Không thể để “quái xế” lộng hành
Những tiếng rú ga, nẹt pô xuất hiện trở lại gần đây trên một số tuyến đường, thậm chí ngay giữa trung tâm lúc đêm về sáng, trở thành nỗi bất an, khiếp đảm với người tham gia giao thông!
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo phương án đề xuất, giai đoạn 1, doanh nghiệp sẽ triển khai 1000 xe, bao gồm 500 xe đạp điện, 500 xe đạp thường, bố trí ở 94 vị trí đặt xe. Trong đó, hơn 70% các vị trí điểm đặt xe được bố trí ở gần các nhà ga, bến xe bus, trường học, khu dân cư.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc dự án xe đạp công cộng thuộc Công ty cổ phần tập toàn Trí Nam cho biết: "Mục đích là xây dựng xe đạp công cộng của Hà Nội, sẽ tập trung xây dựng hệ thống phụ trợ cho giao thông công cộng của thành phố. Hiện nay, thành phố xe bus rất nhiều, metro rất nhiều nhưng người dân đi bộ 500-1000m xa quá, đi xe ôm đắt, đi bộ ngại. Giải pháp của bên mình là giải quyết vấn đề cấp thiết đó".
Đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam cho biết, hiện đơn vị đã nhập khẩu một lượng xe đạp chuẩn bị sẵn các kho bãi và nguồn nhân lực vận hành. Ngay sau khi có sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, đơn vị sẵn sàng triển khai trong thời gian sớm nhất.
Đến thời điểm đưa ra đề xuất triển khai dịch vụ xe đạp công cộng cho thuê, Hà Nội chưa công bố thông tin cụ thể về kế hoạch chuẩn bị hạ tầng và các điều kiện khác cho phương tiện xe đạp nói chung và xe đạp công cộng nói riêng
Anh Nguyễn Đức An, chủ nhiệm CLB Xe đạp hồ Tây cho rằng, Hà Nội có nhiều thuận lợi khi triển khai cho thuê xe đạp công cộng vì hiện có rất nhiều người đi xe đạp và xe đạp không quá tốn nhiều diện tích như xe máy hoặc ô tô.
Với mức giá cho thuê xe do doanh nghiệp đề xuất, anh An cho rằng: "Khoảng cách từ 3-5km hoặc thấp hơn. Nếu 5.000-10.000 cũng không phải là cao, nói chung vừa, hợp lý. Bởi vì so với mức mặt bằng thuê xe tại các khu vực vui chơi giải trí gần hồ Tây thì giá là rẻ đấy".
Theo ông Đinh Đăng Hải, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Nhịp cầu sức khỏe của Canada tại Việt Nam, để khuyến khích người dân sử dụng xe đạp công cộng, ngoài việc chuẩn bị về phương tiện, cần chuẩn bị hạ tầng dành cho phương tiện:
"Hạ tầng cho đi bộ, đi xe đạp trong bán kính 500m của một nhà ga là rất quan trọng. Ví dụ như làn đường cho xe đạp hoặc đèn tín hiệu dành cho xe đạp hoặc các nút giao, các lối qua đường không đảm bảo an toàn và hấp dẫn, mọi người sẽ từ chối dịch vụ này và mong muốn hỗ trợ giao thông công cộng sẽ không đạt được. Các thành phố chắc chắn phải có kế hoạch về hạ tầng", ông Hải cho biết.
Ông Hải cho rằng, tại các nhà ga, điểm tiếp cận xe bus, tàu điện ngầm cần có những nghiên cứu tính toán về phạm vi hoạt động của xe đạp và các thành phố cần có kế hoạch nâng cao chất lượng hạ tầng cho loại hình phương tiện này.
KTS Trần Huy Ánh, chuyên gia giao thông đô thị, cho rằng việc học tập kinh nghiệm quốc tế về cho thuê xe đạp công cộng là xu hướng tốt, nhưng Hà Nội cần vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện của Hà Nội, nếu không sẽ khó đem lại hiệu quả:
"Hạ tầng không có, nguy hiểm trực chờ, bản chất không đủ điều kiện tối thiểu để hoạt động và cuối cùng xe đạp công cộng trở thành cái rác chiếm không gian thành phố thêm thôi. Hà Nội phải tính tới không chỉ hệ thống để xe ở các bến xe bus, mà cả hệ thống thu gom xe lại, hỏng hóc sửa chữa", ông Ánh cho biết.
Nhiều ý kiến cho rằng, với mạng lưới xe bus rộng khắp và tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông, việc thí điểm cho xe đạp công cộng là phù hợp nhưng Hà Nội cần xây dựng kế hoạch cụ thể về mạng lưới các điểm cho thuê xe, kế hoạch phát triển hạ tầng cho loại hình phương tiện này.
Những tiếng rú ga, nẹt pô xuất hiện trở lại gần đây trên một số tuyến đường, thậm chí ngay giữa trung tâm lúc đêm về sáng, trở thành nỗi bất an, khiếp đảm với người tham gia giao thông!
Ban Quản lý đường sắt đô thị đang chạy đua 50 ngày đêm để đưa tuyến metro số 1 vận hành chính thức. Dự kiến tháng 12/2024 chạy thử Metro số 1, miễn phí cho người dân toàn thành phố 30 ngày và bắt đầu vận hành thương mại từ tháng 1/ 2025.
Sau sự việc một người tử vong khi bị đoàn "quái xế" tông trúng khi đang đứng chờ đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội. Nhiều người đặt câu hỏi, trách nhiệm của gia đình và người giám hộ ở đâu trong những vụ việc con trẻ chơi game thâu đêm, tụ tập đi “bão”?
Cao tốc Bến Lức - Long Thành là dự án giao thông trọng điểm, có vai trò huyết mạch trong việc kết nối khu vực miền Tây với miền Đông Nam Bộ. Đến nay, tiến độ thi công tại hai đoạn phía Đông và phía Tây của dự án cao tốc này đã cơ bản hoàn thiện.
Vừa qua UBND TP.HCM đưa ra dự thảo mới nhất về việc xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội với mức giá khởi điểm 96.000 đồng/m2 đã khiến nhiều người dân, đặc biệt là những đối tượng có thu nhập thấp, cảm thấy lo lắng và bất ngờ.
Từ ngày 01/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức hoạt động trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp. Sau hợp nhất mục tiêu phát triển của vận tải đường sắt là gì?
Ngay sau khi xảy ra vụ việc nhóm quái xế tông tử vong cô gái tại Hà Nội, Bộ trường Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.