Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Công nghệ bê tông siêu tính năng, giảm phát thải ra môi trường

Hải Hà: Thứ tư 12/04/2023, 13:41 (GMT+7)

Để đạt được mục tiêu giảm thiểu phát thải của ngành xây dựng, ngoài những công trình nhà ở, việc đưa vào ứng dụng những công nghệ, vật liệu giảm phát thải trong các công trình đường giao thông cũng rất quan trọng.

Bằng việc sử dụng những vật liệu không nung, phế thải công nghiệp, dân dụng, công nghệ bê tông siêu tính năng (UHPC) đang ngày càng khẳng định vai trò trong các công trình giao thông thân thiện với môi trường.

Trước đây, người tham gia giao thông khá “ám ảnh” với tình trạng mặt cầu Thăng Long liên tục bị hư hỏng dù đã có tới 10 lần sửa chữa lớn nhỏ. Tuy nhiên, từ tháng 1/2021, cầu Thăng Long đã chính thức đưa vào vận hành sau hơn 4 tháng sửa chữa bằng công nghệ bê tông siêu tính năng làm lớp gia cường cho mặt cầu.

Đến nay, sau 2 năm, mặt cầu vẫn đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của phương tiện giao thông với vận tốc 80km/h, trong đó có nhiều phương tiện trọng tải lớn.

Bê tông siêu tính năng là công nghệ mới, cho phép chế tạo dầm cầu với kích thước mỏng, nhẹ, kháng ăn mòn, tuổi thọ cao, giảm chi phí bảo trì tối đa và cho phép đẩy nhanh tiến độ thi công.

Bê tông siêu tính năng là công nghệ mới, cho phép chế tạo dầm cầu với kích thước mỏng, nhẹ, kháng ăn mòn, tuổi thọ cao, giảm chi phí bảo trì tối đa và cho phép đẩy nhanh tiến độ thi công.

TS. Trần Bá Việt, Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam cho biết, UHPC có nhiều ưu điểm vượt trội: "Một cấu kiện dầm bản sẽ là 100 tấn, hoặc 75 tấn. Nhưng nếu làm cái dầm cùng cấp trước, cùng tải trọng, cùng nhịp như thế, nếu mà làm bằng bê tông siêu tính năng thì chỉ còn 25 tấn đấy. Tức là sử dụng ít tài nguyên hơn, ít phát thải hơn tế và thi công nhanh hơn, tuổi thọ của nó cao hơn  có nghĩa là trong vòng đời của nó, phát thải ít hơn, sử dụng tài nguyên cũng ít hơn sử dụng ít năng lượng hơn".

Năm 2018, với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (World Bank), 3 cầu nông thôn gồm cầu Làng Cỏ (Thái Nguyên), Khe Dợn (Nghệ An) và Cầu Từ Ô (Trà Vinh) được xây dựng bằng bê tông siêu tính năng. Theo đánh giá của World Bank, hệ thống cầu này tính theo mét vuông so với cầu bê tông thông thường giảm khoảng 20 - 25 % phát thải CO2, giảm đi 70 % trọng lượng của dầm cầu, điều này đồng nghĩa giảm tiêu thụ tài nguyên và tuổi thọ tăng gấp đôi so với bê tông thông thường.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một phương pháp tính toán hay bộ tiêu chuẩn chính thức để đánh giá mức độ phát thải của các công nghệ sản xuất bê tông khác nhau, TS Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết: "Bê tông bình thường muốn đưa vào công trình phải có kết cấu cốt thép,  Bê tông có xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi, nước, phụ gia cần thiết. Đổ thành kết cấu thì phải có cốt thép. còn bê tông siêu tính năng có cát, xi măng, sợi thép phân tán, các loại phụ gia. Bây giờ phải có phương pháp tính toán xác định lượng phát thải của một đơn vị bê tông siêu tính năng và bê tông thông thường, công nghệ nào cao hơn thì phát thải nhiều hơn".

Với những tính năng ưu việt, nhẹ, độ bền cao, có thể tái sử dụng vật liệu xây dựng, hạn chế sử dụng tài nguyên và giảm phát thải, bê tông siêu tính năng là một loại vật liệu xây dựng công nghệ mới nên sớm được áp dụng rộng rãi trong nhiều công trình giao thông trong thời gian tới, nhất là cho cầu cạn đường cao tốc.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn