Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Chính sách đặc thù gỡ nút thắt cho Dự án đường Tam Trinh (Hà Nội)

Hoàng Hà: Thứ sáu 23/05/2025, 06:13 (GMT+7)

Sau thời gian dài gặp khó khăn do vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ trong GPMB, dự án xây dựng đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực.

Việc thành phố Hà Nội ban hành chính sách đặc thù mới đã giúp tháo gỡ “nút thắt” trong công tác GPMB, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ dự án. PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Tuấn Đạt – Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai – để làm rõ những điểm mới và hướng xử lý những tồn tại ở dự án này.

Khu vực mặt bằng đã được bàn giao, sẵn sàng cho thi công

Khu vực mặt bằng đã được bàn giao, sẵn sàng cho thi công

PV: Sau thời gian chuyển tiếp từ Luật Đất đai cũ sang Luật Đất đai mới tiến độ GPMB dự án đường Tam Trinh hiện nay?

Ông Vũ Tuấn Đạt: Ngày 5/4/2025 UBND TP Hà Nội đã có văn bản 1269 chấp thuận về chính sách đặc thù, cụ thể đối với đường Tam Trinh, liên quan đến mức hỗ trợ cho các hộ gia đình có công trình, tài sản bị tháo dỡ nằm trên chỉ giới thu hồi đất và liên quan đến áp dụng kinh phí thực hiện chính sách chi trả tiền tạm cư cho các hộ gia đình. Bởi vì quỹ nhà tái định cư tại KĐT Đền Lừ phải mất thời gian sửa chữa, do trước đó đã sử dụng làm khu phu dung và Bệnh viện Covid 19 tạm thời.

Ngay sau khi có văn bản 1269 của TP, quận ủy, Ban chỉ đạo GPMB quận cũng đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện khẩn trương, tích cực, quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đến thời điểm này chúng tôi đã cơ bản hoàn thành toàn bộ khối lượng của hai phường Mai Động và Yên Sở thuộc đường Tam Trinh.

PV: Đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quy trình niêm yết, công khai dự thảo phương án cho người dân như thế nào?

Ông Vũ Tuấn Đạt: Hiện nay chúng tôi đã trình Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư quận thẩm định và thông qua các phương án bồi thường, hỗ trợ của hai phường Mai Động và Yên Sở. Chúng tôi cũng đã phê duyệt và đang gửi phương án tới các hộ dân, hiện Mai Động đã có hơn 20 hộ và Yên Sở có 15 hộ dân có đơn đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ và đã có đơn xin nhận tiền, bàn giao mặt bằng.

Tiến độ trong tháng 5 này chúng tôi sẽ hoàn thành thông qua Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư toàn bộ tất cả các phương án của 2 phường này, hoàn thành phê duyệt trong tháng 6.

Trong thời gian thực hiện quy trình về niêm yết, công khai dự thảo phương án chúng tôi cũng sẽ tích cực phối hợp cùng UBND các phường để người dân có được thông tin đầy đủ, bàn giao sớm mặt bằng, rút ngắn thời gian triển khai GPMMB.

Từ kết quả thực tế tôi nghĩ rằng các hộ dân cơ bản đồng thuận, so với năm 2024 chính sách áp dụng cho các phương án bồi thường, hỗ trợ tương đối hợp lý cả về giá bồi thường, hỗ trợ về đất cũng như là công trình, tài sản của các hộ dân.

Việc thành phố Hà Nội ban hành chính sách đặc thù mới đã giúp tháo gỡ “nút thắt” trong công tác GPMB, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ dự án

Việc thành phố Hà Nội ban hành chính sách đặc thù mới đã giúp tháo gỡ “nút thắt” trong công tác GPMB, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ dự án

PV: Riêng đối với phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai đang đề xuất những chính sách gì để tháo gỡ vướng mắc về chính sách đền bù, hỗ trợ cho người dân?

Ông Vũ Tuấn Đạt: Tại phường Hoàng Văn Thụ có 206 hộ gia đình, đất của tất cả các hộ này đều có nguồn gốc là đất nông nghiệp, nhưng được Hợp tác xã Thanh Mai giao cho các hộ làm dịch vụ. Loại đất này không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành về bồi thường, nếu áp dụng chính sách về nguồn gốc đất nông nghiệp thì giá bồi thường, hỗ trợ rất là thấp, hiện đang áp dụng là 290.000 đồng/m2, các hộ gia đình không đủ điều kiện mua nhà tái định cư.

Căn cứ tình hình thực tế chúng tôi đã có báo cáo các sở ngành, thông qua các hội nghị, các buổi làm việc, các văn bản về nguồn gốc đất, các sở ngành đã đề nghị UBND quận căn cứ vào các quy định hiện hành và đặc biệt là căn cứ vào nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất đề xuất áp dụng chính sách. Hiện nay quận Hoàng Mai đang đề xuất áp dụng theo hướng đất thương mại dịch vụ năm 2025, mức giá này cao hơn rất nhiều so với giá đất nông nghiệp.

