Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Dấu chân Bác tại Sài Gòn trước hành trình cứu nước vĩ đại

Hồng Lĩnh: Thứ hai 19/05/2025, 08:09 (GMT+7)

Trước khi bắt đầu hành trình cứu nước vĩ đại từ Cảng Nhà Rồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một thời gian sinh sống và hoạt động tại Sài Gòn. Căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (quận 5 ngày nay), là một trong hai di tích lịch sử quốc gia tại TP.HCM ghi dấu giai đoạn quan trọng này.

114 năm đã trôi qua, nhiều thế hệ học sinh, sinh viên và người dân vẫn tìm đến nơi đây để hiểu thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. 

 

Từ tháng 9/1910 đến 4/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động tại căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, khu Chợ Lớn, Sài Gòn.

Từ tháng 9/1910 đến 4/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động tại căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, khu Chợ Lớn, Sài Gòn.

Từ tháng 9/1910 – 4/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động tại căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, khu Chợ Lớn, Sài Gòn.

Nơi đây chính là cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán, một tổ chức kinh doanh do những sĩ phu yêu nước Bình Thuận sáng lập.

Chính những người trong tổ chức này đã tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành từ Phan Thiết vào Sài Gòn và hỗ trợ tài chính cho Người trước khi Người lên đường sang Pháp tìm đường cứu nước.

Đáng chú ý, Liên Thành thương quán còn là chủ sở hữu và sáng lập ra trường Dục Thanh ở Phan Thiết, nơi Nguyễn Tất Thành từng dạy học.

Nơi đây chính là cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán, một tổ chức kinh doanh do những sĩ phu yêu nước Bình Thuận sáng lập.

Nơi đây chính là cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán, một tổ chức kinh doanh do những sĩ phu yêu nước Bình Thuận sáng lập.

Ông Nguyễn Đắc Lộc, Nguyên Phó Giám đốc Trung Tâm Văn hoá - Thể thao Quận 5 chia sẻ: “Từ trường Quốc học Huế, rồi tới trường Dục Thanh, nơi đây là nơi Bác ghé lại trước khi ra đi tìm đường cứu nước để học hỏi những văn minh, hiện đại của các nước phương Tây về vận dụng cho nước nhà. Quận 5 và TP.HCM nói chung lưu giữ và phát huy giá trị của di tích này để tất cả các thế hệ noi theo tinh thần của Bác”.

Lặng lẽ kể câu chuyện của hơn 1 thế kỷ trước, di tích được người dân gọi bằng cái tên trìu mến “Nhà Bác Hồ”.

Lặng lẽ kể câu chuyện của hơn 1 thế kỷ trước, di tích được người dân gọi bằng cái tên trìu mến “Nhà Bác Hồ”.

Những ngày này, dòng người lại tìm về đây, dâng lên Người nén hương thơm.

Ngay chính giữa không gian “Nhà Bác Hồ” đặt bàn thờ lớn, khói hương trầm mặc. Trên tầng 2 của ngôi nhà là những trang sử về hành trình vĩ đại gần 30 năm tìm đường cứu nước của Người. Cuộc hành trình đưa Người qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia.

Chị Trần Thị Quyên, cán bộ Trung tâm Văn hoá - Thể thao quận 5 cho biết: “Căn nhà số 5 Châu Văn Liêm chỉ có diện tích hơn 30m2, trong nhiều năm qua, Quận uỷ, UBND quận 5 mong muốn mở rộng và tái hiện một cách chân thực nhất  thời điểm Bác Hồ ở tại đây. Từ năm 1910, Liên thành thương quán đã thuê 3 căn nhà, với số địa chỉ cũ là 1-2-3 Bến Testard – Chợ Lớn. Mong muốn của Ban quản lý khu di tích và chính quyền địa phương là mở rộng khu di tích trong thời gian tới.”

Những trang sử về hành trình vĩ đại gần 30 năm tìm đường cứu nước của Người.

Những trang sử về hành trình vĩ đại gần 30 năm tìm đường cứu nước của Người.

Những kỷ vật giản dị gắn liền với Bác

Những kỷ vật giản dị gắn liền với Bác

Trong thời gian ở tại nhà số 5 Châu Văn Liêm, Bác vừa dạy học vừa đi làm ở Trường Thọ Máy (Escole des Mécaniciens), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn (Bến cảng Nhà Rồng). Đây là thời gian quan trọng để Người có bước chuẩn bị về vật chất, tinh thần cho hành trình vĩ đại.

Bên cạnh căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, các tài liệu còn ghi lại một địa điểm khác tại Sài Gòn gắn liền với những ngày tháng hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước.

Đó là ngôi nhà của ông Lê Văn Đạt ở xóm cầu Rạch Bần, nay là số 185/1 đường Cô Bắc (phường Cô Giang, quận 1). Vào thời điểm ấy, nơi đây chỉ là một vựa bán chiếu đơn sơ.

Hay tại căn nhà số 88/5 đại lộ Lê Lợi, nơi Bác từng đến nghe thuyết giảng. Đây cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của An Nam Cộng Sản Đảng.

