Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Chuyện về những người giữ cá sông ở miền Tây Nam Bộ

Thanh Phê: Chủ nhật 08/09/2024, 09:41 (GMT+7)

Nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên đang ngày một giảm đi do sự đánh bắt tận diệt của con người. Tuy nhiên, ở ĐBSCL vẫn còn đó nhiều hành động ý nghĩa, trong việc chăm sóc, bảo vệ đàn cá trước những tác động bên ngoài, giúp đàn cá phát triển.

PV: Chào chú Trương Minh Hải, vì sao chú lại chọn việc thành lập “biệt đội” tại thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp để bảo vệ đàn cá sông?

Ông Trương Minh Hải: Thành viên chính thức có quyết định là 9 vị, còn tập thể các thành viên thì 72 vị.  Cái này là của Đảng, nhà nước tổ chức. Đảng, nhà nước vận động nhân dân thành lập ban vận động rồi ban vận động đó mới bầu ra tổ cộng đồng để mà thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản.

PV: Đàn cá khi sinh sôi nảy nở sẽ làm giàu thêm nguồn lợi thủy sản trên dòng sông. Chú có chia sẻ gì về công việc tái tạo nguồn lợi thuỷ sản?

Ông Trương Minh Hải: Hiện bây giờ có dùng cây đóng cọc này kia để bảo vệ cá ở nơi đó rất là nhiều. Cá này là cá phóng sanh nhưng mình tạo chỗ ở cho nó. Khi mình thả xuống thì nó ở tới bây giờ, nó lớn và nó phát triển rất là nhanh. Rồi nó có cá tự nhiên từ bên ngoài vô nữa, ở dưới sông tiền, dòng sông Mekong, nó không có rào lưới gì hết. Cá chép, cá hô, cá lóc, cá trê, cá lăng, cá he, cá tra, cá điêu hồng,... nhiều loại cá lắm.

Tái tạo nguồn lợi thủy sản thì nó thích hợp với tôi với gia đình tôi. Tôi cũng có động viên một số cô bác gần xa người ta cũng trùng với quan điểm của mình, cùng nhau phối hợp làm cho đạt hiệu quả.

Ông Trương Minh Hải đang cho cá ăn tại khu vực được bảo vệ. (Ảnh: vnexpress)

Ông Trương Minh Hải đang cho cá ăn tại khu vực được bảo vệ. (Ảnh: vnexpress)

PV: Để bảo vệ đàn cá trước những người đánh bắt, bà con mình có cách làm nào vậy chú Hải?

Ông Trương Minh Hải: Bằng đêm, bằng hôm nó có dùng xuồng cào điện rồi nó xiệt điện rồi nó đặt 12 cửa ngục, nó văng lưới, như vậy đó, nó cũng có bắt. Có mời nhân dân ở xóm gần xa này kia, mình quán triệt theo chủ trương chung của nhà nước với của Sở Nông nghiệp.

Người ta cũng thống nhất theo quan điểm mình, người ta cũng đồng bảo vệ nhưng mà còn người đánh bắt, dùng các ngư cụ đánh bắt bằng đêm thì mấy người đó ở phương xa lại chớ ở tại đó, người ta không có, người có hiểu được hết, có ý thức hết.

Về thức ăn thì từ hôm hình thành tới nay, thức ăn từ dư cho tới dư chứ không có thiếu bị vì bà con gần xa người ta ủng hộ thức ăn.

PV: Qua đây, chú có muốn chia sẻ thêm điều gì đối với những thính giả đang nghe chương trình?

Ông Trương Minh Hải: Tôi cũng mong muốn cô bác gần xa sống với nghề ngư nghiệp, muốn tái tạo nguồn lợi thủy sản trên dòng sông của mình trong khu vực quy định có 140ha, gồm có 3 phường, phạm vi bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồng Ngự của tổ cộng đồng. Mong rằng cô bác đừng có đánh bắt trong phạm vi bảo vệ nguồn lợi thủy sản của ở trên quy định.

Còn ngoài ra đó thì cô bác cứ khai thác ở ngoài cái vùng quy định cứ khai thác, chúng tôi không nói gì hết, còn ở trong này thì mong cô bác đừng có động tới, đừng có khai thác là vì nơi bảo vệ nguồn lợi thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

PV: Cảm ơn chú Hải đã dành thời gian chia sẻ cùng Cảm hứng Mekong.

"Đầu tiên cá hường nó nổi bầy, bầy giữ cá hường thì cá tra nó vô. Tôi có cơm thẩy cho ăn thì ngày ngày nó bu vô đông vậy đó. Mới đầu ít rồi ngày ngày nó gom lại nhiều, mình thấy sông mình nhỏ, đâu mơ được lượng cá lớn như vậy".

"Từ ngày mình nuôi thì mến tay, mến chân nâng dần lên, bà con nói cá thấy ham quá, thấy dễ thương quá, thấy mình cũng vui".

Đó là lời chia sẻ đầy tâm huyết của những bà con miền Tây đang làm công việc ý nghĩa, xuất phát từ ý tưởng bảo tồn và nuôi dưỡng đàn cá sông, tái tạo nguồn lợi thủy sản thiên nhiên. Dù công việc gặp không ít khó khăn nhưng với lòng nhiệt huyết, yêu mến thiên nhiên, những người làm công việc “giữ cá cho sông” nhận được ủng hộ của đông đảo bà con gần xa.

