Ô tô tông hàng loạt xe máy, 2 phụ nữ tử vong
Sau khi tông văng dải phân cách, xe ô tô lao qua làn xe 2 banh, tông hàng loạt xe máy khiến 2 người phụ nữ tử vong.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Từ vận động xây nhà tình thương, vận hành bếp ăn từ thiện đến chạy xe cứu thương miễn phí, ông Út luôn sẵn sàng giúp đỡ bằng tất cả tấm lòng.
Hơn 30 năm âm thầm lan tỏa yêu thương
Điều gì đã thôi thúc bác Út gắn bó với công việc thiện nguyện suốt mấy chục năm qua, bất kể ngày hay đêm vậy bác?
Xuất phát từ cái tâm mình tránh ác làm lành, làm hết các việc từ thiện để giúp ích cho mọi người. Làm cũng trên 30 năm nay, quốc gia mạnh giàu, ta mới ấm, thành ra mình trước nhất là góp phần làm sao cho đất nước mình được phồn vinh, giàu đẹp, làm các công việc từ thiện để giúp ích cho mọi người.
Mình làm từ thiện mục đích là tạo phước đức, không có mỏi mệt. Vì cái suy nghĩ của tôi, ngày nay mình còn mạnh khỏe, biết ngày mai mình còn mạnh khỏe không thành ra sống làm sao cho có ý nghĩa. Cuộc sống trước nhất là phải lo cho gia đình mình yên ổn.
Thứ hai nữa là phải lo cho xã hội để góp phần các ban ngành, Đảng, nhà nước làm sao cho an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Người ta buôn bán không cho thất nghiệp, làm từ thiện cũng không cho thất nghiệp. Làm công việc khác liền mới vậy đó.
Mỗi ngày, bác thường làm những việc gì để hỗ trợ bà con khó khăn, đặc biệt là những người bệnh nghèo?
Thứ nhất, sáng thì nấu cháo nước để cấp cho 300 bệnh nhân tâm thần tại trung tâm công tác xã hội tỉnh Hậu Giang. Nấu cơm, cấp miễn phí cho bà con nghèo trong địa phương. Nào giờ, cái đó là cái căn bản.
Cái thứ hai là xe chuyển bệnh. Khi có ai bệnh cấp cứu, tai nạn giao thông, ốm bệnh đêm hôm thì mình tới đó để cứu chữa kịp thời liền, không có nói ngày đêm gì hết. Bà con người ta nghèo cũng vậy, hòm chở tới chỗ cho miễn phí. Cất nhà cho người nghèo, nơi nào có nhu cầu thì tôi sẵn sàng tới.
Bác tổ chức như thế nào để hoạt động các tổ từ thiện được đều đặn quanh năm vậy bác?
Hiện nay, tôi quản lý 5 tổ từ thiện cấp cơm cháo, nước sôi miễn phí trong bệnh viện. Đầu tiên mình dựng lên cái tổ từ thiện thì nó khó, lo tiền bạc, vật chất, xây dựng, gạo thóc, củi đuốc, đủ thứ chuyện nhưng mà làm nó ổn định rồi đó. Chỗ nào ổn định thì sắp xếp 1 chỗ chừng 5-7 người, vì người ta còn vừa làm vừa công việc ở địa phương, lo làm ăn, kế sinh nhai của người ta nữa thành ra tổ này trực 1 tuần, đổi qua tổ khác, luân phiên làm quanh năm suốt tháng.
Khi nào tổ nào thiếu hụt cũng như củi hay là thiếu gạo thóc, dầu, đường, bột ngọt gì đó người ta điện cho mình hay để mình chạy nhờ nhà hảo tâm đó lo tiếp mình. Tổ nào ổn định, hoạt động ngăn nắp thì coi như công việc mình cũng bình thường, người nào việc nấy, sắp xếp đâu đó logic hết rồi.
Động lực nào khiến bác gắn bó với công việc thiện nguyện suốt thời gian dài như vậy?
Lúc trước thì ở nhà tôi kinh doanh, làm ăn dữ lắm à. Tôi buông cái này vì tôi nuôi con ăn học thành tài hết rồi, đứa nào cũng đại học hết trơn rồi, nghề nghiệp ổn định rồi. Tôi 20 năm trở lại đây không lo gia đình gì hết, chỉ lo xã hội thôi. Làm từ thiện, giúp ích cho xã hội tới hơi thở cuối cùng thôi, còn sống mạnh khỏe ngày nào là làm, giúp ích cho xã hội ngày đó.
Cảm ơn bác Út với những chia sẻ vừa rồi. Chúc bác luôn mạnh khỏe, giữ vững tinh thần thiện nguyện để tiếp tục lan tỏa yêu thương đến với nhiều mảnh đời khó khăn hơn nữa ạ.
Cho đi là còn mãi
Đi lên từ gian khó nên hơn ai hết, ông Trần Văn Út hiểu rằng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau là cách để giúp những bà con khó khăn vượt qua thử thách. Chính vì vậy, ông đã dành trọn tâm huyết để phục vụ cộng đồng, mang lại hy vọng và sự ấm áp cho những mảnh đời nghèo khó.
"Công việc tôi mấy việc quan trọng hàng ngày, thứ nhất là lo tổ cơm cháo phục vụ cho bệnh viện. Thứ hai là xe chuyển bệnh cấp cứu. Thứ ba là trại hòm từ thiện, cấp miễn phí cho người nghèo qua đời. Thứ tư nữa là tổ cất nhà tình thương".
"Cảm nhận thì cơm cũng rất ngon mà người nào cũng nấu ăn ngon hết. Cơm gì, canh gì cũng ngon hết".
