Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Dải phân cách, sao không xén từ đầu?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 23/12/2023, 10:40 (GMT+7)

Xén dải cách nằm ở đâu trong giải pháp chống tắc đường của Hà Nội? Có nhất thiết phải xén không, và tại sao không xén ngay từ thiết kế?

Cùng VOV Giao thông lý giải những băn khoăn này, trong chương trình Diễn đàn 91, phát sóng lúc 16h thứ Bảy (23/12/2023), trực tiếp trên FM91 và vovgiaothong.vn, với chủ đề "Dải phân cách, sao không xén từ đầu?” 

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: TS Nguyễn Xuân Thủy, Chuyên gia Giao thông và ông Đinh Quốc Thái, chuyên gia đô thị.

Đừng quên chia sẻ ý kiến trực tiếp của bạn về chủ đề này qua hotline 024.37.91.91.91 và qua Fanpage VOV Giao thông.

 

6 năm Hà Nội liên tục xén đường, giờ ra sao?

Từ cuối năm 2017, Hà Nội bắt đầu "xén bớt" dải phân cách đường Nguyễn Chí Thanh để mở rộng lòng đường. Đến tháng 1/2019, Thành phố bỏ ra 126 tỷ đồng để xén hè, mở rộng không gian lưu thông tại các tuyến đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nghiêm Xuân Yên - Nguyễn Xiển và đường Láng.

Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, rất nhiều tuyến đường trong số đó tắc vẫn hoàn tắc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

“Em thấy càng rộng càng tắc thêm, đường Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng này trọng điểm rồi, cứ tan tầm là tắc, còn tắc nhiều hơn xưa”

“Cắt xén bớt dải phân cách cũng đem lại hiệu quả nhưng vào giờ cao điểm thì tình trạng ùn tắc kéo dài thường xảy ra ở đường Phạm Hùng và Khuất Duy Tiến”.

“Đường Láng mình rất hạn chế đi vào vì nó luôn luôn ùn tắc, giờ cao điểm cũng như giờ bình thường, bảo xén để giảm bớt ùn tắc thì không phải, thường chỉ được khoảng 1 năm là thấy lưu lượng tăng trở lại”

Thế nhưng, các dự án xén dải phân cách vẫn chưa dừng lại. Cũng trong năm 2019-2020, dải phân cách của hàng loạt tuyến đường được xén thu hẹp chiều rộng từ 11,5 m xuống còn 4m là đường Hoàng Đạo Thúy, Lê Văn Lương, Phạm Văn Đồng, Nghĩa Tân, Trần Cung, Phạm Tuấn Tài…

Đến năm 2021, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục thực hiện xén mở rộng lòng đường, nút giao thông, điều chỉnh kích thước đảo giao thông trên 10 tuyến phố là: Liễu Giai - Văn Cao, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh, Tôn Thất Thuyết; cải tạo, chỉnh trang đường Yên Phụ, Thụy Khuê; điều chỉnh kích thước đảo giao thông nút giao Lê Trọng Tấn - Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Quốc Trị - Mạc Thái Tông…

Riêng nút Ngã Tư Sở, 2 năm qua đã có ít nhất 4 lần điều chỉnh, tổ chức lại giao thông. Tháng 11/2020, tổ chức giao thông tại nút giao này bằng việc gọt đi vài hướng giao cắt trực diện, tránh xung đột trực diện ở tâm nút giao; lần 2 vào tháng 8/2022 cùng với thí điểm phân làn tuyến đường Nguyễn Trãi; lần 3 vào tháng 10/2022 là cấm phương tiện cỡ lớn di chuyển vào nút giao; đến tháng 1/2023, các phương tiện bị cấm rẽ trái trên đường Láng để ra Tây Sơn. Tới nay, Ngã Tư Sở tiếp tục được điều chỉnh bằng cách xén một phần đảo trồng cây các góc ngã tư, một phần vỉa hè dưới gầm cầu vượt và xén toàn bộ 4 đảo dẫn hướng để làm tăng khả năng thông hành của phương tiện.

Sở GTVT Hà Nội đã bắt đầu xén dải phân cách dưới gầm cầu vượt Ngã Tư Sở

Sở GTVT Hà Nội đã bắt đầu xén dải phân cách dưới gầm cầu vượt Ngã Tư Sở

Nhiều người dân di chuyển qua nút giao thông này cho biết, họ vừa vất vả vì ùn tắc vừa khó khăn vì tổ chức giao thông liên tục thay đổi:

"Có những lúc ùn ứ hết từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở đường trên cao, đến nút đèn đỏ, gần như tất cả các phương tiện bị chặn lại nên ngày nào, giờ nào cũng tắc, có những lúc 40 phút không qua nổi nút Ngã Tư Sở".

