Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Cụ thể hóa các nội dung bình ổn giá

Minh Hiếu: Thứ hai 01/01/2024, 16:30 (GMT+7)

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá. Trong đó, ban soạn thảo đề xuất xây dựng Cơ sở dữ liệu về giá, cụ thể hóa các nội dung về bình ổn giá được đề cập tại Luật Giá 2023.

Luật Giá số 16/2023 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 19/6/2023 với nhiều nội dung mới liên quan quản lý, điều tiết giá và việc tổ chức triển khai của các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật này.

Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Giá) được Bộ Tài chính dự thảo gồm 5 chương, 28 điều: Những quy định chung; Hoạt động quản lý, điều tiết giá của nhà nước; Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; Cơ sở dữ liệu về giá; Điều khoản thi hành.

Đáng chú ý, các điều từ 22 đến 25 quy định việc xây dựng, quản lý, cập nhật thông tin, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu về giá. Đây là tập hợp thông tin, dữ liệu về giá của hàng hóa, dịch vụ dưới dạng điện tử, được chuẩn hóa, xây dựng, thống nhất quản lý tại Bộ Tài chính.

Thông tin, dữ liệu được cập nhật gồm: hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa dịch vụ được thực hiện kê khai tại các bộ, ban, ngành; báo cáo diễn biến giá thị trường hàng hóa, dịch vụ hàng tháng; các thông tin về doanh nghiệp thẩm định giá; v...v... Các cá nhân, tổ chức đảm bảo thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu về giá theo đúng phân quyền trên hệ thống.

Về nội dung bình ổn giá, Điều 3 dự thảo Nghị định quy định trình tự, thủ tục để các bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện khi cần bổ sung hoặc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, đảm bảo minh bạch, thuận lợi, kịp thời. Điều 4 quy định cụ thể việc tổ chức triển khai bình ổn giá. Trong đó, khi có hiện tượng bất thường về giá, các bộ, ngành, địa phương tập trung đánh giá để Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ quyết định chủ trương bình ổn giá

Về thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện bình ổn giá, dự thảo Nghị định đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp bình ổn giá các mặt hàng gạo, phân bón, thức ăn chăn nuôi,… Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp bình ổn giá các mặt hàng xăng, dầu,… Bộ Y tế với danh mục thuốc thiết yếu, v…v… UBND cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn triển khai các biện pháp bình ổn giá như: điều hòa cung cầu một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn, định giá và áp dụng biện pháp hỗ trợ, v…v…

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Giá đang được gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Dự thảo sẽ được gửi, xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Dự thảo Nghị định được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn và bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức thực hiện quản lý, điều tiết giá

Dự thảo Nghị định được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn và bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức thực hiện quản lý, điều tiết giá

HƯỚNG TỚI KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá đã đề cập thế nào về bình ổn giá - hoạt động quản lý, điều tiết quan trọng của Nhà nước? PV VOV Giao thông phỏng vấn ông Phạm Văn Bình - Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính - đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định.

PV: Ông có thể cho biết về sự cần thiết của việc xây dựng dự thảo Nghị định?

Ông Phạm Văn Bình: Luật Giá 2023 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6 với nhiều nội dung mới liên quan công tác quản lý, điều tiết giá; đã giao Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung. Việc ban hành nghị định quy định chi tiết là cần thiết và đảm bảo cơ sở pháp lý cho khâu tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giá.

Còn về thực tiễn, những nội dung của dự thảo Nghị định được thiết kế nhằm đáp ứng những thay đổi trong nền kinh tế giai đoạn vừa qua, phù hợp những biến động mới của nền kinh tế hội nhập, hiện đại, cũng như giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn và đảm bảo sự thống nhất trong việc tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý, điều tiết giá.

Đồng thời, tăng cường tính đồng bộ, thống nhất trong triển khai các biện pháp quản lý, điều tiết giá của các cơ quan từ trung ương đến địa phương.

PV: Dự thảo Nghị định đã cụ thể hóa các nội dung về bình ổn giá như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Văn Bình: Đến Luật giá 2023, nội dung bình ổn giá tiếp tục được củng cố, hoàn thiện, và tại dự thảo lần này được thiết kế có 4 điều. Cụ thể, Điều 3 dự thảo Nghị định đã quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ  bình ổn giá. Điều 4, 5, 6 đã quy định cụ thể hơn đối với hai trường hợp bình ổn giá.

Thứ nhất, như Luật giá đã quy định, khi mặt bằng giá của thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục có biến động bất thường, ảnh hưởng kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, đời sống người dân thì có thể xem xét tiến hành bình ổn giá. Thứ hai, như Luật giá đã đề cập, là tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh khiến mặt bằng giá biến động bất thường.

Dự thảo Nghị định cũng tập trung làm rõ cách thức, trình tự, việc thực hiện của các cơ quan có liên quan như thế nào, để làm sao rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ cũng như thực hiện trong thực tế thuận lợi nhất.

Cụ thể, tập trung thứ nhất là quy định rõ nội dung công việc mà các bộ, ngành, địa phương triển khai; phải đánh giá khi có hiện tượng bất thường, nhận định nguyên nhân tăng giảm, phân tích và đánh giá mức độ tác động tới thị trường, kinh tế - xã hội, đời sống người dân để có những đề xuất phù hợp.

Đây là nội dung quan trọng để Bộ Tài chính làm cơ sở tổng hợp trình Chính phủ quyết định chủ trương bình ổn và tổ chức phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện tới từng bộ, ngành, địa phương.