Theo lời ông Út, từ hơn 30 năm trước, lúc bấy giờ, nơi ông sinh sống còn nhiều người nghèo chưa được tiếp cận với y tế. Nhận thấy điều đó, ông cùng gia đình đã quyết định mở phòng khám miễn phí, vừa khám bệnh, vừa cấp thuốc nam cho bà con. Công việc đón nhận sự ủng hộ của bà con xung quanh. Hàng ngày, lương y khám bệnh do xã điều động, ông Út và gia đình tận tụy phục vụ bà con, không quản ngại mưa nắng.
Nhìn thấy những người nghèo bớt bệnh, ông Út cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao: "Lúc trước tôi làm phòng chữa bệnh khám cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo ở xã Vĩnh Thuận Đông là xã tôi ở, tối ngày vợ chồng con cái đi làm thuốc nam, hốt một ngày chừng 400-500 người lại vậy đó. Ham làm rồi làm, vợ con đồng lòng hết. Mình làm phước thì sẽ gặp phước, cho đi nhưng còn mãi".
Nhờ chăm chỉ làm ăn, tích góp mở lò đường và kinh doanh vật liệu xây dựng, ông Út dần thoát nghèo, nuôi 4 người con ăn học thành tài, có công việc ổn định. Sau khi ổn định cuộc sống gia đình, ông quyết định dành phần lớn thời gian cho công tác thiện nguyện. Năm 1996, ông đứng ra thành lập tổ từ thiện cung cấp cơm, cháo và nước sôi miễn phí.
Dần dần, thấy mô hình hoạt động mang lại hiệu quả tích cực, ông tiếp tục mở thêm nhiều tổ từ thiện khác để san sẻ với bà con nghèo và bệnh nhân khó khăn. Tất cả các bếp ăn từ thiện đều hoạt động dưới sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan chức năng.
"Nấu cháo không, một tháng, Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ, rồi Trung tâm bảo trợ người tâm thần của thành phố Cần Thơ, Trung tâm bảo trợ người tâm thần của tỉnh Hậu Giang. Mỗi một ngày trên 1000 suất ăn. Gia đình 5-7 người nuôi con người ta còn khó rồi mà mình hàng ngày góp phần cho trên 1000 bệnh nhân ăn thì cũng nhờ người ta thấy công việc mình được rồi người ta đóng góp".
Ngoài bếp ăn từ thiện, những năm gần đây, ông Út còn tích cực vận động cất nhà cho nhiều mảnh đời khó khăn, nhiều nhất là ở Hậu Giang, kế đến là các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, An Minh (Kiên Giang).
Ông Út tâm sự: "Thích nghề nào có bạn nấy, căn nhà nào mình cất mình có công khai tài chính rõ ràng. Từ đó, mạnh thường quân cũng hưởng ứng mình, nhờ vậy đó, mình làm mới được. Tôi làm ở đâu thì kết hợp với chính quyền, các ban ngành, nhất là chữ thập đỏ, chặt chẽ, hết lòng giúp mình thì mình mới làm được. Có khi tôi cất cái nhà 100 triệu, có nhà 60-70 triệu, nhà 20-30 triệu, tùy theo. Mình làm duy trì, tháng nào tôi cũng làm trung bình cỡ 4 căn".
Chưa dừng lại ở đó, ông Út còn lái xe chuyển bệnh, cứu giúp những trường hợp mắc bệnh nặng, tai nạn giao thông, hay chở hòm miễn phí cho người đã mất. Nhờ sự nhiệt tình và nhanh chóng của ông, nhiều trường hợp nguy kịch đã kịp được cấp cứu trong “giờ vàng”.
"Làm càng ngày càng thấy vui bị vì căn nhà người ta, sập người ta khổ vận động các nhà mạnh thường quân cất cho được cái nhà, người ta an cư lạc nghiệp, mình thấy vui, mà mình cất được nhiều cái nhà. Hàng ngày, thấy nuôi nhiều bệnh nhân trong bệnh viện, người ta đến nhận cơm, mình thấy là mình cũng vui. Say mê công việc từ thiện xuất phát từ cái tâm, vậy mình làm mới ngày đêm làm không mệt mỏi".
Không ồn ào, không phô trương, ông Trần Văn Út chọn cách cho đi bằng tất cả cái tâm và lòng nhiệt thành. Với ông, làm việc thiện không phải để được nhớ tên, mà chỉ đơn giản là giúp đời bớt khổ, để cuộc sống thêm ý nghĩa, bởi theo ông “cho đi là còn mãi”.
Sau khi tông văng dải phân cách, xe ô tô lao qua làn xe 2 banh, tông hàng loạt xe máy khiến 2 người phụ nữ tử vong.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Một trong những nội dung đáng chú ý là lần đầu tiên cấp xã được trang bị tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung.
2 nạn nhân trong vụ xe ô tô tông hàng loạt xe máy trên đường Kinh Dương Vương (TP.HCM) được xác định là 2 mẹ con, đang trên đường đi thăm người thân về.
Công an tỉnh Hải Dương vừa hướng dẫn một số nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của công an liên quan sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ Công an đang lấy ý kiến cho Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân, trong đó có Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bất chấp lệnh cấm và nỗ lực kiểm tra gắt gao của lực lượng chức năng, phố cà phê đường tàu Phùng Hưng – Trần Phú vẫn tấp nập du khách tụ tập, chụp ảnh và uống cà phê sát mép ray tàu.
Thực tế hoạt động của đại bộ phận xe khách liên tỉnh trên cao tốc đang là nỗi ám ảnh lớn cho người tham gia giao thông chung cung đường.