Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Chuyện chàng thanh niên dọn ra chân cầu ở để cứu người tự tử

Thu Thủy: Thứ hai 05/09/2022, 09:42 (GMT+7)

Dưới chân cầu Hùng Vương, thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nơi mà dòng sông Đà Rằng chảy qua, có một chàng thanh niên vô cùng đặc biệt.

Đó là anh Đinh Duy Tuân, 33 tuổi, trú tại Khu phố 2, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), người mà nhiều năm qua dành rất nhiều thời gian, tâm huyết để ra sức ngăn cản, cũng như cứu vớt những người nhảy cầu tự tử trên sông.

Sở dĩ, anh Tuân chọn làm công việc đặc biệt này ở đây, là do cầu Hùng Vương bao lâu nay vẫn được nhiều người dân địa phương ví von là “ cây cầu xóa nợ” hoặc “chiếc cầu tình yêu”. Bởi đã có nhiều trường hợp khi gặp bế tắc trong cuộc sống, hay túng quẫn về tiền bạc hoặc có chuyện buồn về tình cảm, đã chọn cách tìm đến đây để quyên sinh. 

Chia sẻ về cơ duyên đến với công việc đặc biệt này, anh Tuân cho biết, là do sau nhiều lần khi đi qua cây cầu Hùng Vương, phải chứng kiến cảnh người thân của các trường hợp nhảy cầu ngồi thất thần tìm, vớt thi thể, anh không sao kìm được cảm xúc.

Nên đó là lý do mà gần một năm trước, anh đã quyết định dọn hẳn đến chân cầu Hùng Vương để sinh sống, vừa là để mưa sinh, những cũng là để có thể kịp thời ứng cứu các trường hợp có ý định nhảy cầu. Anh mở một quán cóc nhỏ bán nước để kiếm thêm đồng ra đồng vào.

Số tiền thu được, anh dành dụm hết vào việc mua sắm các thiết bị cần thiết nhằm phục vụ cho việc thiện nguyện, cứu vớt người trên sông.

Anh Đinh Duy Tuân thường xuyên túc trực dưới chân cầu để ứng cứu kịp thời khi có người nhảy cầu.

Anh Đinh Duy Tuân thường xuyên túc trực dưới chân cầu để ứng cứu kịp thời khi có người nhảy cầu.

 Anh Đinh Duy Tuân chia sẻ: "Đó là từ nhiều năm trước, mình hay ra đó ngồi, thấy người ta tự tử rất nhiều. Mình thấy những người còn sống như cha mẹ, anh em của người mất, người ta đau khổ, 3-4 ngày, rồi 4-5 ngày chờ xác lên. Thấy vậy nên mình đã nghĩ, có cách nào để giúp cho xã hội thì mình giúp thôi.

Từ những năm đó mình cũng đã đi giúp người nhiều lắm, nhưng thực chất thì năm nay là nhiều hơn cả, do mình đã dọn lều ra hẳn đó ở. Mình có điều kiện hơn. Mình sắm sửa này nọ, tư trang, để có thể cứu được nhiều hơn nữa. Cái quan niệm của mình là cứu được người ra lên lúc nào, là giúp gia đình người ta bớt đau khổ một ngày đó".

Anh Tuân kể, nhiều người khi biết chuyện anh làm cũng đã ngỏ ý muốn gửi tiền cho anh mua sắm các vật dụng để phục vụ việc cứu vớt, nhưng anh đều từ chối. Vì anh chỉ muốn dùng số tiền mà mình tích góp được để thực hiện công việc này.

Gần một năm từ khi dọn ra chân cầu sinh sống, anh đã kịp thời ngăn cản hàng chục người có ý định nhảy cầu. Ngoài ra, anh cũng đã kịp thời cứu sống được một học sinh nhảy xuống dưới dòng nước chảy xiết.

Hay mới đây, có trường hợp một thiếu nữ 18 tuổi sau khi thi xong tốt nghiệp Trung học phổ thông đã ra nhảy cầu tự tử. Sau hơn 3 giờ lặn tìm kiếm, anh Tuân đã đưa được thi thể thiếu nữ này lên bờ để bàn giao cho gia đình tổ chức an táng.

Cầu Hùng Vương (TP Tuy Hòa), nới xảy ra nhiều trường hợp nhảy cầu tự tử.

Cầu Hùng Vương (TP Tuy Hòa), nới xảy ra nhiều trường hợp nhảy cầu tự tử.

Anh tâm sự rằng, nếu cứu được ai đó thì thấy vui, hạnh phúc lắm, song nếu trong trường hợp mà biết có người nhảy cầu nhưng bản thân không ra tay cứu kịp thời được, anh sẽ có cảm giác vô cùng áy náy.

Có khi mấy tuần sau anh đều ăn không ngon, ngủ không yên vì cảm thấy bản thân chưa hoàn thành được nhiệm vụ, hay thậm chí trách móc bản thân sao không không hành động kịp thời hơn.

Những ngày đầu làm công việc này, vợ anh Tuân cũng có đôi lần than phiền bởi anh dành hết thời gian quanh quẩn ở dưới chân cầu. Thế nhưng, khi vợ hiểu được tấm lòng thương người, hướng thiện của anh thì dần cũng đã ủng hộ. Thậm chí, có nhiều bạn bè, người quen khi thấy anh Tuân dọn ra bờ sông cũng thường xuyên đến chơi, động viên.

Hiện nay, có hai người bạn của anh Tuân cũng đã tham gia vào nhóm để phụ anh Tuân, mỗi khi phát hiện có người có ý định nhảy cầu.

"Còn mẹ với ba và mấy đứa em thì cũng rất là ủng hộ. Nhưng mẹ thì nhiều khi bà vẫn buồn chứ. Vì bà thấy mình cứ chạy ngoài đó, nhiều khi nước nó chay mạnh, nên cứ thấy bà cứ buồn buồn. Ủng hộ thì vẫn ủng hộ nhưng thấy buồn. Những người bạn, người anh em, kể cả những người không quen biết một khi xuống quán mình ngồi uống nước, người ta biết mình làm công việc đó người ta cũng rất là ủng hộ.

Nếu mà mình có điều kiện thì mình sẽ còn làm thêm nữa chứ, nhưng không phải là mỗi mảng này không. Vì mình cũng muốn giúp được cái gì cho xã hội. Nhiều người mình thấy có những hoàn cảnh rất là nghèo, mình cũng muốn có thể giúp. Ít hay nhiều mình không quan trọng và quan trọng là cái tấm lòng mình giúp ấy", anh Tuân tâm sự.

289956113_1190853488357746_207761259276012627_n

Anh Tuân cho biết, hiện tại, dọc hai bên cầu anh đều dán số điện thoại của mình để khi có chuyện, người ta gọi thì anh có thể lao ra cứu cho kịp, chứ đôi khi ở dưới chân cầu cũng không thể quán xuyến hết tình hình xung quanh được.

Lắng nghe câu chuyện của anh Tuân, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy nể phục, bởi trong xã hội bộn bề, đầy lo toan chuyện cơm áo gạo tiền như hiện nay, để có một người dành cả thời gian, công sức, tiền bạc để làm một việc mà ít ai dám nghĩ thì thật sự rất hiếm gặp. 

--

Các bạn thân mến!

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thu Thủy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.