Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bên cạnh đó, thời điểm này cũng là lúc TP.HCM đang là mùa mưa, dịch sốt xuất huyết và các bệnh về đường hô hấp ở trẻ vẫn đang được ngành y tế khuyến cáo với nguy cơ mắc cao. Vậy ngành y tế cũng như các trường học tại TP.HCM đã thực hiện các biện pháp để phòng chống dịch bệnh?
Theo thống kê, trong khoảng cuối tháng 8 năm nay, cả nước ghi nhận 5.727 trường hợp mắc tay chân miệng. Tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận hơn 68.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 18 ca tử vong. So với năm ngoái, số ca mắc năm nay tăng 52,3%, số ca tử vong tăng 15 trường hợp. Riêng tại TpHCM số ca tay chân miệng trong thời gian qua vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi trong tuần 30 (tính từ 24/7 đến ngày 30/7) số ca mắc bệnh tay chân miệng tiếp tục tăng nhanh với 2.665 ca bệnh được ghi nhận, tăng gấp 1,4 lần so với trung bình 4 tuần trước là 1.862 ca.
Chị Bùi Mỹ Hòa ngụ tại Tỉnh Bình Dương sau khi phát hiện cháu nhiễm bệnh đã nhanh chóng đưa đến điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TpHCM, hơn 4 ngày nằm viện thì sức khỏe của bé đã dần ổn định hơn.
Chị Hòa chia sẻ: "Bác sĩ báo là bé cũng bớt sốt, thì em vô cũng thấy bé bớt sốt rồi nhưng mà còn giật mình, khoảng cách giật mình ở nhà thì đã bớt đi".
Hôm nay ngày (5/9) có gần 2.000 trường học từ mầm non cho đến THPT tại TP.HCM đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2023-2024. Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp và sự lo lắng của nhiều phụ huynh, những ngày qua, tại các trường học trên địa bàn TPHCM đang rốt ráo triển khai công tác tổng vệ sinh, phun khử khuẩn trường, lớp học.
Cô Trần Thị Kim Dung, Trường Mầm non Hiệp Thành (Quận 12) cho biết: "Mỗi một tuần như vậy, ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở các lớp phải thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh đồ dùng đồ chơi và chăm sóc các bé như thế nào cho tốt. Bên cạnh đó, giữa phụ huynh nhà trường và các giáo viên cùng phối hợp với nhau để phòng chống dịch bệnh".
Nói về dịch bệnh tay chân miệng năm nay, Bác sĩ Võ Thanh Vũ – Phó trưởng khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, tình trạng nhập viện và số ca chuyển nặng tăng nhiều so với những năm trước đây. Biểu hiện của những trẻ bị bệnh cũng không rõ ràng nên nhiều bậc phụ huynh đã không đưa để các cơ sở y tế điều trị kịp thời. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng dịch bệnh dễ dàng lây trong cộng đồng.
Bác sĩ Vũ nói: "Năm nay, tình trạng bệnh tay chân miệng có tăng, nhưng số lượng ca nặng nhiều hơn so với năm ngoái. Khác biệt so với mọi năm là biểu hiện sốt không cao nhưng trẻ hay giật mình nhiều với lại tình trạng diễn biến rất nhanh, biểu hiện triệu chứng suy hô hấp".
Theo Chuyên gia dịch tễ - Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định, chính chủng virus EV71 đã khiến số ca nhiễm trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh thành phía Nam đã tăng vọt trong thời gian qua: "Có mấy yếu tố khiến nó tăng, và nó tăng vọt lên. Có những tình huống là trong một lớp học có 2 em cùng bệnh nặng ở dưới tỉnh chuyển lên thì mình thấy đó là những nguy cơ cho thấy đó là khả năng EV71 và đã được chứng minh là có rồi. Theo như tôi biết là hiện nay hầu như các tỉnh miền Nam điều có chủng EV – 71 hết rồi, thành ra là mình phải cùng nhau phòng ngừa thôi".
