Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột khó tiếp cận thi công, làm sao để tháo gỡ?

Hoàng Hà: Chủ nhật 16/06/2024, 06:15 (GMT+7)

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có chiều dài 117,5 km, tổng mức đầu tư gần 21.000 tỉ đồng, được đánh giá là tuyến đường nối rừng với biển, được kỳ vọng là trục ngang kết nối vùng Tây nguyên với duyên hải Nam Trung bộ.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Trong đó, Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư, Dự án thành phần 2 do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk làm làm chủ đầu tư.

Việc triển khai thi công Dự án thành phần 2 được đánh giá là khó khăn nhất hiện nay bởi địa hình núi non hiểm trở, nhà thầu khó tiếp cận thi công, dẫn tới tiến độ đang chậm so với kỳ vọng. Vậy làm sao để tháo gỡ những khó khăn này?

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi của với ông Trần Hữu Hải, Giám đốc Ban QLDA 6 – đại diện chủ đầu tư dự án thành phần 2 xung quanh nội dung này. 

PV: Xin ông cho biết việc triển khai dự án thành phần 2, thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang gặp những khó khăn, trở ngại gì?

Ông Trần Hữu Hải: Đoạn thành phần 2 có chiều dài 37km, vượt 2 đèo, đúng nghĩa là đi giữa đại ngàn Tây Nguyên, một trong những đoạn tuyến có địa hình khó nhất so với các tuyến cao tốc hiện tại. Trong 37km phải đục tới 4 hầm và nhiều cầu cấp đặc biệt – nghĩa là cầu có trụ cầu rất cao, có những trụ cao tới 63m, phải thi công bằng cẩu tháp chứ không thể thi công theo phương pháp thông thường được. Như vậy là địa hình hết sức khó khăn, các giải pháp thiết kế phải được nghiên cứu rất kỹ và đã tìm được hướng đi như vậy.

Một vấn đề nữa là do tuyến đi vào rừng, do đó công tác chuyển mục đích sử dụng rừng đang trong quá trình triển khai, về chủ trương Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý vào ngày 15/12/2023, sau đó các chủ thể khác đã hoàn thành thủ tục và tỉnh Đắk Lắk cũng đã chấp thuận chuyển mục đích sử dụng rừng vào cuối tháng 4/2024.

Tuy nhiên, ở đây cơ bản là rừng tự nhiên nên thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước, do đó phải thực hiện công tác đấu thầu tận thu lâm khoáng sản khoảng 9.30m3 gỗ.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có chiều dài khoảng 117,5 km nối tỉnh Khánh Hòa – Đắk Lắk (Ảnh: VOV)

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có chiều dài khoảng 117,5 km nối tỉnh Khánh Hòa – Đắk Lắk (Ảnh: VOV)

PV: Hiện nay mặt bằng đang vướng liên quan đến việc xử lý thu hồi tận thu lâm khoáng sản. Vậy về phía Ban QLDA 6 đã có những đề xuất thế nào đối với địa phương trong việc đấu thầu tận thu lầm khoáng sản?

Ông Trần Hữu Hải: Nếu đấu thầu tận thu cây đứng, chúng tôi đề xuất và chỉ đạo các nhà thầu chặt cây rồi tập kết ra một địa điểm nào đấy, rồi giao lại cho địa phương đấu thầu, nhưng tôi nghĩ địa phương chưa chấp thuận phương án này, nên hiện chúng tôi đang vướng chỗ này và vẫn đang phải chờ.

Trong khi đó phạm vi giải phóng mặt bằng khu vực có rừng này chỉ chiếm khoảng 24%, tức là 9km/37km, tuy nhiên nó ở nhiều vị trí và trên tuyến đều là rừng nên việc đi vào tuyến chính để triển khai thi công ở một số mũi rất khó khăn. Ví dụ như hầm Chư Te hiện nay đã mở đường công vụ vào đó, nhìn thấy rồi mà không làm gì được, bởi vẫn phải chờ xử lý rừng tự nhiên.

PV: Việc vướng mặt bằng liên quan đến rừng tự nhiên đang ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án như thế nào và hiện nay địa phương đã có những động thái gì để gỡ nút thắt này?

Ông Trần Hữu Hải: Tóm lại là phải chặt rừng tự nhiên đi nhưng chưa làm được, nó dẫn đến hệ lụy một loạt hạng mục không có đá để làm, vì đá phải lấy từ hầm ra, bởi dự án được thiết kế theo nguyên tắc tiết kiệm; chưa kể địa hình khó nên phải đào các mom núi này sang mom núi kia nhưng cũng không thể vào để đào được, đó là câu chuyện tổ chức thi công chưa khả thi.

Khó khăn nữa là do địa hình khó nên chúng ta không thể tiếp cận công trường theo hướng dọc tuyến như cao tốc Bắc - Nam hay một số tuyến cao tốc khác có địa hình bằng phẳng mà phải tiếp cận ngang vào, nhưng tiếp cận ngang vào thì cũng là rừng. Hiện vấn đề này đang được UBND tỉnh Đắk Lắk tháo gỡ, tạo điều kiện để Ban và nhà thầu mượn hệ thống đường công vụ lâm sinh để vào tuyến.

Tuy nhiên, chúng tôi phải cải tạo lại hệ thống này gần 45km – bình thường cái này có khi thành một dự án, tuy giá trị tiền không nhiều nhưng để làm được thủ tục mở được hệ thống đường công vụ 45km cũng là một bước thắng lợi.

45km này để triển khai 21 lối vào ngang, nhưng hiện nay mới vào được 17 vị trí, đơn vị thi công đang triển khai, cố gắng làm sao đẩy lại tiến độ của dự án; còn 5 vị trí nữa, trong đó một số vị trí vào hầm và cầu đặc biệt đang chờ tận thu gỗ.

PV: Xin cảm ơn ông. 

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.