Điển hình như ông Trương Minh Hải, ở thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, tổ trưởng, cùng khoảng chục người tại địa phương thành lập “Biệt đội bảo vệ cá sông”. Sau khi được thành lập, tổ mua cây tạp, chất đống chà rộng 2.000 m2 dưới bến sông, làm chỗ cho cá trú ngụ, bên trên được che mát bởi lục bình. Ngoài ra, nhóm cắt cử người thường xuyên có mặt tại đây để bảo vệ sự an toàn cho đàn cá trước các đối tượng xấu.

"Mình mua cây cặm xuống. Rồi ở dưới mặt đất mình thảy chà xuống. Tôi thảy 1.150 ngọn tràm mua ở bên Tân Hưng về. Ngoài ra, mình ninh lục bình để tạo chỗ ở cho nó với rau dừa, với rau muống tạo chỗ ở cho nó. Mình gõ cây, nó chạy là gợn sóng, nó biết hết trơn, nó nghe hết trơn", ông Hải cho biết.

Theo lời ông Hải, số cá do nhóm ông đang chăm sóc là của người dân phóng sinh còn sót lại nơi đầu nguồn sông Tiền. Buổi chiều, khi nước lớn, đàn cá xúm lại cầu bến, lúc cho ăn, ông Hải và bà con còn cưng nựng được chúng. Ngoài các thành viên chính, tổ còn có sự tham gia của hàng chục người dân thường xuyên phóng sinh cá.

Để những đàn cá cảm thấy an toàn và tự do vẫy vùng, nhóm ông Hải dùng những thanh cây vây lại khu vực cá thường hay tập trung, hạn chế người bên ngoài vào đánh bắt, dưới nước không rào lưới để cá tự do ra vào. Các thành viên thay nhau cho cá ăn, vận động ngư dân không đánh bắt, không vứt rác xuống sông, trồng cây xanh tạo cảnh quan. Người dân ở khu vực thường gọi tổ cộng đồng là "biệt đội bảo vệ cá sông".

Nhóm quy ước đoạn sông bảo vệ cá cũng là vùng nước được Chính phủ công nhận là khu bảo tồn thủy sản, rộng 140 ha, từ cầu Nguyễn Tất Thành đến cầu Sở Thượng, dài 3 km. Đây cũng là khu vực UBND TP Hồng Ngự cấm đánh bắt cá từ hai năm trước.

Những thành viên trong tổ thường vận động, khuyên nhủ bà con trong khu vực lân cận không đánh bắt cá trong khu vực theo phương châm "mưa dầm thấm lâu". Cả tổ nhất quán một điều khi đàn cá khi lớn, sẽ sinh sôi sẽ tỏa đi nhiều nơi, chắc rằng nhiều thế hệ sau còn thấy được những loài cá gắn liền với dòng Cửu Long.

"Tái tạo ở đây cũng nhằm phục vụ cho nhân dân chứ không phải cho ai. Khi mình giữ cho nguồn cá nó sinh sôi, nảy nở, lớn lên, nó đi ra ngoài phạm vi mình bảo vệ đó thì cô bác cứ khai thác. Còn ở trong phạm vi vùng bảo vệ, nhờ cô bác không nên dùng các ngư cụ dùng để khai thác", ông Hải nói.

Thành phố Hồng Ngự định hướng đoạn sông phát triển thành điểm du lịch cộng đồng. Khi du khách đặt chân đến thủ phủ cá tra của miền Tây sẽ được ngắm đàn cá sông tự do bơi lội, thực hiện nghi thức cho cá ăn, phóng sanh cá. Từ đây người dân có thêm thu nhập từ việc bán thức ăn và các dịch vụ du lịch đi kèm.

Tương tự, ông Đinh Vũ Tâm hay còn được người dân địa phương gọi ông Mười Phúc ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cũng hết mực yêu thương, bảo vệ đàn cá sông kéo đến bến sông sau nhà để ở. Từ vài chục con cá tra đến xin "ở nhờ", giờ đây đã tăng lên hàng nghìn con, ước chừng có cả chục tấn cá.

Theo lời ông Mười Phúc, giờ đây bến sông sau nhà ông có rất nhiều loại cá: cá tra, mè vinh, cá he, cá trê, cá lóc, cá chim trắng. Từ ngày được ông chăm sóc, bảo vệ nên đàn cá dạn dĩ và thân thiện với con người.

"Thấy nó về đây đẹp quá mình mua thức ăn cho ăn, rồi nó ở luôn. Anh em cũng có lại đánh bắt nhưng mình có khuyên anh, em thấy nguồn thuỷ sản giờ ít quá, mình thấy nó lại đông mình cũng cho ăn cho ngày càng đông đông, thuỷ sản nó nhiều. Thấy nhiều, anh em nuôi hầm, bé nói khoảng trên 30 tấn", ông Tâm cho biết.

Việc người dân tự nguyện bảo vệ, chăm sóc đàn cá, tuy là hành động đơn lẻ, nhưng tất cả cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân qua việc biết sống hòa hợp và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên. 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …

Dốc đề pa

Dốc đề pa

Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).

Thả gà ra đuổi

Thả gà ra đuổi

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.

6 quy tắc sống còn khi xe rơi xuống nước

6 quy tắc sống còn khi xe rơi xuống nước

Khi ô tô rơi xuống nước, chỉ trong vòng vài giây, tình huống có thể chuyển từ nguy hiểm sang sinh tử. Đây không chỉ là bài kiểm tra về sự bình tĩnh mà còn về kỹ năng sinh tồn của tài xế và hành khách.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.