Ngoài dịch bệnh tay chân miệng thì khi trẻ bắt đầu nhập học cũng là lúc TP.HCM đang là mùa mưa, dịch sốt xuất huyết vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm.
Bà Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM nhận định, nếu không có những bước chuẩn bị ngay từ đầu từ thì nguy cơ dịch chồng dịch rất dễ xảy ra trên địa bàn TpHCM cùng những địa phương khác.
"Đối với bệnh tay chân miệng, cuối tháng 5 đầu tháng 6, chúng ta đã ghi nhận tăng khá nhanh về số ca tay chân miệng mà nguyên nhân là do virus EV71. Số ca những tuần gần đây đã có phần giảm, tuy nhiên, khi trẻ đi học trở lại thì cũng cần có những biện pháp phòng chống dịch bệnh để được củng cố, hạn chế việc lây lan dịch tay chân miệng. Bên cạnh đó, mùa này cũng là đợt vào cao điểm dịch sốt xuất huyết hàng năm. nhưng năm nay dịch sốt xuất huyết không tăng nhanh như những năm trước, tỉ lệ bệnh chuyển nặng cũng không tăng hơn so với những năm trước".
Bên cạnh đó, bà Lê Hồng Nga cũng khuyến cáo, ở độ tuổi học đường, các em học sinh có nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, có thể mang mầm bệnh từ trường về gia đình nhiều nhất và ngược lại. Vậy nên các phụ huynh cần kết hợp nhiều biện pháp bảo vệ và phòng ngừa nhiễm bệnh từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Trường học phải được phun khử khuẩn các điểm có nguy cơ bùng phát muỗi. Có như vậy năm học mới của các em mới có thể an toàn trước dịch bệnh.
"Khuyến cáo đối với một số phụ huynh, nếu trẻ bị bệnh thì không nên đưa trẻ đến trường mà phải đưa trẻ đi khám và điều trị. Đối với nhà trường thì cũng cần phải truyền thông để phụ huynh được hiểu hơn về bệnh tay chân miệng, từ đó phòng dịch sẽ tốt hơn trong trường mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên để giảm bớt được khá nhiều bệnh. Ngoài ra, cũng cần vệ sinh các vật dụng trong trường học, kiểm soát vật chứa nước xung quanh nhà và trường học, để chúng ta có thể chủ động đón một năm học mới cho các cháu đến trường hết sức an toàn", bà Lê Hồng Nga cho biết.
Làm gì khi dịch bệnh tấn công vào trường học?
Ngày 5/9, hàng chục triệu học sinh, sinh viên trong cả nước và các Thầy cô giáo các trường học trong cả nước cùng bước vào năm học mới 2023-2024. Cùng với niềm tin vào một năm học thành công như mong đợi thì còn đó nhiều nỗi lo mà nhiều trường học đang lưu tâm giải quyết.
Đó là tình hình dịch bệnh hiện có dấu hiệu gia tăng ở ngoài cộng đồng. Khi vào học, học sinh tập trung đông sẽ là môi trường thuận lợi khiến dịch bệnh lây lan và có nguy cơ bùng phát. Từ dịch chân tay miệng đến dịch sốt xuất huyết và nhiều chủng bệnh khác như rubella, sởi, quai bị, ho gà vv…
Những ngày qua, nhiều trường học, ngoài việc chăm lo, sửa chữa lại phòng học, lớp học; trang bị thêm công cụ dụng cụ cho năm học mới còn tập trung cho việc vệ sinh trường lớp; khử khuẩn; tạo môi trường sạch sẽ, thông thoáng để đón học sinh; đồng thời lên kế hoạch cho việc phòng chống dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập.
Tuy nhiên do việc chuẩn bị cho năm học mới có nhiều khâu, khâu nào cũng quan trọng; nhất là làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục đang là áp lực rất lớn đối với đội ngũ thầy cô nên việc đề phòng dịch bệnh ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức.
