Ngày đầu năm mới 2025: 51 vụ tai nạn giao thông, 28 người tử vong
Ngày hôm nay (01/1), toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tại ngã ba sông Cửa Lớn, những chuyến nghe chở hàng trọng điểm khắp các nhánh sông của vùng đất cuối trời quy tụ về, hình thành nên chợ nổi Năm Căn.
Theo lời ông Trần Văn Bước, người dân địa phương lớn lên tại thị trấn Năm Căn thì chợ nổi ở đây ra đời cách nay 200 năm. Ngày ấy, trên bến ngã ba sông Cửa Lớn có một người Hoa kiều đến dựng 5 căn trại đáy. Miền đất rạch ngang, cá tôm đặc kẹo, dân vạn chài đến đây đánh cá rồi trồng chuối, lợp chòi. Những cuộc gặp gỡ, chợ búa được ghi dấu tại điểm hẹn 5 căn trại đáy đã định danh cái tên Năm Căn từ thuở đó.
“Năm 1984 chia tách huyện Năm Căn thì nơi đây toàn rừng tràm và rừng đước. Cô bác thấy nơi đây có mấy cái mô đất nên nhóm chợ, ban đầu chỉ 5-10 người buôn bán gọi là chợ chuối vì ở đây trồng chuối. Lâu ngày bà con mở tiệm tạp hóa mua bán lớn hơn thì đổi tên lại là chợ trong. Đến năm 1988, địa phương quy hoạch dời chợ ra ngoài gọi là chợ ngoài”.
Quy mô chợ nổi Năm Căn được xác lập bởi lượng tàu, thuyền vào ra liên tục trong suốt chiều dài lịch sử hình thành. Là nơi hợp lưu của sông Cửa Lớn, chợ nổi quy tụ ghe hàng khắp nơi trong vùng đất mũi tìm đến, thả neo. Ghe hàng đi xuống cửa Ông Trang mua cá khô; ghe từ Rẫy Chệt chở dưa hấu; ghe ở Rạch Gốc buôn ba khía, ốc len; ghe qua rạch Bà Thanh, Ông Định chở củi hầm than... đều chọn nơi này làm điểm dừng nghỉ, chờ nước xuôi để đi tiếp, có khi gặp lúc nước ròng, phải chờ con nước lớn. Chợ kéo theo chuỗi dịch vụ ăn uống tấp nập mỗi ngày. Ông Trần Văn Kiếm – thương hồ bán nước đá trên chợ nổi Năm Căn, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau cho biết:
“Hồi đó tình cờ tôi xuống đây làm thuê mướn, thấy nhu cầu người ta ăn uống trên chợ nổi nhiều quá cái tôi tập chèo ghe mua bán đến nay. Mỗi ngày tôi chèo tầm 20km để bán đó”.
Năm Căn cũng xác định riêng mặt hàng chủ lực của mình, với danh xưng thủ phủ “vàng đen”, chợ nổi Năm Căn mạnh nhất mặt hàng than đước. Cây gỗ đước hay tràm tươi được người dân nơi đây đốt làm than bán khắp vùng lục tỉnh Nam Bộ. Than đước Năm Căn nổi tiếng chất lượng, nhiệt cao, cháy lâu, không nơi nào sánh bằng. Nghề hầm than nơi đây ra đời cùng lúc với chợ nổi, thời thịnh vượng, trên dải đất từ Năm Căn tới mũi Cà Mau có tới gần 800 lò hầm than.
Xếp hàng thứ hai đó là cá Dứa - đặc sản chỉ có ở Năm Căn. Cá Dứa rất lạ, hình hài giống cá ba sa nhưng nặng vài kg/con, ngọt đậm, thịt thơm. Tháng 8 âm lịch, trái mắm trụng đầy triền sông, cá Dứa từ biển kéo vào tìm ăn trái mắm, người săn cứ chèo xuồng rồi dùng lao đâm cá. Một ngày đâm được vài ba chục con cá là chuyện thường. Tàu bè qua lại tấp vào chợ nổi tìm kiếm cá Dứa Cà Mau để mang về Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng bán lại kiếm lời.
Đứng thứ ba có loài còng biển – Ba Khía. Tuy chợ nổi Năm Căn không phải là vựa Ba Khía nhưng luôn là nơi được mấy ghe hàng Ba Khía ở vùng Rạch Gốc chở về khi bước vào mùa Ba Khía hội. Mỗi năm, từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, Ba Khía bò khỏi hang tránh nước nằm trên gốc mắm để “tình tự” cũng là lúc từng đoàn ghe nhộn nhịp xuất hành đi bắt Ba Khía. Để bắt Ba Khía người Cà Mau phải ngủ rừng, ăn cơm bờ bụi, chịu đựng môi trường khắc nghiệt nhiều đĩa, vắt, muỗi. Đến khi có mẻ Ba Khía muối xuất hàng thì chợ Năm Căn cũng chộn rộn tranh mua để mang về vùng trên bán làm đặc sản.
Đứng thứ tư thuộc về bánh Cóng. Bánh được làm từ bột đậu xanh pha với gạo nếp, thịt băm, tôm, sau đó đong vào cái cóng nhôm hợp kim, có dạng hình trụ vát, cao chừng 5cm, chiên giòn. Bánh Cóng Năm Căn ăn cùng rau thơm, nước mắm chua ngọt. Hương thơm tôm biển hòa lẫn đậu xanh, bột giòn… đưa thương hiệu bánh ngon vang khắp một vùng.
