Phụ huynh đề nghị cấm hẳn việc lái ô tô trong sân trường
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.765 người, bị thương trên 5.800 người. Và ngay sáng sớm ngày 31/10, vụ va chạm liên hoàn giữa xe khách và 2 ô tô đầu kéo làm 5 người tử vong, 11 người bị thương đã xảy ra tại Quốc lộ 1A (thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
Như vậy có thể nói, tình hình tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, khó có thể ngăn chặn được triệt để. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp nếu nắm rõ một số quy tắc khi sơ cứu ban đầu, chúng ta hoàn toàn có thể cứu được nhiều mạng sống trước lưỡi hái tử thần.
Thế nhưng thực tế hiện nay, việc này vẫn còn đang bỏ ngỏ tại nhiều nơi và chưa được các cấp, các ngành và người dân quan tâm đúng mức.
Tai nạn giao thông (TNGT) đã luôn rình rập và có thể cướp đi mạng sống của người tham gia giao thông bất cứ lúc nào. Thế nhưng nếu biết cách sơ cấp cứu kịp thời thì rất có thể giúp người bị nạn thoát chết trong gang tất như trường hợp của chị Linh. Chị bị tai nạn khi đang lưu thông trên đường nhưng may mắn thay chị các bạn trong đội cứu hộ tự phát có mặt sơ cứu kịp thời, từ đó giúp chị chuyển đến bệnh viện nhanh chóng mà không nguy hại đến tính mạng.
Anh Thành (người nhà chị Linh) cho biết: "Bác sĩ nói là lúc sơ cứu thì có nẹp được những đốt sống lưng và cái chân thì được nẹp cố định lại trước khi di chuyển thì trong quá trình di chuyển nếu không được sơ cứu thì sẽ có những biến chứng rất khó lường".
Tuy nhiên không phải ai cũng được may mắn sơ cứu kịp thời như trường hợp chị Linh. Thực tế, hiện nay,kiến thức trong việc sơ cấp cứu tai nạn giao thông của người dân và cả người điều khiển phương tiện vẫn còn rất hạn chế. Những kỹ năng sơ cứu cơ bản như cầm máu, nẹp chân, hô hấp nhân tạo, thậm chí vài cái ấn tay vào lồng ngực cũng có thể cứu sống được một mạng người. Nhưng người dân vẫn có xu hướng cho rằng, những kỹ năng này là công việc của nhân viên y tế.
"Mình cũng không nắm được lắm những chắc có thể giữ nguyên hoặc là cầm máu hay hô hấp gì đó".
"Mình gặp tai nạn thì chắc là gọi người đến hỗ trợ thôi chứ mình không dám sơ cứu gì, vì nếu sơ cứu không đúng thì còn làm hại người ta".
Từ các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy 50% số nạn nhân thường tử vong do chấn thương xảy ra tức thì tại nơi gặp tai nạn, 30 % xảy ra trong ba đến bốn giờ sau đó và chỉ có 20 % xảy ra trong giai đoạn điều trị ở bệnh viện. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 15% – 20% nếu công tác sơ cấp cứu được làm đúng và kịp thời cấp cứu người bị nạn và đưa đến các cơ sở y tế là một trong những biện pháp để khắc phục hậu quả đáng tiếc của tai nạn.
TS.BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ nhận định, đối với những trường hợp người bị tai nạn hoặc bị vấn đề bệnh lý ngưng tim đột ngột thì sơ cứu trong những "phút vàng" đầu tiên được xem là rất quan trọng, giúp bệnh nhân thoát qua ‘cửa tử’:
"Nếu nói về trường hợp sơ cứu ban đầu đối với một người vừa bị ngưng tim thì đây là yếu tố quyết định sự sống còn đối với bệnh nhân. Đột ngột ngưng tim thì sơ cứu trong 4 phút đầu tiên là quyết định sự sống còn nếu bệnh nhân ngưng tim hoàn toàn mà không được sơ cứu kịp thời bằng các phương tiện máy sốc tim ngoài cộng đồng hoặc người bị nạn không được đội ngũ huấn luyện xoa bóp tim và hồi sức tim phổi ngay ngoài hiện trường thì chỉ cần sau 4 phút ngưng tim hoàn toàn thì người đã tử vong, và chúng ta không còn cách nào khác để lật ngược tình thế và cứu sống bệnh nhân", TS.BS Trần Chí Cường cho biết.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nếu người bị nạn được sơ cứu nhưng không đúng cách sẽ dẫn tới nguy cơ càng trầm trọng hơn, thậm chí để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc. Vậy nên việc phổ cập những kiến thức sơ cứu tai nạn thương tích đến cho mọi người là điều vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay.
Ông Trần Trường Sơn, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ TP.HCM nhận định: "Tai nạn thương tích luôn thường trực xảy ra và chúng ta cũng không biết là lúc nào xảy ra, chính vì những điều đó chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ, nhận biết tầm quan trọng của sơ cấp cứu. Chúng tôi mong rằng tất cả người dân, doanh nghiệp cũng như cán bộ công chức viên chức phải luôn tìm hiểu để tự trang bị cho mình kỹ năng sơ cấp cứu, trong những tình huống xảy ra thì chắc chắn nó sẽ tự cứu mình trước và sau đó thì mình có thể giúp cho mọi người".
Có thể thấy việc trang bị kiến thức sơ cứu ban đầu đối với người bị tai nạn là rất cần thiết bởi theo tính toán của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nếu được cấp cứu kịp thời và đúng cách, có thể giảm được 10% số người bị chết do tai nạn giao thông, tương ứng khoảng 1.000 nạn nhân mỗi năm.
Ông Nguyễn Thành Lợi – Phó Trưởng ban chuyên trách, Ban ATGT TP.HCM cho rằng việc sơ cấp cứu nên được xem là một trong những yêu cầu thiết yếu đối với mỗi người dân, đặc biệt là người tham gia giao thông. Và việc thành lập các đội tình tình nguyện sơ cứu lưu động là việc nên làm trong tương lai.
"Trong xã hội hiện đại ngày nay, sơ cấp cứu không chỉ là những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết mà cần được xem là một trong những yêu cầu, điều kiện thiết yếu đối với mọi người mọi cơ quan đơn vị tổ chức và cộng đồng nhất là một trong những người trực tiếp tham gia vào giao thông chúng ta. Tôi hy vọng, sẽ triển khai các đội tình nguyện sơ cứu lưu động và thành lập các trạm điểm sơ cứu trên các tuyến giao thông trọng điểm tại những vị trí thường xuyên xảy ra TNGT để kịp thời sơ cứu cho người bị nạn", ông Nguyễn Thành Lợi cho biết.
Thực tế đã chỉ ra có không ít những vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân tử vong do không được sơ cứu đúng cách trước khi đưa tới các cơ sở y tế. Kỹ năng sơ cứu người chấn thương bị tai nạn giao thông là điều vô cùng cần thiết nó không chỉ tự bảo vệ mình mà còn có thể giúp người. Ngược lại nếu sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho người bị nạn tăng nguy cơ tử vong. Đã đến lúc cần có những quan tâm đúng mức hơn từ các địa phương, sở ban ngành trước vấn đề này.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Cơ hội vàng giúp người bị nạn.
Hàng ngày trên cả nước vẫn xảy ra các vụ tai nạn giao thông đau lòng, cướp đi sinh mạng của nhiều người và khiến nhiều người bị thương. Đây chính là nỗi đau không chỉ riêng ai, cần chúng ta chung tay giải quyết. Cũng liên quan đến tai nạn giao thông, phần lớn các vụ việc xảy ra người không may bị nạn đều được người đi đường hoặc xung quanh hỗ trợ kịp thời; thể hiện tấm lòng nhân văn, cứu giúp người trong khó khăn, hoạn nạn.
Tuy vậy, đâu đó vẫn có thực cảnh, người gặp nạn không được ai quan tâm cứu giúp phần vì do sợ liên lụy, phần còn e ngại mình không đủ kỹ năng, tự tin để thực hiện hành vi cao đẹp sơ cấp cứu người bị nạn. Đây là những khoảng trống trong cấp cứu tai nạn giao thông mà vẫn chưa được lấp đầy và bỏ ngỏ.
Theo các văn bản quy định pháp luật; khi xảy ra trường hợp tai nạn giao thông, những người ở khu vực phải có trách nhiệm hỗ trợ, cứu giúp. Các ngành chức năng như y tế, cảnh sát giao thông, quản lý đường sá, chính quyền địa phương có sự phối hợp kịp thời trong cấp cứu tai nạn giao thông để hỗ trợ người bị nạn.