Thứ hai là đã quy định các nội dung cụ thể về triển khai những bước tiếp theo trong việc tổ chức thực hiện bình ổn giá khi đã được phê duyệt, nhất là ban hành quyết định bình ổn giá theo thẩm quyền từng cấp, từng ngành.

Thứ ba là đã cụ thể các nội dung triển khai bình ổn giá trong các trường hợp cần triển khai ngay, khẩn cấp để đáp ứng nhu cầu của bối cảnh cụ thể. Bởi vì mục tiêu của bình ổn giá hướng tới ổn định giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, đảm bảo đời sống người dân, bảo vệ những người yếu thế, đảm bảo những chính sách chung về xã hội.

Ông Phạm Văn Bình (áo trắng), Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính)

Ông Phạm Văn Bình (áo trắng), Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính)

PV: Theo ông, nếu dự thảo Nghị định được ban hành thì sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

Ông Phạm Văn Bình: Công tác quản lý giá là một lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, nhưng có phạm vi tác động, ảnh hưởng rất rộng tới nhiều ngành, lĩnh vực và mọi người dân. Do vậy, việc ban hành Nghị định là một trong những bước quan trọng để hoàn thiện toàn diện hơn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, sẽ có một sự thay đổi rất lớn trong khâu tổ chức thực hiện theo hướng tăng cường phân công, phân cấp theo quản lý ngành, lĩnh vực và tính chất địa bàn quản lý; làm sao đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Đối với xã hội, người dân và doanh nghiệp thì các quy định tại Nghị định cũng tiếp tục theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để thực hiện những hoạt động, quyền hợp pháp của mình.

PV: Xin cảm ơn ông!

TƯƠNG ĐỐI KHẢ THI

Cơ sở dữ liệu quốc gia và nội dung bình ổn giá được đề cập trong dự thảo Nghị định liệu có giúp các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, điều tiết giá? Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS - TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính về nội dung này.

PV: Ông đánh giá thế nào về việc xây dựng, cập nhật và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá được đề cập trong dự thảo Nghị định?

PGS - TS. Ngô Trí Long: Dự thảo Nghị định đã kế thừa một số quy định hiện hành cùng như quy định chi tiết hơn về việc quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

Cụ thể trong đó, dự thảo Nghị định đã nhấn mạnh việc đảm bảo kết nối giữa các cơ sở dữ liệu về giá với nhau; quy định rõ trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành, quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu về giá từ trung ương đến địa phương.

Trong đó, Bộ Tài chính thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, UBND các cấp tổ chức việc quản trị cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương, tạo thuận lợi cho khâu tổ chức thực hiện thống nhất. Theo quan điểm của tôi, dự thảo Nghị định đã tiếp tục cụ thể hóa một số quy định về Luật giá đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

PGS - TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

PGS - TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

PV: Về các nội dung bình ổn giá được đề cập trong dự thảo Nghị định, theo ông sẽ giải quyết những bất cập trong quản lý, điều tiết giá như thế nào?

PGS - TS. Ngô Trí Long: Chúng ta thấy dự thảo đã thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các quy định của Luật giá năm 2023, nhất là đảm bảo tăng cường sự phân công, phân cấp trong quản lý. Theo quan điểm của tôi, về mặt cơ cấu tổ chức, bố cục của dự thảo tương đối hợp lý, nội dung đưa ra tương đối khả thi, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống luật pháp hiện nay.

Ví dụ như Điều 3 dự thảo Nghị định quy định trình tự, thủ tục sẽ đảm bảo được sự minh bạch, tạo thuận lợi trong khâu tổ chức thực hiện, nhất là trong bối cảnh cần đảm bảo tính kịp thời trong việc tổ chức thực hiện bình ổn giá. Điều 4 quy định cụ thể hơn về các nội dung công việc cần các bộ, ngành, địa phương triển khai, đánh giá khi có hiện tượng bất thường về giá.

Chúng ta là nhà nước pháp quyền XHCN, chúng ta phải lấy pháp luật làm cơ sở nền tảng để điều chỉnh các hành vi cá nhân và các quan hệ xã hội, đảm bảo xã hội phát triển ổn định, bền vững. Vấn đề có tính then chốt là pháp luật phải đi vào cuộc sống.

Nếu được ban hành thì thứ nhất sẽ phản ánh thực tế công tác quản lý, điều hành giá trong nền kinh tế thị trường, gắn với nhu cầu xã hội và giải quyết những vấn đề mà xã hội đang quan tâm về công tác quản lý, điều tiết giá.

Thứ hai, giúp người dân hiểu biết các quy định của pháp luật về công tác quản lý, điều tiết giá, từ đó vận dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, xã hội ổn định, trật tự hơn và mọi người dân được hưởng quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong hoạt động về giá.

PV: Xin cảm ơn ông!

Bình ổn giá là một trong những hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khi có biến động; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định; hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo đột phá khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để đưa đất nước vào giai đoạn phát triển hơn.

Trong bối cảnh địa chính trị - kinh tế thế giới có nhiều biến động, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, khó lường có thể tác động mạnh đến thị trường, giá cả, Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá được kỳ vọng sẽ giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn, tăng cường tính đồng bộ, thống nhất, triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp quản lý, điều tiết giá từ trung ương đến địa phương.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này? Nếu được ban hành thì các quy định mới của dự thảo sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho dự thảo qua hotline: 024.37.91.91.91, fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.

 

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.