Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Chợ truyền thống, bao giờ chịu “trở mình”?

Kim Loan: Thứ bảy 06/04/2024, 20:19 (GMT+7)

Sự ra đời của siêu thị, cửa hàng tiện lợi, xe bán hàng lưu động và hệ thống kinh doanh online đã đặt chợ truyền thống trước cánh cửa cạnh tranh khốc liệt, để chợ truyền thống tồn tại phồn thịnh theo thời gian mà không phải “nằm” chờ đón khách chỉ còn cách chợ phải tự làm mới chính mình.

Không phải từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mà trước đó nữa, những kiến nghị giảm tiền thuế và tiền thuê mặt bằng dường như “lan rộng” tại khắp các khu thương mại và tổ hợp chợ truyền thống ở ĐBSCL. Hàng hóa chất cao như núi nhưng lượng bán ra lại chẳng vơi được chút nào, ế ẩm, cạnh tranh ngày càng “yếu ớt”… là điểm chung của chợ truyền thống. Nhưng đề cập đến vấn đề tự làm mới mình thì lại là câu chuyện khó khăn...

Đến khu Bách hóa tổng hợp của chợ Vĩnh Long vào lúc 11h trưa, phóng viên nghi nhận nhiều lô sạp vẫn chưa có một vị khách nào mở hàng. Vải vóc là mặt hàng chịu áp lực nặng nề nhất trong cuộc cạnh tranh thị trường hiện nay, vì để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, mẫu mã và hoa văn phải được cập nhật mới mỗi ngày. Nhưng nhiều tiểu thương tại đây gặp phải khó khăn khi vải cũ chưa kịp bán hết đã phải nhập vải mới, trong khi khách hàng thì ngày càng thưa thớt.

Chợ Vĩnh Long có hơn 2.000 hộ tiểu thương kinh doanh các mặt hàng như quần áo, giày dép, thiết bị điện tử, trái cây, nhu yếu phẩm. Đã gần 2 năm nay, hoạt động kinh doanh tại khu chợ này rất đìu hiu vì sức mua đã giảm hơn 50%. Nhiều hộ chịu không nổi đành kêu sang sạp hoặc đóng cửa, tiểu thương còn bám trụ thì kiến nghị Ban quản lý giảm thuế và mặt bằng.

Bà Trương Thị Mỹ Trinh – Tiểu thương bán vải tại chợ Vĩnh Long cho biết: Tới 12h chưa bán được đồng nào, tình hình quá tệ. Mình biết đóng thuế là nghĩa vụ nhưng trong tình hình năm nay nếu Nhà nước hỗ trợ được phần nào hay phần đó. Hiện đã giảm thuế nhưng vẫn chưa thấm vào đâu, nếu giảm được tiền thuê mặt bằng thì càng tốt hơn.

Chợ truyền thống đang lâm vào tình cảnh ế ẩm

Chợ truyền thống đang lâm vào tình cảnh ế ẩm

Trung tâm thương mại Cái Khế Cần Thơ cũng rơi vào tình trạng tương tự, từng là nơi buôn bán sầm uất nhất xứ Tây Đô nhưng nay loạt tiểu thương đóng sạp, dán thông báo "lô trống cho thuê" hoặc sang nhượng. Số sạp còn mở bán, tiểu thương phần lớn ngồi lướt điện thoại. Thi thoảng có khách, họ bật dậy mời chào xem hàng.

Buôn bán ế ẩm bắt nguồn từ suy thoái, kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu và thương mại điện tử phát triển mạnh, nên mô hình truyền thống gặp khó.  Nhưng khi đặt vấn đề phải tự đổi mới mình, tự livestream bán hàng online thì đa phần tiểu thương tại đây đều tự nhận rằng mình đã lớn tuổi, chưa kịp thay đổi, tiếp cận phương thức buôn bán mới.

Bà Trần Thị Mai – Tiểu thương bán vải tại khu thương mại Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết: Cô không biết xài điện thoại thông minh, online cũng phải trả tiền qua mạng mình càng không biết. Muốn bật dậy chợ truyền thống là trừ khi ngành chức năng kiểm soát được hình thức bán online, vì họ bán không phải đóng thuế. Còn như tiểu thương ở đây đóng rất nhiều loại thuế, chi phí, dịch vụ.

Tình trạng chợ truyền thống bị ế ẩm được tiểu thương và cả Chính quyền địa phương thừa nhận là do cạnh tranh “khốc liệt” với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các sàn thương mại điện tử thông qua kênh bán hàng online.