Riêng với tuyến cao tốc, Bộ Y tế có Thông tư 49 từ năm 2016 quy định xung quanh việc cấp cứu tai nạn trên các đường này. Thông tư 49 hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ về công tác phối hợp cũng như chỉ dẫn đầy đủ các kỹ năng cần thiết khi cấp cứu như khoanh vùng hiện trường, đánh giá tình trạng nạn nhân.
Các biện pháp về hô hấp ban đầu,bảo vệ nạn nhân tránh bị sốc; cách khiêng, vận chuyển bệnh nhân lên xe cứu thương an toàn, chuyên nghiệp vv… Đây là những hướng dẫn khá cụ thể, mang tính khoa học, dễ nhớ, dễ hiểu nhưng thực tế lại chưa được áp dụng nhiều. Trong đó quy định, mỗi đường cao tốc cách 50 km phải có một trạm cấp cứu cố định nhưng xem ra không khả thi.
Vì thực tế một vụ tai nạn giao thông xảy ra, gọi đến trung tâm cấp cứu ở khu vực, phải điều xe, điều người đã khó khăn mà thời gian di chuyển đến hiện trường cũng lâu. Nạn nhân nếu bị chấn thương nặng khó có cơ hội chờ đợi. Nếu lúc đó một lực lượng nào đó hoặc người xung quanh có kỹ năng về sơ cấp cứu ban đầu sẽ là một ân nhân có thể cứu giúp nạn nhân qua cơn nguy kịch.
Do vậy, trong khi chờ đợi các trạm cấp cứu tập trung ở các tuyến đường bộ nhất là các tuyến cao tốc được xây dựng; việc trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cho người bị nạn khi tham gia giao thông là đặc biệt cần thiết. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, do đời sống thay đổi, nhịp sống quá nhanh, nhiều lái xe, người tham gia giao thông đang lưu thông bất ngờ có thể bị nhồi máu cơ tim, bị đột quỵ; rồi nhiều bệnh lý khác.
Nguy cơ mất an toàn khi đi đường thường xuyên xảy ra do sức khỏe, bệnh nền gây ra đang ngày càng phổ biến. Vì vậy, mở các lớp tập huấn, đào tạo về sơ cấp cứu cho đội ngũ lái xe; nhân viên thực thi công vụ hay các tổ,nhóm tình nguyện; người dân trên các tuyến giao thông là vô cùng cần thiết và hiệu quả. Để khi một người nào đó chẳng may bị tai nạn giao thông hoặc bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng; những sơ cấp cứu ban đầu, đúng cách, có thể lấy lại” cơ hội vàng”, giúp người bị nạn tránh được lưỡi hái tử thần.
Để có các lớp tập huấn này được triển khai đại trà, tiến tới phổ cập, không chỉ các cơ quan chuyên môn nhà nước mà cần kêu gọi tham gia của lực lượng y tế tư nhân và các nhà hảo tâm, doanh nghiệp cùng đồng hành hỗ trợ.
Về lâu dài, hình thành các trạm cấp cứu tai nạn giao thông chuyên nghiệp; đầy đủ trang thiết bị trên các điểm nút giao thông quan trọng là hết sức cần thiết và cần làm nhanh, khẩn trương để kịp thời hỗ trợ người bị tai nạn giao thông. Đây là trách nhiệm mà các cơ quan quản lý cần tính đến trong nay mai.
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3/10) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Thời gian gần đây một số địa phương trên cả nước đã thí điểm cho học sinh THCS được nghỉ thêm ngày thứ bảy, lịch học từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Nhiều gia đình và học sinh bày tỏ sự hào hứng với điều này.
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, thuộc top 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ nam giới hút thuốc là nhiều nhất với tỷ lệ trên 45%.
Một số chặng của dự án đường sắt cao tốc Bắc–Nam sẽ được khởi công vào năm 2027 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào năm 2035. Vậy đường sắt sẽ ra sao? Cần tính toán, quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia như thế nào trong bối cảnh hình thành hệ thống đường sắt cao tốc?
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nóng đã tăng gần gấp đôi, lên mức 8% trong một nghiên cứu mới đây của Đại học y tế cộng đồng.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Luật trong đó có Luật Quản lý thuế.