa Xiêm Cán. Ngôi chùa 135 năm tuổi, đã qua 9 đời trụ trì, có 115 pho tượng miêu tả quá trình khổ luyện của đức Phật từ lúc sinh ra đến khi về cõi niết bàn.

Chùa Xiêm Cán là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Hằng năm, tại chùa diễn ra nhiều lễ hội: Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta ... thu hút hàng chục ngàn lượt du khách đến chiêm bái, tham quan.

Du khách Đào Phương Liên đến từ Hà Nội cho biết: Từ trước đến nay tôi chỉ biết đến xứ Bạc Liêu nổi tiếng có công tử Bạc Liêu, hôm nay đi thêm chùa Xiêm Cán để biết thêm kiến trúc và văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đến đây phong cảnh rất đẹp, phong tục cũng có dấu ấn riêng.

Ngày 29/11/2022, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Hiệp hội Du lịch ĐBSCL tổ chức công nhận chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực ĐBSCL. Chùa Xiêm Cán bước vào danh mục điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và “nắm lấy” cơ hội phát triển du lịch cộng đồng.

Thượng tọa Dương Quân, trụ trì chùa Xiêm Cán cho biết định hướng làm du lịch trong thời gian tới: Phải trồng cây cảnh, bông hoa. Bố trí ki-ốt để sắp xếp trang phục của người Khmer để du khách đến muốn chụp ảnh với trang phục này. Sau nữa là xây nhà hàng và nhà nghỉ nơi đối diện ngôi chùa để phục du khách ăn uống nghỉ ngơi. Rồi đào tạo con người, đào tạo thuyết minh viên du lịch cho chùa. Tiến hành từng bước để giúp du khách vui và hài lòng khi đến chùa.

Chùa Xiêm Cán - ngôi chùa Khmer cổ kính ở Bạc Liêu vừa được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu khu vực ĐBSCL.

Chùa Xiêm Cán - ngôi chùa Khmer cổ kính ở Bạc Liêu vừa được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu khu vực ĐBSCL.

Đi trước Bạc Liêu, An Giang được cho là địa phương “thành công” khi mở rộng không gian văn hóa dựa vào lợi thế sẵn có. Với ngọn Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) hùng vĩ, thế núi theo kiểu “rồng chầu, hổ phục” phong cảnh “thủy tú sơn kỳ” bốn mùa đẹp như hoa, cây cỏ xanh tươi phồn thịnh, An Giang xúc tiến kêu gọi đầu tư các công trình văn hóa –tâm linh.

Hiện nay, nơi đây trở thành “kinh đô chùa chiền” bậc nhất miền Tây với vô số kể các chùa lớn như:  Vạn Linh, Phật Lớn, động Thủy Liêm, hang Ông Hổ, điện Rau Tần. Trung bình, một đợt Lễ hoặc Tết kéo dài 5 ngày thì Thiên Cấm Sơn thu hút trên 60.000 lượt du khách. Chưa dừng lại, An Giang tiếp tục ra mắt sản phẩm mới để không gian văn hóa vùng đồng bằng chưa bao giờ là “cũ” trong mắt du khách.

Ông Nguyễn Hữu Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư tỉnh An Giang cho biết: Trekking Núi Cấm, loại hình du lịch này trong năm 2022 đã thu hút đông đảo du khách tham gia rồi thể hiện sự yêu thích khám phá thiên nhiên cũng như chinh phục những thử thách. Tiếp theo sẽ phát triển các loại hình du lịch theo mùa ở núi Cấm như là Team building và cắm trại trên núi Cấm.

Việc công nhận chùa Xiêm Cán là địa điểm du lịch tiêu biểu hay đầu tư công trình văn hóa-tâm linh ở ngọn Thiên Cấm Sơn là mở rộng thêm không gian văn hóa - điều mà trong hầu hết các hội thảo về phát triển du lịch và kinh tế vùng, các chuyên gia đều đề cập tới.

Năm 2022, tổng lượng khách đến ĐBSCL đạt trên 44 triệu lượt, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu ước đạt 33.977 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp du lịch, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL vẫn chưa mới và hấp dẫn. Đa dạng về văn hóa nhưng lại thiếu sự đầu tư.

Cho nên, khách đến rồi đi mà không ai lưu trú lại. Từ năm 2019, Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL được triển khai trên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, bình đẳng và cùng phát triển và từ đó khái niệm “mở rộng không gian văn hóa” cũng đã được địa phương đầu tư nguồn lực để thực hiện.

Đơn cử như tỉnh Tiền Giang, đã khéo léo lồng ghép Đờn Ca Tài Tử vào loại hình du lịch vườn cây ăn trái và “gặt hái” được thương hiệu là thiên đường du lịch sinh thái.

Ông Võ Phạm Tân – Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang cho biết: Chúng tôi đã đặt loại hình du lịch sinh thái miệt vườn là chủ lực nên chúng tôi sẽ gắn với các dịch vụ: Đờn ca tài tử, tát mương bắt cá, đò chèo, để du khách lên nhà vườn hái trái cây thưởng thức tại chỗ để cảm nhận hương vị của đồng quê.