Xén dải phân cách dường như được Thành phố coi là một giải pháp giảm ùn tắc nên nhiều điểm nóng giao thông đã tận dụng triệt dải phân cách. Thời gian này, không chỉ khu vực nút giao Ngã Tư Sở, các hạng mục thi công tương tự cũng được thực hiện tại một số tuyến đường như Trần Hữu Dực, Trịnh Văn Bô...

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc làm này chỉ là giải pháp tình thế, vì thực tế cho thấy, nhiều tuyến đường sau khi xén dải phân cách thì vị trí ùn tắc mới đã xuất hiện ngay chính khoảng trống đã được mở rộng.

Vì thế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, giải pháp này khó có hiệu quả lâu dài và gây tốn kém: “Chúng ta cứ làm dư thừa xong thỉnh thoảng lại xén vừa tốn kém, vừa nhếch nhác lại ảnh hưởng tới giao thông. Những dự án nhỏ lẻ làm tăng chi phí gây ra sự bức xúc, thậm chí lạm dụng, thất thoát tài sản công trong những dự án này”. 

Giải pháp chắp vá, tạm thời

Trong bối cảnh lượng phương tiện tăng cao, nhiều tuyến đường nội đô đang bị quá tải thì các chuyên gia giao thông cho rằng, cần nghiên cứu việc tổ chức, quy hoạch hạ tầng để đảm bảo tối ưu cho lưu thông, Tuy nhiên dải phân cách và vỉa hè là những hạng mục hình thành lên một tuyến đường.

PGS.TS Doãn Minh Tâm - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông nhấn mạnh, đã là đường đô thị thì phải có dải phân cách, vỉa hè; cấp đường nào sẽ có quy mô dải phân cách, vỉa hè tương ứng nên không thể tùy ý thay đổi.

Từ hướng đường Tây Sơn đi về phía đường Láng và hướng quay đầu lại cũng được mở rộng

Từ hướng đường Tây Sơn đi về phía đường Láng và hướng quay đầu lại cũng được mở rộng

Theo ông Doãn Minh Tâm, xén dải phân cách chỉ là giải pháp cũ mang tính chất tình thế trong tổng thể các giải pháp chống ùn tắc giao thông ở đô thị: "Giải pháp xén vỉa hè chỉ là giải pháp truyền thống thôi, do chúng ta giải quyết bài toán tổng thể quy hoạch giao thông chưa đảm bảo, cho nên đến bây giờ vẫn áp dụng cách làm mấy chục năm trước là giải quyết tình thế. Thực tế đã chỉ ra cắt xén vỉa hè chỉ được một thời gian ngắn thì đâu lại vào đấy, vì cắt xén vỉa hè nhưng cách phân luồng, phân làn không rõ nên người tham gia giao thông tràn vào thì ùn tắc trở lại. Theo tôi đã đến lúc cần giải quyết bằng khoa học công nghệ phải đi trước sau đó mới đến rà soát, thiết kế cái nào có thể xén vỉa hè, cái nào không, cái nào phải tổ chức lại".

KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhìn nhận, những năm gần đây, Hà Nội đang tận dụng các quỹ đất dự phòng phục vụ giao thông chưa sử dụng tới; cộng với việc khảo sát thấy lưu lượng phương tiện trên đường tăng cao nên đã dùng quỹ đất này để tăng diện tích lòng đường, giải quyết ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên, đường càng to, nỗi lo ùn tắc càng hiện hữu: "Đấy là giải pháp cực kỳ ngắn hạn bởi tổng phương tiện không thay đổi và ngày càng gia tăng nên việc xén đấy ngay lập tức thu hút phương tiện ở các luồng tuyến khác đi vào đó, nên chỉ thời gian ngắn dải phân cách được mở ra lại ùn tắc, thành vô tác dụng rồi. Đấy là cách làm chắp vá và trong chiến lược phát triển giao thông của các đô thị tiên tiến đã xác định việc tạo ra hạ tầng thuận tiện cho vận tải sẽ bế tắc, họ chuyển sang ưu tiên sự di chuyển chứ không ưu tiên sự gia tăng phương tiện vận tải. Các quốc gia ở Đông Nam Á khi mở rộng đường thì đô thị càng nhiều ô tô nên mở rộng đường luôn bị hụt hơi so với sự gia tăng phương tiện mà Hà Nội còn làm tủn mủn, vụn vặt như thế nên thất bại rất nhanh".

