Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cầu nhỏ, xe to và hậu quả lớn

Kim Loan: Thứ ba 19/11/2024, 21:24 (GMT+7)

Trong 11 tháng của năm 2024, ĐBSCL ghi nhận ít nhất 2 vụ sập cầu nghiêm trọng mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc xe lớn cố tình chạy lên cầu nhỏ. Dù có biển hạn chế tải trọng, nhưng mỗi ngày các tuyến đường giao thông nông thôn vẫn phải oằn mình “cõng” lượng lớn xe tải chở hàng quá khổ, quá tải.

Vào lúc 7h30, ngày 13/11, tài xế Đ.Đ.V. (28 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) lái xe biển kiểm soát 68C-112.10 chở 38 tấn gạch từ Bình Dương đến cửa khẩu Giang Thành - Kiên Giang để giao hàng qua Campuchia. Khi chạy lên cầu kênh T6 (tải trọng 5 tấn) thuộc địa bàn xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang thì cầu bị sập nhịp giữa.

Ông Nguyễn Văn Bé Tám, chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, cầu T6 nối cụm dân cư tại xã Vĩnh Phước với các cánh đồng đang sản xuất nông nghiệp, chủ yếu dành cho người đi bộ, xe gắn máy và các phương tiện thô sơ. Cũng vì không phải là trục đường chính dẫn vào trung tâm xã nên tài xế mới cho xe vào đây nhằm “né” lực lượng tuần tra kiểm soát.

Tất nhiên, khi tải trọng vượt gần 10 lần đã khiến nhịp giữa của cầu bị sập. UBND huyện Tri Tôn phải bố trí lực lượng phân luồng giao thông hướng đi từ các xã Lương An Trà, Lạc Quới và Lương Phi qua xã Vĩnh Phước, thay cho hướng Đại Đội - Vĩnh Phước.

“Cách cây cầu sập khoảng 800m có một cây cầu khác đáp ứng được nhu cầu giao thông cho xe gắn máy và phương tiện thô sơ. Việc đi lại cơ bản ổn định và địa phương đang xây thêm cầu tạm, 5 ngày nữa sẽ xong. Tại tuyến đường này mình đã cấm tải trọng trên 5 tấn rất rõ, nên bước đầu mình xác định thiệt hại để hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án và khởi tố tài xế lái xe tải này.

Đây là cách để giáo dục, tuyên truyền đối với hành vi chạy xe quá khổ, quá tải. Chúng tôi cũng tăng cường tuần tra để kiểm soát giao thông đi vào các tuyến đường liên xã nhằm đảm bảo ATGT tại các tuyến này”, ông Nguyễn Văn Bé Tám cho biếtl

Cầu Cái Tôm ( TP. Cao Lãnh) bị sập do xe vượt tải trọng 1,5 tấn lưu thông.

Cầu Cái Tôm ( TP. Cao Lãnh) bị sập do xe vượt tải trọng 1,5 tấn lưu thông.

Trước đó không lâu, tại TP. Cao Lãnh, tài xế Nguyễn An Thế cho xe ô tô tải chở nước đá di chuyển qua cầu Cái Tôm đã làm sập cầu. Cầu Cái Tôm chỉ có trọng tải 2,5 tấn nhưng xe chở nước đá thì tải trọng lên đến 4 tấn. Ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp cho biết:

Băng “Cần xử lý nghiêm làm cái răng đe. Những cầu nào yếu thì khuyến cáo những địa phương có giải pháp về kỹ thuật, ví dụ, làm khung cổng cầu để các phương tiện nào vừa đủ khổ thì đi. Quan trọng nhất là ý thức của người tài xế”.

Tương tự như Đồng Tháp và An Giang, năm 2023, tỉnh Cà Mau cũng ghi nhận một trường hợp làm cầu treo bị biến dạng do xe quá tải chạy lên. Ngày 16/10/2023, tài xế Phùng Đăng Phi điều khiển xe tải BKS 76H-004.16 lưu thông qua cầu treo dân sinh Rạch Ráng thuộc địa phận thị trấn Trần Văn Thời. Tải trọng thực tế lúc xe tải lưu thông qua cầu là 31 tấn (bao gồm tải trọng xe và hàng hoá), trong khi đó, biển báo tải trọng của cầu là 3,5 tấn.

Vì vậy đã gây lún, biến dạng thanh lan can cầu, ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông qua cầu. Cầu treo Rạch Ráng bắc qua sông Ông Đốc có tổng kinh phí đầu tư 15 tỉ đồng những cũng “chịu thua” sức nặng của những chiếc xe “xác voi” này. Anh Lưu Hoàng Phi, người dân sống tại huyện Trần Văn Thời cho biết: “Công tác tuần tra không tốt, xử lý của mình cũng không có nghiêm nữa, khung xử lý của mình nhẹ quá, cầu khu vực nông thôn thực tế vẫn có người thừa biết cầu không qua được, nhưng chủ quan, lỡ vô rồi nên đi luôn”.

Điểm chung của cả 03 vụ sập cầu trên đây là có 2 tài xế đã và sẽ bị khởi tố, đối diện với mức bồi thường có thể khánh kiệt tài sản, treo bằng lái, thậm chí đối diện với án tù. Vậy mà vẫn còn một bộ phận người điều khiển phương tiện không rút kinh nghiệm, cố tình vi phạm dẫn đến hậu quả nặng nề.

Vụ việc này cũng đang dấy lên thực trạng còn rất nhiều phương tiện chở hàng quá khổ, quá tải trọng “hoành hành” tại các tuyến đường nông thôn chưa được phát hiện, phản ánh. Một phần nguyên nhân là do lực lượng chức năng còn mỏng và “bác tài” lái xe thì tìm mọi cách để trốn tránh nhằm qua mặt ngành chức năng.

Theo tính toán của Bộ GTVT, hệ thống giao thông nông thôn hiện nay phục vụ cho hơn 75% dân số trong cả nước. Nhưng quy mô lại chỉ là những tuyến đường huyện nối nối với xã – thôn – xóm. Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn tại ĐBSCL về cơ bản có đáp ứng được nhu cầu, nhưng đã trở nên lạc hậu từ nhiều năm nay.

Đặc biệt, một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các chủng loại phương tiện vận tải có tải trọng lớn. Vì lợi nhuận kinh tế mà nhiều nhà xe, chủ xe và tài xế bất chấp để lưu thông, làm cho mặt đường hư hỏng nặng, kéo theo những chiếc cầu cũng “đoản mệnh” bởi phải gồng gánh xe tải trong nặng.

Điểm chung của các vụ sập cầu do quá trải trọng là tài xế bị khởi tố, đối diện với mức bồi thường có thể khánh kiệt tài sản, treo bằng lái, thậm chí đối diện với án tù. Vậy mà vẫn còn một bộ phận người điều khiển phương tiện không rút kinh nghiệm, cố tình vi phạm dẫn đến hậu quả nặng nề.

Điểm chung của các vụ sập cầu do quá trải trọng là tài xế bị khởi tố, đối diện với mức bồi thường có thể khánh kiệt tài sản, treo bằng lái, thậm chí đối diện với án tù. Vậy mà vẫn còn một bộ phận người điều khiển phương tiện không rút kinh nghiệm, cố tình vi phạm dẫn đến hậu quả nặng nề.

Xe chở quá tải, quá khổ đang trở nên nhức nhối, để lại nhiều hệ lụy, làm hư hại nhiều công trình giao thông, đe dọa đến tính mạng người tham gia giao thông. Câu chuyện xe quá tải vốn là vấn đề được nhắc đi nhắc lại trong rất nhiều năm qua. Để “trị” tận gốc vấn nạn này, các chuyên gia cho rằng, cần phải làm có những giải pháp quyết liệt, triệt để hơn.

Thực tế hiện nay, xử lý một xe quá tải trung bình mất 3 - 4 tiếng đồng hồ để liên hệ với chủ xe hoặc hạ tải. Một trong những giải pháp được kỳ vọng mang đến hiệu quả cao trong “cuộc chiến” với xe quá tải là tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng CSGT và thanh tra giao thông.

Để làm được điều này, việc chia sẻ dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện giữa Bộ GTVT và Bộ Công an là điều vô cùng cần thiết. Làm được điều đó, hiệu quả quản lý, giám sát cũng như phát hiện và xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng sẽ được nâng cao một cách rõ rệt.

Trong thời gian tới, Bộ Công an và Bộ GTVT cần kết nối sâu rộng hơn nữa cơ sở dữ liệu dùng chung. Cơ sở dữ liệu này đóng vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ quản lý của lực lượng chức năng, như: Thông báo xử phạt vi phạm hành chính; xác định nguồn gốc xe, thủ tục hải quan… trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký đối với phương tiện. Quản lý vấn đề sử dụng giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện nhằm xác định rõ người nào bị tước giấy phép lái xe để không cấp mới với trường hợp vi phạm.

Lực lượng CSGT phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện vi phạm và phạt nghiêm nhằm răn đe, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện. Ngoài ra, lực lượng chức năng phải thường xuyên phối hợp cùng các lực lượng liên quan rà soát các mỏ, cảng, khu tập kết vật liệu xây dựng, vận chuyển hàng hóa và xử lý nghiêm các trường hợp chở quá tải, vi phạm cam kết để nâng cao tính răn đe, phòng ngừa.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Triết lý của Phở

Triết lý của Phở

Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?

Hạnh phúc của những đứa trẻ thị thành

Hạnh phúc của những đứa trẻ thị thành

Từ những trang sách khô khan, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) đã bước ra thế giới thực, khám phá vườn thú ở Thảo Cầm Viên. Một buổi học đầy màu sắc, nơi kiến thức được truyền tải qua những trải nghiệm sống động.

Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con

Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con

Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Thí điểm cho phép mua đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Coi chừng lợi ích nhóm

Thí điểm cho phép mua đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Coi chừng lợi ích nhóm

Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.

Tưởng niệm nạn nhân TNGT: Không khoan nhượng với các vi phạm

Tưởng niệm nạn nhân TNGT: Không khoan nhượng với các vi phạm

Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…

Hãy đi chậm vì tương lai trẻ thơ

Hãy đi chậm vì tương lai trẻ thơ

Trong 10 tháng đầu năm, trên toàn địa bàn TP.HCM đã xảy ra 1.234 vụ tai nạn giao thông, làm chết 380 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, tai nạn giao thông xảy ra ở lứa tuổi học sinh từ 6 đến dưới 18 tuổi là 145 vụ, làm chết 19 em và làm bị thương 78 em.

Cần chặt chẽ hơn khi lựa chọn nhà đầu tư BOT cho các dự án giao thông

Cần chặt chẽ hơn khi lựa chọn nhà đầu tư BOT cho các dự án giao thông

Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.