Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Có ngăn được công chức chửi thề, chơi game?

Quách Đồng: Thứ hai 24/04/2023, 14:01 (GMT+7)

Bộ Nội vụ đang hoàn thiện, lấy ý kiến dự thảo Nghị định Bộ Quy tắc đạo đức công vụ. Đáng chú ý, Bộ Nội vụ đã đề xuất hàng loạt quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức, như: không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không chơi game, sử dụng rượu bia trong giờ làm việc…

Dự thảo Nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ do Bộ Nội vụ soạn thảo, có 5 chương, với 25 điều, gồm: Những quy định chung; chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Kỷ luật, kỷ cương hành chính…

Cụ thể, về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất 5 chuẩn mực, gồm: Tính chính trực, liêm chính; tính khách quan, công bằng, bình đẳng; Sự đúng mực, tính thận trọng; Sự tận tụy và kịp thời; Năng lực và sự chuyên cần.  

Đặc biệt, dự thảo nghị định cũng dành một chương quy định về những chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức và công dân; với đồng nghiệp; với cấp trên; với cấp dưới; với tổ chức, cá nhân nước ngoài; với cơ quan thông tấn, báo chí; ứng xử tại nơi cư trú; nơi công cộng; qua điện thoại…

Cụ thể, trong giao tiếp với dân, cán bộ, công chức, viên chức không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân.

Với đồng nghiệp không bè phái, cục bộ, có lời nói, hành động gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, nói không đúng sự thật, hạ uy tín, trả thù cá nhân trong cơ quan, đơn vị.

Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương trong sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; không có hành vi bạo lực gia đình; Không tổ chức tiệc cưới, ăn hỏi, đám ma, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các công việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

Ngoài ra, tại dự thảo nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức ứng xử, Bộ Nội vụ cũng quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; sử dụng thời giờ làm việc; quy định họp, hội nghị, trong đó quy định rõ việc không chơi các trò chơi, sử dụng các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.

Ngoài ra, cán bộ công chức cũng không uống rượu, bia, đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc, không tụ tập ăn, uống đông người trong giờ làm việc; không quảng cáo thương mại, bán hàng, tiếp thị bán hàng tại nơi làm việc.

Dự thảo Nghị định bộ quy tắc đạo đức công vụ hiện đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Dự kiến dự thảo nghị định sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện theo sự thẩm định, đóng góp ý kiến của Bộ Tư pháp, trước khi trình Chính phủ ban hành.

Bộ Nội vụ đề xuất hàng loạt quy định về đạo đức đói với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (Nguồn: Bội Nội vụ)

Bộ Nội vụ đề xuất hàng loạt quy định về đạo đức đói với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (Nguồn: Bội Nội vụ)

CƠ CHẾ NÀO GIÁM SÁT THỜI GIAN LÀM VIỆC

Vì sao Bộ Nội vụ đề xuất hàng loạt quy định về chuẩn mực đạo đức, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức? Nếu được ban hành, Bộ quy tắc này sẽ có tác động như thế nào đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay?

Phóng viên VOVGT có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Huyền Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ) - đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định:

PV: Xin bà cho biết những điểm mới nổi bật của dự thảo Nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ?

TS. Nguyễn Huyền Hạnh: Điểm mới của dự thảo nghị định là đạo đức công vụ được quy định mang tính tổng hợp, bao gồm các chuẩn mực đạo đức, hướng tới các giá trị cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và bao gồm cả những chuẩn mực giao tiếp ứng xử và kỷ luật kỷ cương hành chính.

Bộ Quy tắc đạo đức công vụ này là những quy định khung, trên cơ sở đó các Bộ, ngành, địa phương các cấp căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để xây dựng và ban hành quy định phù hợp với cơ quan và địa phương mình.

PV: Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo nghị định là công chức, viên chức không được chơi game, không được nói tục hoặc có những nguyên tắc về giao tiếp. Vì sao Ban soạn thảo đặt ra những quy định như vậy?

TS. Nguyễn Huyền Hạnh: Mục đích việc ban hành bộ quy tắc đạo đức công vụ này là nhằm đảm bảo một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp. Trong thời gian qua đã có những sự phản ánh của báo chí, người dân có một số hiện tượng cán bộ, công chức viên chức có những lời nói, hành vi chưa đúng chuẩn mực, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Chính vì vậy Ban soạn thảo đã đề xuất những quy định này.

Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện và tiếp thu ý kiến từ nhiều nguồn thông tin góp ý, Ban soạn thảo cũng đã cân nhắc cũng có thể không quy định nội dung này vì cũng có ý kiến cho rằng đây là hành vi đạo đức của người cán bộ, công chức, viên chức bắt buộc không thể có. Vì vậy, có thể cũng không xem xét đưa và nghị định.

TS Nguyễn Huyền Hạnh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ

TS Nguyễn Huyền Hạnh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ

PV: Riêng với nội dung giám sát thời gian làm việc của công chức viên chức thì có cơ chế nào để giám sát việc họ thực hiện điều đó hay không?

TS. Nguyễn Huyền Hạnh: Thực ra có rất nhiều quy định trong hoạt động của người cán bộ công chức viên chức thì cũng có những quy định rất cụ thể về việc đảm bảo kỷ luật kỷ cương hành chính, trong đó có việc là người cán bộ công chức, viên chức phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, trong giờ làm việc phải thực hiện đúng, hiệu quả thời gian làm việc và tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cũng có rất nhiều hoạt động, biện pháp kiểm tra, giám sát.

