Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Lý do nào khiến những người này không sử dụng cầu đi bộ? VOV Giao thông đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này qua cuộc trò chuyện sau đây:
PV: Là những người ở gần vị trí có cầu đi bộ, cô Nguyễn Thị Bảo Hoa (đang ở C7 Thanh Xuân, đường Nguyễn Trãi) và anh Ngô Dũng Sĩ (ở quận Hà Đông) thấy tình trạng người đi bộ không sử dụng cầu đi bộ mà cắt ngang sang đường trên tuyến Nguyễn Trãi này có xảy ra thường xuyên không?
Cô Hoa: Đường Nguyễn Trãi chỗ Bách hóa Thanh Xuân sang là cũng có cầu này, nhưng nhiều khi là có những người người ta bảo là đi tắt luôn chỗ này sang cho nó nhanh, khỏi vòng vo.
Đi thế rất ảnh hưởng tính mạng và đến nhiều người khác. Nên nhiều khi mình nói người ta lại không nghe, người ta muốn tắt cho nó nhanh cơ. Chứ con đường làm thì đi ra kia ngay đây một tí đi rất tiện lợi, ngay chỗ Bách hóa đây tiện lợi đúng không nào? Thì mình đi sang đường bên kia cũng có đường sang.
Anh Sĩ: Trên tuyến đường này nó rất nhiều, cách khoảng gần 1km là có cầu đi bộ rồi. Thực trạng mình hay đi qua khu gọi là cái khu cơ khí Ngã Tư Sở này thì mình thấy lượng người ít sử dụng cầu đi bộ mà hay vượt qua đường là phần lớn gọi là người có tuổi, người ở tỉnh khác người ta mới cắt qua đường.
Còn người dân gần đây vẫn thấy người ta đi đều đặn trên cầu, không có vấn đề gì.
PV: Một trong 2 người đã bao giờ chứng kiến việc người đi bộ không sử dụng cầu đi bộ để sang đường, mà cắt ngang sang đường Nguyễn Trãi sau đó bị tai nạn chưa? Mời cô Hoa!
Cô Hoa: Có, có người đi từ chỗ C9 Bách Hóa này đi sang, tạt sang đầu bên kia, đến đúng móc cầu kia là dính quả tai nạn, rơi khớp chân, bàn chân này, khủy, gần như tháo khớp chỉ còn dính tí da, ghê lắm, rất là sợ.
Gần đây có bà đi chạy, cái nón gió chụp xuống xong bị xe tông vào, tử vong ngay chỗ cái qua gầm cầu đây một tí. Từ ở Ngã Tư Sở đi về, xong đến qua gầm cầu kia kìa bà không sang cầu mà đi thẳng sang thì bị tai nạn.
PV: Ở chủ đề của chương trình, VOV Giao thông có đặt câu hỏi “Cầu đi bộ bị phớt lờ: tại người hay tại cầu?”, nếu trả lời cho câu hỏi này, cô Hoa và anh Sĩ sẽ có câu trả lời nào? Mời anh Sĩ!
Anh Sĩ: Theo như mình thì mình không thể hiểu được người ta suy nghĩ thế nào, người ta cố tình đi hay là người ta mặc kệ. Khi mình đứng mà vô tình gặp trường hợp như thế mình cũng tham khảo, theo như cái tâm của mình thì mình nói, thế nhưng có một số vài người người ta bảo do cầu đi bộ quá cao do với tuổi người ta, người ta không chèo được thế thôi.
Nếu quan điểm của tôi tôi cho rằng do ý thức người dân thôi, chứ còn gọi là người ta đã tính toán là người ta sắp xếp điểm để mà thông cầu qua đường rồi mình nhìn thấy hết sức là hợp lý.
Cô Hoa: Nếu anh phóng viên hỏi tôi do cầu hay do ý thức, thì tôi sẽ trả lời là do ý thức của dân. Người ta đã làm cầu chuẩn rồi, nhưng người dân không chấp hành, lúc nào cũng muốn vượt, muốn chạy qua để đi nhanh chứ không đi qua cầu, đấy là ý thức rất kém.
PV: Rất cảm ơn chia sẻ thẳng thắn của cô Hoa và anh Sĩ! Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện này hai người có mong muốn gì gửi tới người đi bộ?
Cô Hoa: Cô có lời là cô mong muốn người dân mình có ý thức tốt hơn, chấp hành luật giao thông đã đề ra, mình đi qua cái cầu mình không nguy hiểm tới tính mạng và không ảnh hưởng đến người khác. Đó là cái điều cô mong muốn là thế!
Anh Sĩ: Theo như trò chuyện này thì tôi có gửi gắm, tôi nói là mỗi người có một ý thức đóng góp một phần nào đấy để cho cái hình ảnh của giao thông chúng ta nó nhìn trông sáng sủa mà không xảy ra tai nạn trên tuyến đường mình đã đi qua.
Nói chung là mình cứ phải tuân thủ luật, văn hóa giao thông để cho càng ngày càng tốt đẹp hơn!
PV: Một lần nữa rất cảm ơn cô Hoa và anh Sĩ, rất mong được gặp lại 2 người trong cuộc trò chuyện khác của VOV Giao thông!
Qua cuộc trò chuyện vừa rồi chúng ta đã phần nào hiểu được vì sao một số người dân phớt lờ cầu đi bộ. Có thể chúng ta đang vội, chúng ta muốn nhanh hay vì một lý do nào đó nhưng việc sang đường không đúng nơi quy định rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Rất mong qua cuộc trò chuyện này các thính giả của VOV Giao thông hãy tuyên truyền tới người thân của mình chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ, khi sang đường hãy đi ở đúng vị trí quy định dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn!
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.