Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cao tốc ĐBSCL nỗ lực về đích (Bài 1): Hết “khát cát”, có kịp tiến độ?

Thanh Phê: Thứ tư 31/07/2024, 21:24 (GMT+7)

Một trong những nút thắt quan trọng trong việc triển khai xây dựng các tuyến cao tốc hiện nay đó chính là thiếu cát san lấp. Vì vậy, các giải pháp tháo gỡ đang được các địa phương tích cực triển khai với quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ.

Không khí lao động hối hả trên các công trường cao tốc ở ĐBSCL

Không khí lao động hối hả trên các công trường cao tốc ở ĐBSCL

Trên công trường nhiều công trình giao thông trọng điểm miền Tây Nam Bộ những ngày này như: Cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; cao tốc Cần Thơ-Cà Mau,... không khí thi công vẫn hết sức hối hả. Từng tốp công nhân người nào việc nấy, người điều khiển cẩu gác dầm lên nhịp cầu; người thi công cọc nhồi, cọc đóng, đổ bê-tông mố trụ cầu;...

Tất cả đều hướng đến mục tiêu đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm hoàn thành công trình theo kế hoạch đề ra... Anh Nguyễn Văn Toán, đang thi công Dự án thành phần 3, thuộc Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1, đoạn qua Hậu Giang chia sẻ:

"Anh em cũng theo chủ trương của đơn vị, tổ chức triển khai thi công bình thường, xuyên suốt trong dịp lễ. Tại vị trí phạm vi phần đóng cọc anh em cũng có láng che di động, để luân phiên thay nhau nghỉ. Hàn nối cọc chẳng hạn nhưng công việc vẫn đảm bảo, chất lượng công trình phải đưa lên hàng đầu, cũng bám theo tiến độ tổng quan các bên tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát và chủ đầu tư thông qua.."

Để giải cơn khát cát, tỉnh Bến Tre cung ứng khoảng 7,37 triệu m3 cát cho các dự án: Dự án Cần Thơ - Cà Mau; Dự án thành phần 3 thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM;

Đồng thời tiếp tục hỗ trợ đối với các dự án đang có khó khăn về nguồn hoặc công suất khai thác theo tiến độ do các nguyên nhân khách quan và tiếp tục cân đối để cung ứng đủ nhu cầu vật liệu đắp nền đường cho các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, việc điều chuyển cát đã được tính đến như tại tỉnh An Giang, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết tỉnh sẽ điều chuyển 1,4 triệu m3 về cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Để đảm bảo tiến độ thực hiện cung cấp cát điều chuyển linh hoạt theo yêu cầu của Phó Thủ tướng thì An Giang đề nghị Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu khẩn trương cung cấp đầy đủ hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục điều chuyển; đồng thời kiến nghị Bộ GTVT sớm chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa tại khu vực khai thác mỏ cát, công bố khu vực nạo vét các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Minh Thuý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: "Đối với mỏ Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn chưa gửi hồ sơ báo cáo đưa vào hồ sơ vật liệu khai thác đề nghị Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận yêu cầu gửi hồ sơ về An Giang để thực hiện.

Còn 3 mỏ khác trước đây An Giang có cấp dựa trên đánh giá tác động môi trường, bởi gì An Giang cũng có nguy cơ sạt lở rất lớn nên trong quá trình thực hiện cấp bảng xác nhận đều có đánh giá tác động môi trường do đó cần phải điều chỉnh lại bảng xác nhận môi trường này, cả 3 mỏ được điều chuyển cát vẫn chưa gửi hồ sơ điều chỉnh hồ sơ đánh giá tác động môi trường, do đó tỉnh kiến nghị các nhà thầu thi công cần phải phối hợp với Sở TN&MT để hoàn thiện hồ sơ, gửi Sở TN&MT để được điều chỉnh ĐTM trên cơ sở đó, cộng với bảng hồ sơ khảo sát vật liệu  thì An Giang sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ này".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài cát sông, thì cát biển cũng được đưa vào sử dụng ở một số khu vực để giảm bớt sức ép lên cát sông. Sau nhiều ngày chờ đợi, sà lan chở theo gần 600m3 cát biển đầu tiên đã về đến đoạn cuối của công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (qua địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Cát biển về có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà thầu, bởi tình trạng thiếu cát đã kéo dài.

Theo Bộ GTVT, nguồn cát biển sẽ được dùng đắp nền cho đoạn tuyến chính dài khoảng 45km, thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ngoài ra nguồn vật liệu này cũng được sử dụng cho đoạn 10km thuộc địa bàn các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Để chuẩn bị cho nguồn vật liệu mới phục vụ thi công cao tốc miền Tây, mỏ cát biển ở Sóc Trăng diện tích gần 100 ha được khai thác từ hôm 29/6. Các tàu sẽ khai thác mỗi ngày khoảng 100.000 m3. Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng thông tin, đến ngày 21/6/2024, UBND tỉnh đã xác nhận 2 bản đăng ký khai thác cát biển của nhà thầu thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ: "Cát biển của Sóc Trăng được khai thác vào ngày 29/6 ở khu B1.1 và B1.2 hiện nay cát biển đã tới công trình, cát biển của Sóc Trăng rất là tốt, tốt hơn cát ở Sông Hậu, qua khai thác nhìn cát rất là tốt.