Đoàn BCH Đoàn TNCS Phường 14, Quận 5 dâng hương tại Di tích

Đoàn BCH Đoàn TNCS Phường 14, Quận 5 dâng hương tại Di tích

Nhiều lần dẫn các học sinh đến thăm di tích, thầy Đào Đại Dương, giáo viên trường THCS Kim Đồng (quận 5) xúc động: “Vào dịp sinh nhật Bác, trường THCS Kim Đồng tổ chức tìm hiểu lịch sử gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Bác. Hôm nay các em khối 6,7,8 đã trực tiếp được xem các hiện vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng Bác, từ đó thêm tự hào và cố gắng trong học tập. Bản thân tôi mỗi lần đến đây đều hiểu thêm về lịch sử của dân tộc, để từ đó có những nỗ lực đóng góp cho đất nước, xã hội”.

Nhà sử học nhỏ tuổi - Nhà thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh tìm hiểu về Di tích

Nhà sử học nhỏ tuổi - Nhà thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh tìm hiểu về Di tích

Lần thứ 3 trở lại “Nhà Bác Hồ”, em Gia Hân, học sinh trường THCS Kim Đồng ấn tượng với hình ảnh và tư liệu về những hoạt động của Bác trong 30 băm bôn ba tại nước ngoài.

“Từ những trang sách, chúng em được hiểu hơn về cuộc hành trình của Bác thông qua những câu chuyện được kể lại hôm nay, và đặc biệt là được tận mắt nhìn thấy những hiện vật lịch sử như bộ đồ, đôi dép, những kỷ vật gắn liền với Bác”.

Căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, quận 5, được công nhận Di tích cấp quốc gia.

Căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, quận 5, được công nhận Di tích cấp quốc gia.

Thời gian qua, quận 5 đã nỗ lực sưu tầm và trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là thời thanh niên của Người, nhằm đưa di tích đến gần hơn với người dân.

Điểm nhấn trong việc phát huy truyền thống của di tích không chỉ là các hoạt động dâng hương và tham quan nơi Bác từng ở, mà còn là các hoạt động chủ điểm và sinh hoạt chính trị gắn liền với tấm gương Bác Hồ.

Những hoạt động này đã tạo được sức hút lớn, thu hút sự tham gia đông đảo từ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nới “phanh” để lăn đều bánh xe vận tải

Nới “phanh” để lăn đều bánh xe vận tải

Nghị định 168 có những quy định về thời gian lái xe hướng đến đảm bảo ATGT và bảo vệ quyền lợi của chính tài xế, để họ được làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị vắt kiệt sức lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp và lái xe đang bị bó buộc trên thực tế khi triển khai quy định này.

Nhếch nhác con đường gốm sứ

Nhếch nhác con đường gốm sứ

Hơn một thập kỷ trước, Con đường gốm sứ ven sông Hồng từng là niềm tự hào của Hà Nội – một biểu tượng nghệ thuật gắn liền với đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Ngày 19/5, khởi công xây dựng cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Ngày 19/5, khởi công xây dựng cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).

Tốc độ 80 km/h phải đảm bảo khoảng cách an toàn bao nhiêu, vi phạm bị phạt thế nào?

Tốc độ 80 km/h phải đảm bảo khoảng cách an toàn bao nhiêu, vi phạm bị phạt thế nào?

Thính giả Trung Kiên (Hà Nội) hỏi: “Xin hỏi thế nào là khoảng cách an toàn giữa các ô tô đang di chuyển. Khoảng cách an toàn được quy định ra sao? Nếu xe ô tô không bảo đảm khoảng cách an toàn sẽ bị xử phạt như thế nào?”.

Nắng nóng đầu hè, người Hà Nội rủ nhau tắm sông

Nắng nóng đầu hè, người Hà Nội rủ nhau tắm sông

Ngay những ngày đầu mùa hè, nhiệt độ ở miền Bắc đã lên cao. Như thường lệ thì những người yêu thích bộ môn bơi lội, đặc biệt là bơi sông, hồ lại rủ nhau tìm đến những khúc sông, hồ quen thuộc để bơi lội, giải nhiệt…

Dùng GPLX giả, bị phạt tới 20 triệu đồng

Dùng GPLX giả, bị phạt tới 20 triệu đồng

Thính giả Linh Chi (Hà Nội) hỏi: "Việc sử dụng bằng lái xe giả bị xử phạt như thế nào chiếu theo quy định hiện nay?"

Trung Quốc kỳ vọng đội tàu “tóc bạc” sẽ khuyến khích người cao tuổi đi du lịch và tiêu tiền nhiều hơn

Trung Quốc kỳ vọng đội tàu “tóc bạc” sẽ khuyến khích người cao tuổi đi du lịch và tiêu tiền nhiều hơn

Trung Quốc đã triển khai một đội tàu “Tàu Tóc Bạc” được thiết kế riêng nhằm đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho người cao tuổi, với mục tiêu khuyến khích nhóm dân số này đi lại và chi tiêu nhiều hơn, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với sự suy giảm dân số và nền kinh tế tăng trưởng chậm.