Đặc biệt, nếu áp dụng chính sách này các hộ dân đang sinh sống, ăn ở ổn định trên thửa đất bị thu hồi mà được chính quyền địa phương xác nhận về nhân khẩu, hộ khẩu thường trú và có nguyện vọng được mua nhà tái định cư và không còn nơi ăn ở nào khác trên địa bàn phường sở tại, quận Hoàng Mai có thể được xem xét mua nhà tái định cư.

PV: Về phía quận đang đề xuất chính sách tốt nhất cho người dân, tuy nhiên việc áp dụng chính sách đất thương mại dịch vụ gặp khó khăn gì?

Ông Vũ Tuấn Đạt: Chúng tôi đã thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá để xác định giá đất về thương mại, dịch vụ. Thế nhưng, để xác định giá đất cụ thể, trình UBND quận ban hành quyết định phê duyệt để áp dụng thì lại phải đối chiếu vào các trường hợp chuyển nhượng thành công về loại đất này trên địa bàn khu vực lân cận hoặc căn cứ vào giá đất thương mại, dịch vụ đã được cấp, có thẩm quyền giao cũng tại khu vực đó.

Nhưng hiện tại việc giao dịch đất thương mại, dịch vụ của các hộ gia đình, cá nhân không có và đất thương mại, dịch vụ mà nhà nước giao thì chỉ giao cho các DN để thực hiện dự án xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, thời hạn 50 năm, hoàn toàn không có trường hợp nào nhà nước giao đất thương mại, dịch vụ cho cá nhân sử dụng.

Đây là một vấn đề cực kỳ khó khăn mà đơn vị tư vấn thẩm định giá đang vướng mắc và không thể giải quyết được. Hiện nay Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư của quận cũng đang rà soát, tìm giải pháp để đưa ra phương án đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân bị thu hồi đất. Chúng tôi dự kiến hoàn hiện chính sách để áp dụng GPMB cho phường Hoàng Văn Thụ trong tháng 6 tới.

PV: Xin cảm ơn ông.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bí ẩn lớn nhất vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Sự “biến mất” kỳ lạ của 234 bộ hồ sơ gốc

Bí ẩn lớn nhất vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Sự “biến mất” kỳ lạ của 234 bộ hồ sơ gốc

Nối tiếp đề tài “Màn thâu tóm kinh điển 5ha đất nông nghiệp ở Thanh Trì”, nhiều thính giả trên nền tảng số VOV Giao thông cho rằng: Muốn làm rõ sự việc, chỉ cần đối chiếu hồ sơ gốc để xác minh chữ ký, phát hiện điểm bất thường trong trình tự, thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp.

Giá xăng giảm

Giá xăng giảm

Trong kỳ điều chỉnh ngày 22/5, giá xăng quay đầu giảm.

Phạt nguội, ngàn lẻ một tình huống oái oăm

Phạt nguội, ngàn lẻ một tình huống oái oăm

Hàng loạt phương tiện bị từ chối đăng kiểm vì lỗi phạt nguội từ nhiều năm trước, từ khi xe còn thuộc chủ cũ, hoặc đột nhiên báo lỗi cũ dù đã qua nhiều lần đăng kiểm thành công…

Ban VOV Giao thông Quốc gia ký hợp tác truyền thông với Binh chủng Đặc công

Ban VOV Giao thông Quốc gia ký hợp tác truyền thông với Binh chủng Đặc công

Ngày 21/5/2025, Ban VOV Giao thông Quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam) và Binh chủng Đặc công đã ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông.

Lơ ngơ trên cao tốc

Lơ ngơ trên cao tốc

Kể từ tháng 5, có thêm 1.206 km cao tốc từ Lạng Sơn tới Cần Thơ thông xe, rút ngắn thời gian di chuyển qua nhiều tỉnh, thành. Tuy vậy, còn không ít tài xế lơ ngơ khi di chuyển trên cao tốc, do chưa quen đường hoặc do ý thức chủ quan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ va chạm và ùn tắc giao thông.

Sức chứa của điểm đến du lịch, có thể dự báo được không?

Sức chứa của điểm đến du lịch, có thể dự báo được không?

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 vừa qua, nhiều điểm du lịch đông nghẹt du khách khiến nhiều tuyến đường ùn tắc kéo dài, nhiều nơi cháy phòng, quá tải các dịch vụ. Vậy, sức chứa của các điểm đến liệu có thể tính toán từ trước? Lời giải nào cho tình trạng quá tải tại các điểm du lịch?

Bộ Xây dựng đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đến hết tháng 4/2025, Bộ Xây dựng mới giải ngân được 15,88% vốn đầu tư công, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Thậm chí, có những dự án còn chưa thực hiện giải ngân.