Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô được đặt mục tiêu khởi công trong tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.
Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội mới đây cho biết, trong năm 2023, ban sẽ tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-vùng Thủ đô Hà Nội (dự án quan trọng quốc gia) vào tháng 6/2023.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, mục tiêu khởi công đường Vành đai 4 trong tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.
Để đạt được mục tiêu này, thành phố Hà Nội dự kiến bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng trong tháng 6/2023 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 12/2023.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 3-đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP (đối tác công-tư) thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, do dự án có tổng mức đầu tư lớn; phạm vi rộng (gồm 3 tỉnh/thành phố); được đầu tư theo phương thức PPP và sử dụng vốn nhà nước chiếm 47,3% tổng mức đầu tư dự án nên cần phải đánh giá kỹ lưỡng về quy mô, hướng tuyến, phương án thiết kế, sơ bộ tổng mức đầu tư... trên cơ sở đó đánh giá về phương án tài chính, hiệu quả đầu tư và các nội dung khác của dự án.
Dự án đường Vành đai 4-vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài 112,8km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Dự án được chia thành 7 dự án thành phần, có tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 khoảng 85.813 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2022-2028.
Dự án sẽ đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ cho đường sắt vành đai.
Sẽ tăng nặng hơn chế tài xử phạt đối với hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc, Đây là đề xuất mới nhất của Bộ Công an trong Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông ở lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 67 tỷ USD.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng của năm ước đạt xấp xỉ 1,45 triệu tỷ đồng, đạt 85% dự toán năm và tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2023, qua đây cho thấy sự phục hồi và khả quan của nền kinh tế.
Cho dù hiện nợ công của ngành đường sắt đang rất lớn, nhưng tại sao Trung Quốc vẫn duy trì đầu tư? Đó là bởi đầu tư vào đường sắt, không nên chỉ nhìn nhận vào lời lãi, mà cần nhìn cả vào cơ hội phát triển kinh tế vùng, miền.