Ở đây, việc sử dụng biện pháp giám sát cũng rất cần thiết, thứ nhất là để theo dõi, xem xét đánh giá hoạt động của cán bộ công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và qua đó cũng sẽ phát hiện những hành vi sai phạm, như những hành vi gây phiền hà cho người dân, hách dịch, tham nhũng.. từ đó kiến nghị những biện pháp kịp thời xử lý.

PV: Có ý kiến cho rằng chúng ta cần tập trung vào quản lý dựa trên hiệu quả công việc hơn là dựa trên những biện pháp giám sát hành chính. Quan điểm của bà về vấn đề nào như thế nào?

TS. Nguyễn Huyền Hạnh: Quản lý công việc dựa trên hiệu quả và sử dụng biện pháp giám sát hành chính đều là cần thiết cả. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hành chính như tôi đã nói là một trong những công cụ quản lý khá là quan trọng để đảm bảo rằng người cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Và cũng là một cách để người dân cũng như nội bộ cơ quan hành chính giám sát người cán bộ, công chức để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thực thi công vụ.

PV: Xin cảm ơn bà!

CÓ CẦN THIẾT ĐẶT RA NHỮNG QUY ĐỊNH NÀY?

Việc đưa ra hàng loạt những quy định về chuẩn mực đạo đức công vụ sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Phóng viên VOVGT có cuộc phỏng vấn PGS.TS Ngô Thành Can, nguyên phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự , Học viện Hành chính Quốc gia.

PV: Một trong những điểm mới nổi bật của dự thảo nghị định là quy định cán bộ công chức không được chửi thề, quát nạt dân hoặc không được chơi game trong giờ làm việc. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS.TS Ngô Thành Can: Về những cách ứng xử thì chúng ta phải xem lại những nhiệm vụ thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Trong công vụ, bao giờ cũng vậy, người công chức phải được đào tạo, bồi dưỡng, phải có năng lực phù hợp với vị trí và trong thời gian thực thi công vụ, anh phải toàn tâm toàn ý để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Còn nếu trong quy tắc ứng xử văn hóa thông thường, chúng ta cũng đã không được làm những việc đó rồi, nó vi phạm vào những quy định của nguyên tắc ứng xử nói chung chứ chưa nói đến hoạt động công vụ. Thế mà anh lại còn vi phạm, ví dụ như chửi thề, nói năng không lễ phép… đấy là không phù hợp.

Còn riêng phần chơi game, trong các cơ quan đã có quy định trong thời gian làm việc đều không được chơi game, thậm chí còn những phần anh còn không được vào chơi hoặc xem nữa cơ. Tôi nghĩ là những quy định này một lần nữa người ta làm chặt chẽ hơn để cho mọi người làm việc tốt hơn nhiệm vụ của mình thôi, chứ cái này không phải mới.

PV: Như thế chúng ta có cần thiết đặt ra những quy định này không, thưa ông?

PGS.TS Ngô Thành Can: Trong quy phạm đạo đức, trong luật hoặc trong một số những quy định về ý thức kỷ luật, đạo đức lối sống, quan hệ ứng xử, rồi trang phục.. các văn bản đã có, tuy nhiên người ta một lần nữa quy định cụ thể hơn về tất cả những quy tắc để mọi người không vi phạm.

Giống như trong những trường hợp chúng ta thấy một số quy định những đảng viên không được làm chẳng hạn, sau đó những quy định này lại được mở rộng ra thành những quy định chi tiết hơn. Điều đó có nghĩa là pháp luật đã quy định những cái đó, nhưng mà người ta quy định cụ thể hơn thôi.

PV: Có ý kiến cho rằng chúng ta nên quản lý dựa trên hiệu quả công việc thay vì thực hiện các biện pháp giám sát hành chính. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS.TS Ngô Thành Can: Từ xưa đến nay, bao giờ chúng ta cũng lấy hiệu quả công việc làm một yếu tố quan trọng để đánh giá, thước đo năng lực của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, hiệu quả công việc, ví dụ một người làm ra sản phẩm A, B nào đó thì không bao giờ là thực hiện một mình, mà thường là tổng hợp của nhiều thứ.

Trong quá trình thực thi đó, anh ta thực hiện công việc thì tất cả những yếu tố khác, ví dụ: cách ứng xử, kiến thức chuyên môn cần thiết… anh phải làm tốt. Nhưng nói kết quả công việc là tổng hợp của nhiều thứ- chúng ta hay nói tổng hợp các yếu tố của kết quả công việc mà, thế và chúng ta cũng đều có những đánh giá cả.

PV: Xin cảm ơn ông.

Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phưng đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Kết quả cho thấy vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn bộc lộ sự yếu kém trong giao tiếp, ứng xử với người dân, tổ chức và đồng nghiệp. Thậm chí vẫn còn những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật gây ảnh hưởng đến uy tín của bộ, địa phương và hình ảnh của cán bộ, công chức, viên chức...

Do vậy, tại dự thảo nghị định ban hành Bộ quy tắc Đạo đức công vụ, Bộ Nội vụ đã đề xuất hàng loạt những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giao tiếp đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm mục tiêu khắc phục những bất cập này.

Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự luật sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast và Google Podcast.

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa. Đóng cửa, có 16 mặt hàng tăng giá và 15 mặt hàng giảm giá. Đà tăng đến từ nhóm nông sản với toàn bộ 7 mặt hàng chốt ngày trong sắc xanh

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Ngoài đề nghị gỡ nút thắt về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, đáng chú ý Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM còn đề xuất tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% với doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Sau khi hủy lịch đấu thầu ngày hôm qua, 10 giờ sáng nay (23/4), NHNN đã chính thức tiến hành đấu thầu vàng miếng đầu tiên trong năm 2024, sau 11 năm dừng hoạt động này. Kết thúc phiên đấu thầu, đã có 2 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng 34 lô vàng miếng.