Còn Kiên Giang, ngoài thì đầu tư cho các tour khám phá đại dương như: Lặn biển ngắm san hô, tìm kho báu trên các quần đảo thì đang đưa du lịch gắn với truyền thống nghề cá và nền văn minh biển cả. Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc đã được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia, Vietking – tổ chức kỷ lục Việt Nam và một số tổ chức khác cũng đã công nhận sản phẩm đặc trưng của Kiên Giang. Vậy thì phải gắn các ngành nghề truyền thống này với phát triển du lịch.

Mới đây nhất, Vĩnh Long đã triển khai Đề án Di sản đương đại Mang Thít bảo tồn làng nghề gạch, gốm gắn với phát triển du lịch. Huyện Mang Thít là địa phương hiếm hoi trên cả nước còn lưu giữ được khối di sản kiến trúc cùng nghề sản xuất gạch, gốm truyền thống với gần 1.500 lò gạch.

Với nhiều nỗ lực, các địa phương vùng ĐBSCL đang dành nhiều nguồn lực để cơ cấu, sắp xếp và mở rộng thêm không gian văn hóa nhằm đắp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế thời kì mới. Trước mắt là giúp ngành du lịch “lột xác” từ giá trị di sản cũ sang một sự chuyển đổi sáng tạo, mới mẽ và hấp dẫn.

Phát triển không gian văn hóa gắn với chùa chiền từ lâu là thế mạnh của du lịch ĐBSCL. Nhưng để thu hút lượng du khách lưu trú lại thì phải mở rộng không gian phát triển và lồng ghép nhiều hoạt động văn hóa bản địa.

Phát triển không gian văn hóa gắn với chùa chiền từ lâu là thế mạnh của du lịch ĐBSCL. Nhưng để thu hút lượng du khách lưu trú lại thì phải mở rộng không gian phát triển và lồng ghép nhiều hoạt động văn hóa bản địa.

ĐBSCL rất coi trọng việc bảo tồn và phát huy các loại hình văn hoá – lễ hội để phát triển kinh tế du lịch. Nhưng việc mở rộng không gian văn hóa vẫn còn chậm. Trong xu thế phát triển và nhu cầu thưởng ngoạn-du lịch mang tính lựa chọn đòi hỏi địa phương trong vùng phải thay đổi để thích nghi, phải sáng tạo, lồng nghép và đầu tư vào các không gian văn hóa thêm hấp dẫn để biến “Không gian văn hóa là 01 sản phẩm trải nghiệm”.

ĐBSCL được đánh giá là Vùng có tiềm năng du lịch cực lớn, trong đó văn hóa- lễ hội được xem như một bộ phận cấu thành trong tiềm năng ấy. Thực tiễn phát triển ngành du lịch ở Việt Nam cho thấy, tất yếu phải khai thác sử dụng giá trị văn hoá truyền thống, cách tân và hiện đại hoá. Cho nên, khái niệm “mở rộng không gian văn hóa” luôn được nhắc đến như một “quân cờ” để duy trì tốc độ phát triển bền vững của ngành du lịch.

Một số địa phương đã thành công khi đưa được không gian văn hóa thành sản phẩm trải nghiệm du lịch. Ví dụ như là tour “khám phá” Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội diễn ra trong 03 ngày, du khách hoàn toàn có thể đóng vai người địa phương, tụ họp quanh chùa ca múa hát, dâng cơm, đắp núi cát, tắm Phật. Đồng thời du khách tham gia làm vận động viên trong đội đua ghe ngo, “ra trận” bất phân thắng bại với đối thủ để mang về những tiếng cười và hiểu thêm về văn hóa bản địa của đồng bào Khmer. 

Hiệu quả là vậy, nhưng nhiều địa phương cũng “ngán ngại” khi không gian văn hóa được mở rộng sẽ không tránh khỏi tiêu cực như: hiện tượng thương mại hoá các hoạt động văn hóa - lễ hội, lừa đảo, bắt chẹt khách để thu lợi, tạo hình ảnh xấu, làm cho du khách không muốn quay lại lần sau. Du khách đến với không gian văn hóa - lễ hội kéo theo những nhu cầu mất cân đối trong quan hệ cung cầu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái nhân văn.

Du lịch văn hoá – lễ hội ở ĐBSCL có những ưu điểm vượt trội so với các loại hình du lịch khác như: ít có tính mùa vụ, có thể phát triển quanh năm, tạo nguồn thu ổn định, mức tăng trưởng ngày càng lớn, mức đầu tư thấp và góp phần tạo ra sinh kế cho cộng đồng dân cư. Cho nên cần một định hướng “dứt khoát” của địa phương để đầu tư cho lĩnh lực này. Mở rộng không gian cũng là mở ra cơ hội lớn cho tỉnh nhà.

Mở rộng không gian văn hóa bắt đầu từ những việc nhỏ nhất là khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống. Từ từ sẽ đầu tư phát triển nguồn nhân lực và tiếp đến là hạ tầng…

Với bước đi trước thành công của các địa phương như An Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang…hy vọng sẽ là động lực để các địa phương khác nhanh chóng bắt tay đầu tư mở không không gian văn hóa để phát triển du lịch nói riêng và phát triển vùng nói chung.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.