Cháy khu trọ ở TP. Thủ Đức: 2 người tử vong là vợ chồng
Bước đầu, danh tính 2 nạn nhân tử vong được xác định là 2 vợ chồng, quê Thái Bình.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Với nhiều bất cập khi thực hiện dự án cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 đi qua địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa khiến người dân không thể đến đồng ruộng sản xuất, canh tác, kênh mương bị hư hỏng, nhà và đồng ruộng bị ngập do cống thoát nước bị lấp…. nhiều người dân ở các xã Đông Thanh, Đông Khê, Đông Hòa, Đông Minh thuộc huyện Đông Sơn đã có đơn kiến nghị gửi đến UBND huyện này.
Tại khu vực vòng xuyến xã Đông Xuân do xây dựng nhiều tuyến đường mới rất cao, gây chia cắt nhiều tuyến đường liên thôn, hệ thống tưới tiêu nội đồng của nhân dân các thôn Tuyên Hóa, Bắc Giáp (xã Đông Khê); thôn 3, xã Đông Minh bị hư hỏng, gây khó khăn cho nhân dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Để đi đến đồng ruộng, các hộ dân phải băng qua các tuyến đường khu vực nút giao để canh tác. Tại đây họ phải vác từng bì phân, bì lúa, nông cụ và trèo qua lan can đường để đi đến ruộng nên rất nguy hiểm và vất vả. Thực trạng này đã khiến nhiều hộ dân đã phải bỏ ruộng từ 3 năm nay.
Có mặt tại cánh đồng thôn Tuyên Hóa (xã Đông Khê) có hàng chục hộ dân đến bày tỏ bức xúc với phóng viên TTXVN do họ không có đường đi đến ruộng nhà mình. Tại thôn này có hơn 1.000m mương bê tông và trên 1.500m đường bê tông đã bị phá hỏng và 11 ha đất ruộng bị đường cao tốc cắt ngang, nên không thể đi qua được.
Bà Nguyễn Thị Dung, thôn Tuyên Hóa bức xúc cho biết: "Đường cao tốc làm qua địa phận thôn Tuyên Hóa, bên cạnh những tích cực thì cũng khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn bởi không có đường đến ruộng không thể canh tác được. Chúng tôi đề nghị đơn vị thi công và các đơn vị liên quan làm lại cho dân con đường đến đồng ruộng để sản xuất và sinh hoạt được ổn định”.
Bà Lê Thị Nhiệm, Trưởng thôn Tuyên Hóa cho hay, trước đây thôn có đủ đường bê tông, mương máng, kênh nội đồng, nhưng nay đường bê tông thì vỡ, bị chặn, đường nội đồng không còn. Hệ thống mương bị phá vỡ, không lấy nước, cũng không tiêu được nước. Mưa to là lụt cả làng đã làm ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của người dân.
Tại làng Kim Bôi và Khu tái định cư Đồng Ngổ, xã Đông Thanh Khu (phía dưới chân cầu vượt cao tốc trên Quốc lộ 45) có cống Tây đã bị mố cầu vượt chắn lấp. Tại đây chỉ cần một trận mưa là khiến 200 hộ dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Ông Nguyễn Trọng Thủy, Khu tái định cư Đồng Ngổ chia sẻ: Cống Tây là cống thoát nước cho làng Kim Bôi và khu tái định cư. Nhưng khi Ban Quản lý dự án Thăng Long làm cầu vượt đã chắn luôn cống Tây và đến 5 tháng nay họ chưa giải quyết. Trời mưa xuống là bùn tràn hết vào nhà dân, nước thải đọng lại, cống rãnh tắc. Người dân đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương, Ban Quản lý dự án Thăng Long khẩn trương làm lại cống thoát nước, nhưng vẫn chưa được thực hiện.
Cống Tây bị tắc cũng khiến cánh đồng dọc cao tốc đoạn từ Sông nhà Lê đến Quốc lộ 45 thường xuyên bị ngập. Trước thực trạng trên, người dân xã Đông Thanh đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, xã. Tại các cuộc họp tiếp xúc cử tri của hội đồng nhân dân huyện, tỉnh, và Quốc hội, người dân cũng đã kiến nghị nhưng cũng chưa được giải quyết.
Ông Lê Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thanh cho biết: Đường cao tốc đi qua đã phá vỡ các hệ thống kênh mương, ảnh hưởng việc tưới tiêu và đường nội đồng đi lại sản xuất của bà con nhân dân. Diện tích bị ảnh hưởng khoảng 40-50 ha đất sản xuất. Tuy nhiên, đường cao tốc đã thông tuyến từ 30/4/2023 nhưng Ban Quản lý dự án Thăng Long cũng trưa hoàn trả lại những phần đường, mương tiêu bị hư hỏng. Đây cũng là nguyên nhân gây bức xúc và khiếu kiện kéo dài của người dân trong xã.
Không chỉ người dân xã Đông Khê, Đông Thanh bị ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất mà người dân ở các xã Đông Hòa, Đông Minh cũng bị ảnh hưởng bởi cao tốc đi qua khiến nhiều tuyến đường bê tông, đường nội đồng, kênh mương bị hư hỏng.
Ông Đồng Văn Long, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Sơn cho biết: Nhiều hộ dân trong huyện đã có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Đông Sơn. Huyện cũng đã nhiều lần phối hợp với Ban quản lý Thăng Long lên phương án hoàn trả. Tuy nhiên, việc hoàn trả này hiện tiến hành chậm, cam kết của Ban Quản lý dự án Thăng Long là ngày 30/6/2023 hoàn trả các công trình thủy lợi trong phạm vi dự án, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện kịp thời.
Bước đầu, danh tính 2 nạn nhân tử vong được xác định là 2 vợ chồng, quê Thái Bình.
Câu chuyện cafe đường tàu ở Hà Nội không mới, và nó luôn là chủ đề tranh luận giữa hai xu hướng: đảm bảo an toàn giao thông và thu hút du lịch. Vậy có giải pháp nào đảm bảo sự cân bằng cho cả hay yêu cầu đó hay không?
Theo Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ tử vong do đuối nước tại Việt Nam là 7,8/ 100 nghìn dân và vẫn đang ở mức cao trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Dự kiến, sản lượng tiêu thụ xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 tương đương năm 2024, với số thu thuế bảo vệ môi trường giảm khoảng 40.204 tỷ đồng.
Tháng cuối năm, không ít chủ mặt bằng khu "đất vàng" ở Hà Nội và TP.HCM đang bị hụt hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng vì nhiều tháng chưa tìm được khách thuê.
Thời điểm tháng cuối năm, các cán bộ, chiến sỹ đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ công an huyện Mỹ Đức lại càng bận rộn hơn với nhiệm vụ tăng cường công tác PCCC.
Những tình huống trên đường được ghi lại và chia sẻ nhằm giúp người xem ý thức được các quy tắc an toàn khi lưu thông. Khuyến cáo không sao chép, bắt chước theo những hành vi vi phạm như vậy!