Xén dải phân cách giữa đường Nguyễn Xiển

Xén dải phân cách giữa đường Nguyễn Xiển

Cũng chung nhận định về việc xén dải phân cách, vỉa hè chỉ là giải pháp cục bộ trong tạm thời, chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang lo lắng khi có cắt xén giải phân cách, thu hẹp vỉa hè thì tình trạng ùn tắc giao thông vẫn khó giảm, trong khi việc này chỉ làm xấu đi mỹ quan đô thị, gây tốn kém và ảnh hưởng xấu tới cơ sở hạ tầng: "Nó giảm cục bộ ở một phạm vi ngắn trong thời gian ngắn về cơ bản nó vẫn khuyến khích phương tiện cá nhân phát triển, nó sẽ gây ùn tắc ở chỗ khác và tắc dài hơn. Nó không phải là giải pháp lâu dài mang tính tổng thể.

Ở nước ngoài, họ tôn trọng người đi bộ nên việc xén vỉa hè là tối kỵ nhưng ở mình thì nhà quản lý dùng vỉa hè làm giải pháp chữa cháy rồi tìm các giải pháp khác sau. Muốn giải quyết tạm thời nhưng tạm thời đó phải nằm trong chương trình tổng thể nhưng có vẻ Hà Nội chưa có một chương trình mang tính toàn diện và tổng thể, hoặc có nhưng chỉ ở trên giấy, chưa thực hiện"

Các chuyên gia giao thông đô thị đều đánh giá, giải pháp xén dải phân cách chỉ là cách làm chắp vá, tốn kém, nhưng đổi lại, ùn tắc không giảm, tốc độ không cải thiện; còn cây xanh phải di chuyển, cột đèn, công trình ngầm cũng phải dịch chuyển hoặc là đập đi xây lại.

Để giải bài toán ùn tắc giao thông đô thị, cần có những giải pháp đồng bộ và quy hoạch chi tiết mới có thể đem lại kết quả bền vững, chứ không thể đơn thuần là xén đi giải phân cách.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ngày đầu năm mới 2025: 51 vụ tai nạn giao thông, 28 người tử vong

Ngày đầu năm mới 2025: 51 vụ tai nạn giao thông, 28 người tử vong

Ngày hôm nay (01/1), toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.

Bắt khẩn cấp người phụ nữ đánh nữ nhân viên gác chắn tàu

Bắt khẩn cấp người phụ nữ đánh nữ nhân viên gác chắn tàu

Ngày 01/1/2025, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thuỳ Trang (SN 1988, quê Bạc Liêu) về hành vi cố ý gây thương tích.

Cây Vô Ưu

Cây Vô Ưu

Khoảng không gian thoáng đãng và xanh mát khu vực quanh tượng đài Lý Thái Tổ là một trong những điểm dừng chân yêu thích nhất cho mỗi bộ hành khi tới Hồ Gươm.

Các dự án nghìn tỷ thi công xuyên Tết Dương lịch ở miền Tây

Các dự án nghìn tỷ thi công xuyên Tết Dương lịch ở miền Tây

Dù hôm nay 1/1 là ngày Tết dương lịch nhưng trên khắp các công trường xây dựng đường bộ cao tốc, cầu lớn vượt sông đi qua ĐBSCL đều rất nhộn nhịp. Anh em công nhân cầu, đường đang bám công trình, lao động rất khẩn trương, khí thế, lập thành tích chào mừng năm mới.

Người trẻ đón Tết dương lịch như thế nào?

Người trẻ đón Tết dương lịch như thế nào?

Tết dương lịch là dịp nghỉ để thư giãn, cũng là khoảng thời gian để quây quần bên gia đình và giải phóng bản thân ra khỏi guồng quay công việc hàng ngày. Trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau nên vẫn có nhiều bạn trẻ chọn ngày nghỉ để để đi làm.

Nhìn lại 2024: Giấc mơ an cư của người mua nhà sẽ ra sao trong năm 2025?

Nhìn lại 2024: Giấc mơ an cư của người mua nhà sẽ ra sao trong năm 2025?

Hơn hai năm qua, thị trường bất động sản Hà Nội đã chứng kiến một hành trình tăng giá đầy biến động, phản ánh rõ nét những bất ổn lẫn tiềm năng trong quá trình phát triển.

Sau hàng dừa nước mái nhà ai...

Sau hàng dừa nước mái nhà ai...

Người ta nói biểu tượng của làng quê Việt Nam là lũy tre làng, nhưng với cư dân miệt châu thổ Cửu Long thì biểu tượng lại là một rặng dừa nước ven sông. Miền Tây là “thủ phủ” sinh sôi của cây dừa nước, ven những triền sông hay con rạch, đâu đâu cũng có bóng dáng của loại cây này.