Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, doanh nghiệp xuất khẩu cần thích ứng để giảm áp lực (Phần 2)

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ ba 26/09/2023, 19:20 (GMT+7)

Có thể nói, hiện EU đang áp dụng tiêu chuẩn cao, gia tăng các yêu cầu về chất lượng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, khí hậu, phát triển bền vững… với hàng hóa nhập khẩu, gọi chung là các “tiêu chuẩn xanh”. Các doanh nghiệp cần thay đổi thích ứng ra sao trước bối cảnh mới này?

Liên quan đến Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, ông Nguyễn Hải Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, lộ trình chuyển tiếp từ nay đến năm 2026 là khoảng thời gian để các doanh nghiệp thay đổi thích ứng:

"Với doanh nghiệp VN, chúng tôi cũng cho rằng, đây cũng là thời gian bắt đầu tập trung vào thay đổi về công nghệ, tìm ra những giải pháp thân thiện với môi trường hơn, ít xả thải hơn, để có thể chịu những khoản phí thấp hơn khi mà xuất khẩu sang Liên minh châu Âu."

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cũng Theo các chuyên gia, để xuất khẩu bền vững buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để đảm bảo cung cấp sản phẩm xanh, sạch, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bền vững của thị trường. Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho rằng:

"Chúng ta cần chú ý nhiều quy định của EU không phải đánh trực tiếp cho xuất khẩu mà đánh trực tiếp vào nhà nhập khẩu của EU, tức là các chủ thể của EU. Nhưng chúng ta cũng cần chú ý là yêu cầu đấy nhiều khi chúng ta đáp ứng một phần vì những quy định của EU đánh vào những đối tác nhưng quan trọng là vì chính người tiêu dùng EU, từ chính những khách hàng đích của chúng ta.

Bởi vì hiện nay xu hướng người ta càng ngày càng quan tâm đến cách chúng ta làm ra sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường hay không, có bền vững hay không và kể cả chúng ta đối xử người lao động như thế nào… đấy là những điểm cần chú ý. Chúng ta nhìn từ cả hai khía cạnh, từ phía quy định của EU và thứ hai từ chính người tiêu dùng."

Liên minh Châu Âu vốn là thị trường có tiêu chuẩn liên quan đến môi trường rất cao và quy định của Liên minh Châu Âu với sản phẩm trong nước liên quan đến môi trường được quy định từ sớm. Tuy nhiên, gần đây, các quy định này được quy định chặt chẽ hơn. Bà Nguyễn Hồng Loan, Chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) thông tin:

"Các tiêu chuẩn xanh của Châu Âu đang được áp dụng rộng rãi hơn và sâu rộng hơn. Bây giờ các quy định này Châu Âu lần đầu tiên họ đưa ra một quyết định mang tính chất đơn phương và họ có mở ra việc đối thoại song phương với các quốc gia nhưng đối thoại này chỉ mang tính chất chúng ta chi tiết hóa việc thực thi như thế nào thôi. Đối với các doanh nghiệp thì trước đây các tiêu chuẩn này có thể được áp dụng rất nhỏ lẻ và mang tính chất tự nguyện thì bây giờ các doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu sang Châu Âu sẽ phải mang tính chất bắt buộc hơn."

Thuế carbon của EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính. Ảnh minh họa

Thuế carbon của EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính. Ảnh minh họa

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, những tiêu chuẩn xanh hay bền vững của Liên minh Châu Âu sẽ bao trùm tất cả những sản phẩm được xem là thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này như thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày…Vì vậy, số lượng, phạm vi doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng là rất lớn. Tuy vậy, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhìn nhận:

"Quá trình chuyển đổi xanh của EU là một quá trình theo lộ trình từng bước và có thời gian để cho các doanh nghiệp của EU cũng như là các doanh nghiệp, đối tác của EU và nhà cung cấp của EU như các nhà xuất khẩu, sản xuất, xuất khẩu Việt Nam có thể thích ứng dần dần. Thứ hai chuyển đổi xanh của EU nghe có vẻ hơi xa vời, hơi mông lung nhưng thực tế thì được thể hiện bằng những yêu cầu rất cụ thể. Trên thực tế, nhiều ngành của chúng ta đã, đang thực hiện rồi và nhiều quy định của EU liên quan đến xanh bền vững đang thực hiện rồi."

