Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Chỉ có 1 nhà đầu tư quan tâm dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội

Lê Tùng: Thứ sáu 10/02/2023, 14:00 (GMT+7)

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có văn bản báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Quá trình khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư với dự án thành phần 3 (Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư-PPP) đã được hoàn thành với kết quả có một nhà đầu tư quan tâm là Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T.

Hướng tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua Thủ đô (Ảnh: UBND TP. Hà Nội)

Hướng tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua Thủ đô (Ảnh: UBND TP. Hà Nội)

Theo Bộ GTVT, đối với dự án thành phần 3, báo cáo nghiên cứu khả thi cũng đã được UBND TP. Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước.

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã hoàn thành và bàn giao mốc GPMB cho các địa phương toàn bộ 58,2km. Các quận/huyện đã lập xong phương án GPMB tổng thể, xác định được vị trí các khu tái định cư, đã thành lập Hội đồng GPMB, tái định cư, công tác kiểm đếm và dự thảo phương án đang được tiến hành.

Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên đã làm công tác cắm mốc GPMB và bàn giao cho UBND các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm.

Còn tỉnh Bắc Ninh cũng đã hoàn thành công tác cắm mốc GPMB. Các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ và TP. Bắc Ninh đã thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đang thực hiện các thủ tục trong công tác GPMB (đo đạc bản đồ địa chính, thống kê quy chủ sử dụng đất, công khai bản đồ trích đo hiện trạng…).

Trước đó, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho hay, trong năm 2023, ban sẽ tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (dự án quan trọng quốc gia) vào tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.

Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần (3 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công; 1 dự án đầu tư xây dựng đường ccao tốc theo phương thức đối tác – công tư).

Tổng chiều dài dự án khoảng 112,8km gồm: hơn 103km đường Vnàh đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long. Trong đó, đoạn tuyến trên địa bàn Hà Nội khoảng 58,2km; trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3km và địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 35,3km.

Công tác GPMB được thực hiện theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh bề rộng 90-135m. Đầu tư phân kỳ đường cao tốc với quy mô 4/6 làn xe, hạn chế tốc độ 80km/h với bề rộng 17m. Đầu tư phân kỳ đường song hành (không liên tục) với quy mô mỗi bên có bề rộng 12m.

Sau khi hoàn chỉnh, dự án sẽ được GPMB theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh, gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành (đường đô thị) 2 bên, cùng các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ cho đường sắt vành đai.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương tham gia dự án khoảng 28.173 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 28.193 tỷ đồng và vốn BOT khoảng 29.447 tỷ đồng.

 

Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.