Khác hẳn với những chợ nổi ở Cần Thơ và Long Xuyên, chợ trên sông ở Năm Căn được dân quanh vùng gọi là chợ trôi, vì khách mua hàng ở nhà cố định trên bờ. Thuyền hàng sẽ đi dọc ven bờ sông hoặc kênh rạch, khi có ai gọi lập tức rẽ vào. Mỗi ngày có hàng chục chuyến hàng như thế với hình ảnh trôi thuyền vào bờ bán hàng. Người bán và kẻ mua trở nên thân thiện, dựa vào nhau sinh sống, như một gia đình lớn trên hai bờ sông. Nhiều khi những con thuyền chở hàng đã thành phương tiện cấp cứu cho những ai ốm đau, hay bị thương khi đi săn thú trong rừng. Ông Trần Văn Bước – ngụ tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn cho biết:
“Ở đây người ta mua bán sáng đi chiều về, dùng mấy chiếc ghe nhỏ trôi nổi bán hàng trên sông. Hiện nay chợ vẫn giữ được một số ghe hàng lớn chở hàng tạp hóa, rau củ để sỉ lại cho các ghe nhỏ”.
Trước năm 2015, con đường bộ số 1 từ Bắc vào Nam bị chững lại bên sông Cửa Lớn, tại thị trấn Năm Căn. Muốn đi tới mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển, không còn cách nào khác phải đi ca nô, tàu cao tốc, hay xuồng máy. Chính vì thế, ngã ba sông Cửa Lớn trở thành nơi hợp chợ để có một chợ nổi Năm Căn hoàn hảo về mặt vị trí địa lý. Dù là sầm uất từ xa xưa, nhưng thương hồ chợ nổi Năm Căn bao đời nay vẫn chung một nỗi khát khao có cây cầu vượt sông Cửa Lớn.
Đến năm 2015, ước mơ ấy vẹn tròn khi cây cầu Năm Căn hình thành, nối giữa hai vùng sông nước rừng đước - rừng tràm. Cây cầu cũng là điểm nhấn đưa đường Hồ Chí Minh về trung tâm huyện Ngọc Hiển, rồi thông xe ra đến mảnh đất cuối trời Tổ quốc. Hạ tầng đường bộ cơ bản hoàn thiện cũng là lúc chợ nổi Năm Căn giải thể. Hiện UBND huyện Năm Căn xây dựng một khu chợ mới trên bờ nằm ở cạnh chân cầu Kênh Tắc, khóm 2, thị trấn Năm Căn với tổng diện tích hơn 4.000 mét vuông cho 182 quầy kinh doanh. Những thương hồ mến nghề yêu chợ thì ghé bổ hàng rồi thả trôi sông nước, chạy sâu vào các kênh, rạch để bán cho khách hàng. Dù không còn chợ nổi, những sản phẩm chủ lực mang thương hiệu Năm Căn như: cá Dứa, than đước, bánh cóng… vấn vang dội tiếng tắm.
"Lúc trước mình cũng khá lắm, nhưng giờ khó khăn hơn vì đường xá xẹ cộ người ta đi nhiều, tàu cao tốc chạy ít lại. Mình cũng mua thêm cái máy cạnh đôi chèo để chạy vào mấy vuông tôm bán cho người ta."
"Có khi dọn hàng xuống ghe cái trời mưa tới là ế luôn, lúc đó bán cho mấy người bà con ở xóm lấy vốn lại"
"Chi phí mua bán bây giờ cũng không có lời nhiều. Lúc mình chạy đi bán, thấy trong quê bà con bán cá kèo, bống mú, tôm tít… mình mua về bán lại kiếm lời."
Cuộc sống chài lưới, chợ búa trên sông Cửa Lớn được ghi dấu ấn trong nhiều câu ca dao được truyền tụng:
“Cha chài, mẹ lưới, con câu. Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò”.
Chợ nổi “lớn lên” từ đó, từ tập quán sinh sống của lưu dân khắp nơi quy tụ về Năm Căn. Dù chợ nổi đã lùi xa, đường bộ ồn ào xe cộ, nhưng vùng mặn nơi đây vẫn có cái đẹp rất riêng. Những buổi chiều tà, khi đàn cò trắng bay về rừng tràm cũng là lúc câu hò điệu lý văng vẳng cất lên dưới gian nhà mái đước. Đó là một góc dịu dàng nhất của sông nước Năm Căn.
Ngày hôm nay (01/1), toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.
Từ ngày 01/1/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, trong đó tăng cao mức xử phạt nhiều hành vi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Nhiều người dân khi bị phạt ngỡ ngàng vì mức xử phạt bị tăng gấp nhiều lần so với trước đây.
Ngày 01/1/2025, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thuỳ Trang (SN 1988, quê Bạc Liêu) về hành vi cố ý gây thương tích.
Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo chủ xe lưu ý một số trường hợp khi đưa ô tô đi đăng kiểm từ ngày mai (02/1/2025) sẽ bị từ chối kiểm định. Nguyên nhân do trong một thời gian dài, chủ phương tiện và các cơ sở đăng kiểm làm chưa đúng các quy định về hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Ngày 29/12 vừa qua xảy ra một vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng tại tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc khiến 179 người thiệt mạng. Hiện nguyên nhân dẫn tới thảm kịch vẫn đang được điều tra, tuy nhiên giới chuyên gia đã đưa ra nhiều nghi vấn xung quanh vụ việc.
Dù hôm nay 1/1 là ngày Tết dương lịch nhưng trên khắp các công trường xây dựng đường bộ cao tốc, cầu lớn vượt sông đi qua ĐBSCL đều rất nhộn nhịp. Anh em công nhân cầu, đường đang bám công trình, lao động rất khẩn trương, khí thế, lập thành tích chào mừng năm mới.
Khoảng không gian thoáng đãng và xanh mát khu vực quanh tượng đài Lý Thái Tổ là một trong những điểm dừng chân yêu thích nhất cho mỗi bộ hành khi tới Hồ Gươm.