Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Kỳ vọng vào dự án đường Vành đai 4

Theo TTXVN: Thứ sáu 02/12/2022, 21:21 (GMT+7)

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được xác định là vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội.

Ngay khi Quốc hội biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã đánh dấu mốc son lịch sử thể hiện tầm nhìn, khát vọng vươn lên phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", xứng tầm khu vực và thế giới, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Đòn bẩy" cho sự phát triển của Hà Nội và Vùng Thủ đô

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022.

Theo đó, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có quy mô tuyến đường dài 112,8 km, sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng; trong đó tuyến đường đi qua địa phận Hà Nội dài 58,2 km; qua địa phận tỉnh Bắc Ninh dài 35,3 km; tuyến đường đi qua địa phận tỉnh Hưng Yên dài 19,3 km.

Phương tiện lưu thông qua hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 trong ngày thông xe (Ảnh: TTXVN)

Phương tiện lưu thông qua hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 trong ngày thông xe (Ảnh: TTXVN)

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được xác định là vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại.

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện dự án quan trọng này chính là hiện thực hóa quyết tâm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại trong Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Với ý nghĩa đó, lãnh đạo thành phố Hà Nội và hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên đều khẳng định, đường Vành đai 4 là dự án trọng điểm quốc gia, công trình có ý nghĩa rất quan trọng, đem lại lợi ích to lớn không chỉ đối với các địa phương của Hà Nội, mà còn với các tỉnh, thành trong Vùng Thủ đô và cả nước.

Vì vậy, thời gian qua, người dân trên địa bàn đều hồ hởi, phấn khởi, chờ mong; lãnh đạo các cấp đều ý thức rõ về trách nhiệm, chủ động vào cuộc quyết liệt triển khai các phần việc trong dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng đang được thực hiện khẩn trương, quyết liệt để tạo mặt bằng sạch để triển khai dự án;

Qua đó đảm bảo tiến độ thực hiện dự án do Quốc hội đề ra, cũng như đã ghi rõ trong Nghị quyết số 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" là cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.

Theo ghi nhận, ngay tại thời điểm này công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang được các địa phương, cùng với bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ, khẩn trương và quyết liệt.

Điển hình như tại Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 7 quận, huyện có dự án đi qua gồm: Hà Đông, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín đang nỗ lực, đồng lòng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai dự án.

Quả thực, khảo sát thực địa tại một số nút giao quan trọng của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội, ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần chủ động vào cuộc trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp và nhân dân 7 quận, huyện có dự án đi qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội cho rằng:

"Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, song thành phố Hà Nội đã chủ động đề ra các biện pháp tháo gỡ. Nhờ đó, các phần việc liên quan đến giải phóng mặt bằng đã và đang được triển khai đồng bộ từ thành phố xuống các địa phương".

Chạy đua với thời gian, để kịp tiến độ dự án

Có thể nói, thành phố Hà Nội đang chạy đua với thời gian, để kịp tiến độ dự án. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, thành phố đã tổ chức cắm mốc giải phóng mặt bằng được 36,3/58,2 km tại 7 quận, huyện;

Đối với các đoạn 21,9 km còn lại sẽ hoàn thành công tác cắm mốc xong trước ngày 30/11/2022. UBND thành phố Hà Nội cũng đã triển khai phương án ứng vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch.

Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 trong ngày thông xe (Ảnh: TTXVN)

Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 trong ngày thông xe (Ảnh: TTXVN)

Song song với việc triển khai các thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư...

Dự kiến, trong quý IV/2022, thành phố Hà Nội sẽ giải ngân được khoảng 1.759 tỷ đồng cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Lãnh đạo các quận, huyện đều khẳng định đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố; chủ động triển khai giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Đặc biệt, nhờ thực hiện tốt tuyên truyền, vận động; từ trước khi được bố trí vốn tạm ứng, các quận, huyện đã được người dân đồng tình di chuyển hàng trăm ngôi mộ trong phạm vi dự án.

Đáng chú ý, không chỉ thành phố Hà Nội đang chạy đua với tiến độ dự án, mà hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên cũng đang "bứt tốc" triển khai các phần việc của dự án, thúc đẩy tiến độ các dự án thành phần;

Đồng thời lường trước những vấn đề khó, nhạy cảm, còn vướng mắc để chủ động có giải pháp từ sớm, từ xa; kịp thời kiến nghị với Trung ương tháo gỡ; vận động, tuyên truyền, tạo niềm tin để nhân dân đồng hành, thúc đẩy triển khai dự án.

Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh gồm: 3 huyện Gia Bình, Thuận Thành, Quế Võ và thành phố Bắc Ninh với tổng chiều dài khoảng 35,3 km. Đến nay, các địa phương có dự án đi qua đã thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng; hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính, thống kê sơ bộ nhu cầu sử dụng đất, đề xuất khu tái định cư...

Còn tại địa phận tỉnh Hưng Yên, tuyến đường Vành đai 4 đi qua 4 huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm với chiều dài 19,3 km. Đến nay, 4 huyện đã hoàn thành trích lục bản đồ địa chính và đang triển khai công tác trích đo giải thửa, rà soát, quy chủ đối với đất nông nghiệp và đất ở.

Các huyện cũng đã hoàn thành đề xuất nhu cầu bố trí tái định cư, lập điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất để làm căn cứ thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất theo quy định pháp luật.

Nhấn mạnh tầm quan trọng khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa bày tỏ: "Dù biết rất khó khăn, nhưng tỉnh Hưng Yên quyết tâm thực hiện bằng được tiến độ dự án, bảo đảm đến tháng 6/2023, bàn giao ít nhất 70% mặt bằng".

Đồng quan điểm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: "Quan điểm chung của tỉnh Bắc Ninh là sẽ nỗ lực tháo gỡ tối đa những khó khăn, vướng mắc để thực hiện các dự án đạt kết quả cao nhất.".

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng lòng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội, cùng hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ hoàn thành các mục tiêu dự án đặt ra, sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng kỳ vọng của người dân.

Hà Nội sẽ trở thành đô thị thông minh, hiện đại; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực./.

Theo TTXVN/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.