Theo đó, nếu các doanh nghiệp của Việt Nam hiểu được tổng thể , sẵn sàng chuẩn bị, thì mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ có sự chuẩn bị, giảm thiểu những tác động từ các quy định của EU.

Tin tức kinh tế

# Môi trường đầu tư “thân thiện” đang giúp Việt Nam trở thành một trong những “thỏi nam châm” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á. Đây là nhận định được đăng tải trên Tạp chí Global Finance (Tài chính Toàn cầu) của Mỹ mới đây.

# Còn theo báo cáo của  Ngân hàng UOB của Singapore vừa công bố dự báo tăng trưởng GDP quý 3/2023 là 5,6% so với cùng kỳ.

Ảnh minh họa: Huy Hưng

Ảnh minh họa: Huy Hưng

# Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay đồng loạt tăng mạnh, một số ngân hàng đã vượt mốc 24.600 đồng/USD.

# Còn với lĩnh vực bất động sản, theo nghiên cứu từ Savills, nửa đầu năm 2023, TP.HCM, Hà Nội lần lượt đứng thứ 12 và 17 trong số 21 thành phố được nghiên cứu về chi phí khách thuê văn phòng. Điều này thể hiện giá thuê văn phòng ở hai thành phố vẫn rất cạnh tranh.

# Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới các nước tiêu thụ nhiều mỳ gói nhất sau Trung Quốc, Indonesia, theo số liệu của Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới. Cụ thể, năm 2022, dù giảm nhẹ 1% so với thời điểm năm trước còn dịch Covid 19, song người Việt vẫn tiêu thụ hơn 8,48 tỷ gói mỳ.

# Chỉ còn ít ngày nữa là đến Rằm Trung thu, thế nhưng thị trường bánh Trung thu đang rơi vào cảnh đìu hiu, sức tiêu thụ giảm sút. Để đẩy hàng tồn, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, cửa hàng kinh doanh bánh Trung thu đều đồng loạt giảm giá bán sản phẩm.

# Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhấn mạnh, nhiệm vụ của ECB là đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% kịp thời để ổn định giá cả, qua đó giảm tác động đối với nền kinh tế.

# Số vụ doanh nghiệp phá sản tại Mỹ trong năm nay có thể lên mức cao nhất trong 13 năm qua, do tác động từ các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và những bất ổn kinh tế. Đó là thông tin được Công ty tư vấn tài chính Guggenheim Investments đưa ra.

# Theo Financial Times, hầu hết dầu xuất khẩu dầu của Nga đã thoát được chính sách áp giá trần của nhóm các nước G7.

Một trong những hành lang thương mại quan trọng ở châu Á và tất nhiên của cả thế giới hiện nay chính là hành lang giữa ASEAN và Trung Quốc đại lục

Một trong những hành lang thương mại quan trọng ở châu Á và tất nhiên của cả thế giới hiện nay chính là hành lang giữa ASEAN và Trung Quốc đại lục

# ASEAN đã nổi lên vượt qua tất cả các điểm đến khác trong năm 2022, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

# Những nỗ lực hồi phục sau phiên giảm sâu tiếp tục gặp cản trở bởi lực cung gia tăng liên tục trên thị trường trong phiên hôm nay. VNIndex đóng cửa giảm phiên thứ 4 liên tiếp, mất hơn 15 điểm (-1,32%) lùi về mức thấp phiên tại 1.138 điểm.

Áp lực bán tiếp diễn ở các mã vốn hóa trụ cột khác thuộc ngành Ngân hàng và Bất động sản Dệt may, Thủy sản và Bất động sản là các nhóm ngành còn chịu áp lực bán giá thấp rất lớn. Diễn biến tích cực nhất ở nhóm Chứng khoán với độ bật mạnh khi một số mã tăng lại lên mức giá trần

Ý kiến của bạn