Đối với tỉnh cũng thành lập tổ giám sát từ 6 hải lý trở vào, Cảng vụ Cần Thơ cũng bố trí khu vực để tuyển rửa, sang tàu, sau khi tuyển rửa độ mặn cũng giảm sâu, độ mặn còn không đáng kể. Hiện nhà thầu cũng đang đẩy nhanh tiến độ khai thác, đến thời điểm này các thủ tục cơ bản rồi chỉ còn nhiệm vụ giám sát từ 6 hải lí trở vào".

Trong chuyến công tác tại ĐBSCL mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi họp để xử lý khó khăn, vướng mắc cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Về vật liệu, Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung cấp, hoàn thành đúng tiến độ.

Trong đó, về cát đắp nền, các địa phương phải chủ động theo thẩm quyền để nâng công suất khai thác mỏ vật liệu. Điều chuyển nguồn vật liệu giữa các dự án để phù hợp với yêu cầu tiến độ. Thực hiện đúng cam kết, trong tháng 7 phải hoàn thành thủ tục để cấp mỏ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng nơi có mỏ nguyên vật liệu thì mở rộng ra. Những cái nào chưa có thì mở mới, làm thủ tục nhanh. Thay vì trước đây làm bằng năm thì bây giờ chỉ làm bằng tháng. Liên quan đến các công trình hạ tầng về kỹ thuật thì các cục Điện lực ở các tỉnh phải xử lý.

Các nhà thầu đã được chỉ định thầu, đấu thầu, được giao nhiệm vụ đã làm rất tốt. Các nhà thầu này phải tiếp tục sử dụng các nhà thầu của địa phương để chúng ta đẩy nhanh tiến độ và hỗ trợ các nhà thầu địa phương để phát triển. Bây giờ mình vào đây mình làm nhưng mà các công trình sau thì địa phương phải cáng đáng. Các doanh nghiệp địa phương phải lớn lên. Các đồng chỉ phải có trách nhiệm nuôi và hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp địa phương phát triển".

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát tăng cường nhân lực, máy móc thiết bị thi công “3 ca 4 kíp” để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Thường xuyên làm việc với các địa phương có nguồn vật liệu để kiểm soát tình hình cung ứng, chủ động giải quyết ngay tại cơ sở đối những vướng mắc phát sinh nếu có. Các địa phương phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu để tham gia thực hiện các dự án, huy động lực lượng tại chỗ, tạo thêm công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với sự quyết liệt vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu thì nút thắt về nguồn vật liệu cát san lấp đã dần được tháo gỡ. Vấn đề còn lại vượt nắng thắng mưa, tăng ca, tăng kíp để đưa dự án trọng điểm quốc gia về đích đúng tiến độ. 

Điều dễ thấy nhất trong những ngày này là trên các công trường thi cao tốc, các nhà thầu tổ chức nhiều mũi thi công, huy động hàng trăm máy móc, thiết bị cùng nhân sự để thi công nhằm bù đắp phần nào tiến độ sau khi khó khăn về nguồn cát san lấp đang dần được tháo gỡ sau khi những mẻ cát biển đầu tiên đã về đến công trường.

Việc mở rộng thí điểm thi công san lấp cát biển trên dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là cơ sở để Bộ GTVT và các địa phương đánh giá, mở rộng phạm vi sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường đối với các dự án đường cao tốc được triển khai trong khu vực hiện tại và tương lai.

Ngoài ra, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính Phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, sự làm việc có trách nhiệm của Bộ TN&MT, Bộ GTVT, sự nỗ lực của các cơ quan chủ quản, các địa phương có mỏ vật liệu, đến nay, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng đang triển khai thủ tục để cung ứng đủ khoảng 30 triệu m3 như chỉ tiêu được Phó Thủ tướng giao.

Dự kiến tỉnh Vĩnh Long sẽ hoàn thiện thủ tục để cấp đủ trữ lượng cho Dự án Cần Thơ - Cà Mau, tỉnh An Giang hoàn tất thủ tục để điều chuyển cát từ Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sáng Dự án Cần Thơ - Cà Mau trong tháng 7/2024; tỉnh Tiền Giang, Bến Tre hoàn thiện thủ tục cung ứng vật liệu cho các dự án vào cuối tháng 8/2024, tuần đầu tháng 9/2024. Như vậy, các khó khăn vướng mắc về nguồn vật liệu cung ứng cho các dự án cơ bản đã được giải quyết.

Vấn đề quan trọng là quản lý chặt việc khai thác và minh bạch nguồn cát biển đảm bảo “truy xuất nguồn gốc”, công khai công trình nào sử dụng cát biển để người dân cùng giám sát với chính quyền, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường…

Đối với việc nâng công suất khai thác sông cần được ngành chức năng cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để không đánh cược với môi trường. Khi các tuyến cao tốc và cầu lớn tại miền Tây được đưa vào sử dụng tạo ra hấp lực mới đón nhiều nhà đầu tư, mở ra nhiều cơ hội làm ăn lớn giúp người dân không còn rời xa quê hương để tìm kế sinh nhai.

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Nhớ thời cà phê vợt

Nhớ thời cà phê vợt

Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

Xe điện trẻ em vẫn 'tung hoành' ở phố đi bộ Hồ Gươm

Xe điện trẻ em vẫn "tung hoành" ở phố đi bộ Hồ Gươm

Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.

Hàng me thì thầm

Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.