Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Hành trình gần 6 năm cứu giúp hàng nghìn trường hợp bị hư xe, tai nạn giao thông, vất vả suốt đêm hôm, Ngân chia sẻ những lúc trời mưa hay ngày lễ, đội vất vả hơn ngày thường: “Một tuần không có ngày nghỉ, cả ngày lễ, đội sẽ làm hết công suất của mình.
Công việc khi bắt đầu tuần tra khoảng 21h30 sẽ chuẩn bị tất cả các vật dụng cần thiết trước khi đi tuần. Cần thiết nhất là găng tay y tế để bảo vệ tốt nhất cho đội viên của mình, băng gạc, băng thun, nẹp cổ và nẹp đai lưng để hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thương cho nạn nhân”.
Nhiều năm về trước, chị gái của Kim Ngân qua đời vì tai nạn giao thông mà không được hỗ trợ kịp thời. Bởi vậy mà Đội cứu nạn giao thông 911 tại TP Thủ Đức, ra đời, trên tinh thần của một cô gái tự nhận là “không còn nỗi sợ nào có thể đánh gục”.
Ngoài thời gian mưu sinh và hỗ trợ sơ cấp cứu cho những nạn nhân tai nạn giao thông, những người không may gặp sự cố trên đường, Ngân còn tranh thủ thời gian đi học tại trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, ngành y sĩ đa khoa để tự trang bị kiến thức cho mình.
Quan điểm của Ngân trong sơ cấp cứu đó là có những giới hạn mà mình không thể bất chấp: “Trách nhiệm của tụi em đó chỉ là sơ cấp cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện, sau đó tụi em liên lạc với người thân, nhiệm vụ của tụi em chỉ là vấn đề về dân sự để hỗ trợ cứu giúp nạn nhân trong lúc bị nạn. Tính mạng của nạn nhân tính bằng giây, bằng phút nên không được phép sai sót, dù chỉ một li.
Ví dụ như đang CPR (hồi sức tim phổi) cho nạn nhân chẳng hạn, nếu như mình chú trọng quay phim, chụp hình, livestream thì mình sẽ bị phân tâm. Mình đăng lên mình hỏi người ta, rồi mình đợi người ta trả lời, vậy thì đợi bao lâu và có bao nhiêu bác sĩ sẽ vào đó để trả lời tin nhắn và hướng dẫn, thực hành cho đúng. Em nghĩ mạng sống của người dân không thể nào treo trên màn hình livestream được đâu!”
Ngân cho biết, khi nhận được tin báo về một vụ tai nạn, việc đầu tiên cần làm là đeo ngay găng tay, sơ cứu vết thương, đặt nạn nhân cố định trong lúc chờ xe cứu thương để chuyển vào bệnh viện.
Quy trình hỗ trợ y tế thoạt nhìn tưởng đơn giản, nhưng đã được huấn luyện rất kỹ càng, bởi nếu chỉ cần sai sót có thể sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng nạn nhân: “Chẳng hạn như nạn nhân bị gãy cẳng chân. Quy trình là kéo chân duỗi thẳng, cho gót chân nằm thẳng lên vuông góc với cơ thể để băng lại.
Nếu nẹp nhưng không để đúng tư thế thì sau ca chấn thương, khả năng hồi phục sẽ là bao nhiêu hay có để lại biến chứng gì không? Ví dụ như người bị tiểu đường, mình di lệch thì nạn nhân có thể chảy máu không cầm được. Điều đó còn nguy hiểm cho nạn nhân hơn. Trong khi chỉ cần một thao tác đơn giản là cột băng ga-rô ở bắp đùi ngăn cho máu không chảy ngược thì lại đi nẹp chân là tự biến dễ thành khó...”
Cao điểm, có ngày Ngân và đội cứu nạn giao thông 911 phải hỗ trợ cứu nạn cho 5 - 8 ca từ 21h30 đến 3h sáng. “Nhiều khi về đến nhà chỉ muốn thở oxy luôn” - Ngân nói.
Ngân tự nhận phần thiệt thòi về mình khi sau ca trực, mọi thành viên trong đội được phép về nhà nghỉ ngơi, còn Ngân sẽ chịu trách nhiệm khi có tai nạn giao thông xảy ra: “Các bạn còn gia đình, còn công việc, cuộc sống. Em đã thành lập đội, em phải là người giữ lữa. Nhiều khi cũng khó khăn lắm, phần lớn nạn nhân say xỉn, có người còn nặng ký nữa, một mình em khiêng lên xe cấp cứu phải nhờ tài xế hỗ trợ... Đôi khi 2 -3 người cũng làm không nổi, phải nhờ người đi đường phụ thêm.
Có người thương ủng hộ tiền, 100 ngàn cũng có, vài triệu cũng có. Nhưng em không nhận tiền trong lúc đang cấp cứu. Số tiền đó em đều công khai với các thành viên, trên fanpage và dùng để mua các dụng cụ cấp cứu”.
Khi được hỏi: “Sau bao nhiêu năm, từ một cô gái bị tổn thương, sợ nhìn thấy tai nạn giao thông.... trở nên “gan lì” như bây giờ, vậy Ngân còn nỗi sợ nào không?”. Ngân cười: “Sợ cô đơn chị ạ!”. Bởi thế cho nên nhiều người gọi Ngân là “bông hồng thép”.
Nhiều đội, nhóm thiện nguyện cứu nạn giao thông ra đời và cũng nhiều lời đề nghị sáp nhập; nhưng Ngân vẫn lặng lẽ ở 911. Ngân chẳng mong mỏi điều gì lớn lao cho bản thân mình, cũng không vì “mua danh”, mà là bởi “Khi bà con còn cần đến em, em vẫn làm... Vậy thôi” - Ngân khẳng định.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới.
Vài ngày trở lại đây, đường nhánh nối ngõ 336 đường Láng men theo gầm tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh-Hà Đông nối với phố Yên Lãng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được thông xe. Việc mở đường nhánh này đã tác động tích cực tới 2 “điểm nóng” giao thông gần đó là Ngã tư Sở và nút Láng-Yên Lãng.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ nông thôn có cơ hội tiếp cận với ngoại ngữ, anh Nguyễn Hoàng Khang ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đứng ra kết nối và điều phối lớp dạy tiếng Anh miễn phí với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên và giáo viên nước ngoài.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.