Một điều khách quan có thật cũng cần phải nhìn nhận là chợ truyền thống đang dần bộc lộ nhiều hạn chế thể hiện ở gu hàng hóa chưa đa dạng phong phú, giá cả lại không hợp lý, đôi khi lại nói thách, bắt chẹt khách. Nhiều chợ vào vừa xa, lại phải mất phí gửi xe, mua bán lòng vòng nhiều nơi nhiều chỗ mới có đủ các thứ mình cần.

Chợ truyền thống phải cạnh tranh khốc liệt với các trung tâm thương mại, siêu thị sàn thương mại điện tử

Chợ truyền thống phải cạnh tranh khốc liệt với các trung tâm thương mại, siêu thị sàn thương mại điện tử

Tuy nhiên, vai trò của chợ truyền thống rất quan trọng, ngoài chức năng là điểm phân phối thì chợ cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, một trong những cách giúp chợ truyền thống tồn tại và phát triển phồn thịnh là xây dựng văn hóa chợ từ cách bán hàng của tiểu thương: Chợ truyền thống có một lợi thế là thân thuộc, người mua sẽ quen biết người bán, tin cậy người bán và hàng hóa của họ. Cho nên muốn tồn tại bền bỉ, chợ truyền thống phải chuẩn hóa hơn, bớt “nói thách” lại, để không xảy ra chuyện trả giá. Vệ sinh môi trường, đóng gói sản phẩm tốt hơn.

Thay vì ngồi chờ khách đến mua, đã đến lúc tiểu thương chợ truyền thống phải tự làm mới chính mình. Ứng dựng công nghệ số, dùng điện thoại đưa hàng lên YouTube, Facebook, TikTok để bán hàng. Điều này rất cần vai trò tiên phong của Ban Quản lý chợ, đây là đầu mối hợp tác với các TikToker, YouTuber và tổ chức nhiều buổi tập huấn cho tiểu thương ứng dụng công nghệ thông tin bán hàng online, livestream bán hàng.

Chị Võ Thanh Thảo – tiểu thương chợ An Đông, TP.HCM đã từng chia sẻ về cách vượt lên chính mình để thích ứng với thời đại số trong bán hàng: Khách giảm sút nhiều, mình thấy người ta làm youtube khả quan quá nên mình cũng phải tiến lên để làm cho mọi người biết đến mình. Mới đầu thì nó cũng hơi khó, từ từ thì mình cũng quen dần.

Chợ truyền thống trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các loại hình thương mại khác rất cần một sự thay đổi mạnh mẽ từ tư duy đến hành động. Để từ đó mới đảm bảo sự sự tồn tại và phát triển của mình trong giai đoạn mới.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Hàng loạt cây xanh rợp bóng mát trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM bất ngờ bị cắt tỉa nhánh. Trong đó, có nhiều cây bị cắt trụi, chỉ còn phần gốc và nhánh. Nguyên nhân vì sao?

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Sau khi Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở được thông xe toàn tuyến đến nay tình hình vệ sinh môi trường trên tuyến đường này như thế nào?

Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Biệt thự cổ là di sản tinh thần của người Hà Nội, mỗi viên gạch, mỗi đường nét trạm trổ đều mang trong mình ký ức về một Hà Nội thời "vang bóng”. Trớ trêu thay, nét kiến trúc hiếm hoi ấy đang dần lạc lõng giữa lòng phố thị hiện đại như những mẩu chuyện nhỏ sau đây...

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Thời gian qua, không chỉ xảy ra ùn tắc giao thông, khu vực cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng liên tục xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đây là cầu vượt được xác định là điểm đen về tai nạn giao thông vào tháng 12/2023.

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ươm mầm 103 cây hoa ban tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố với hạt giống được mang về từ Điện Biên và được trồng tại công viên đường đại tướng Võ Nguyên Giáp bên bờ sông Sài Gòn.

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Để đảm bảo các chuyến tàu có thể chuyên chở một lượng lớn hành khách và vẫn chạy đúng giờ, đơn vị quản lý hệ thống tàu điện ngầm Nhật Bản Japan Rail đã tuyển dụng những nhân viên "oshiya" hay còn gọi là "pusher" với nhiệm vụ duy nhất là đẩy, nhồi nhét được nhiều khách nhất có thể vào mỗi chuyến tàu.

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.