Về phía phụ huynh, đa số mọi gia đình bước vào đầu năm học mới đều phải tất tả lo toan tiền đóng học phí, mua tập vở, quần áo đồng phục, bút mực, sách giáo khoa; kế hoạch đưa đón. Việc chăm lo sức khỏe, nhất là đề phòng dịch bệnh cho con vì thế nhiều lúc cũng chỉ nhắc chung chung chứ chưa đưa ra một kế hoạch dài hơi, có trọng điểm; mà thường là phó mặc cho nhà trường. Chỉ khi dịch bệnh tấn công mới vội vã tìm cách đối phó nên thường lúng túng, bị động.
Trong khi ngành chuyên môn là y tế địa phương và nhất là y tế trường học cũng chưa đủ sức, nguồn lực để quán xuyến, đốc thúc và thực hiện ráo riết. Đây là một số nguyên nhân khiến cho trường học ở nhiều nơi hàng năm luôn là điểm nóng khi dịch bệnh vào cao điểm.
Hiện nay, do chịu tác động kép của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường, khiến tốc độ dịch bệnh ở nhiều nơi lây lan trên diện rộng; nhất là nơi tập trung đông người như trường học, khu sinh hoạt cộng đồng. Vi rút có điều kiện phát tán và gia tăng nồng độ trong môi trường kín, rồi mạnh lên khi xâm nhập vào cơ thể người. Khiến nhiều bệnh nhân phải nhập viện, có em nhỏ do không được điều trị kịp thời đã dẫn đến tử vong, rất đau xót.
Do vậy, ngay lúc này, cùng với việc chuẩn bị cho những ngày đầu tháng đầu của năm học mới suôn sẻ, thuận lợi; các trường cần lên phương án chi tiết đối phó với dịch bệnh, nhất là nên áp dụng những kinh nghiệm quý báu qua nhiều lần vừa học vừa phòng chống dịch COVID-19 của các năm trước. Trong đó việc đầu tiên là vẫn phải đảm bảo vệ sinh trường lớp sạch sẽ, thông thoáng.
Khi phát hiện học sinh nào chẳng may mắc bệnh thì được phân luồng để thăm khám, điều trị; cần thiết thì cho nghỉ học để mầm bệnh không lây lan. Thường xuyên phổ biến để các em đi học, vui chơi nhưng không quên việc đề phòng dịch bệnh.
Với các trẻ em mầm non, tiểu học do nhận thức của các em chưa đủ lớn nên việc quan tâm, chăm sóc sẽ phải vất vả và sâu sát hơn. Bất cứ có biểu hiện nào về dịch tễ, nhà trường cần liên hệ với y tế địa phương để đưa ra phương án phòng ngừa, tiến tới dập tắt. Ngành y tế các địa phương cần coi công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để khi cần là can thiệp và hỗ trợ kịp thời; tận tình, không bê trễ.
Riêng về phụ huynh, hầu hết đều có ý thức quan tâm đến sức khỏe của con em khi vào năm học mới nhưng cần hahn động thực chất và thực hiện một cách chi tiết, cụ thể hơn; tránh qua loa, đại khái; phó mặc hết cho nhà trường và thầy cô. Theo đó, thường xuyên nhắc nhở con em giữ gìn vệ sinh, ăn uống đủ chất; trang phục đảm bảo, phù hợp với thời tiết. Có điều kiện thì trang bị thêm nước sát khuẩn; các vi khoáng chất để con em sử dụng thêm khi đến trường.
Khi ngoài cộng đồng hoặc trong trường học phát tán dịch bệnh thì sát sao hàng ngày đến sức khỏe của con em. Em nào chẳng may nhiễm bệnh thì cần được đi thăm khám, điều trị kịp thời; tránh để diễn tiến nặng.
Một năm học mới lại bắt đầu; đầu tư cho học tập là đầu tư cho tương lai bền vững. Cùng với việc quan tâm phát triển tri thức cho con em còn cần cả việc bồi dưỡng chăm lo cả về thể trạng và sức khỏe. Có như vậy mới mong có một thế hệ tương lai không chỉ giàu có về trí tuệ mà còn cả khỏe mạnh về trí lực để vươn lên làm chủ cuộc sống.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.