Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Cao điểm mùa mưa bão, làm sao để kịp thời cứu nạn trên biển

Hoàng Hà: Thứ bảy 09/09/2023, 06:13 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay cả nước đã xảy ra 161 vụ tàu thuyền gặp tai nạn, sự cố trên biển, khiến 83 người chết và mất tích, làm hư hỏng nhiều tàu thuyền, trong đó các lực lượng đã cứu và hỗ trợ 420 người bị nạn trên biển.

Những vụ việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động đối với tàu thuyền và ngư dân đi biển, nhất là khi mùa mưa bão đang vào giai đoạn cao điểm. Vậy làm sao để hạn chế các nguy cơ mất an toàn, tai nạn, sự cố trên biển?

Đối thoại về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Minh – Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam.

 

PV: Ông nhận định thế nào về tình hình tai nạn trên biển, đặc biệt là tai nạn trong lĩnh vực hàng hải trong 8 tháng qua?

Ông Bùi Văn Minh: VN có đường bờ biển dài trên 3.200km, kinh tế hàng hải đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động hàng hải và đánh bắt thủy hải sản rất sôi động. Trong những năm gần đây thời tiết khu vực biển của VN biến đổi khó lường, bão, gió, sóng và đặc biệt là gió mùa đông bắc, khiến các phương tiện nhỏ gặp nguy hiểm trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ GTVT, Cục Hàng hải VN đã chỉ đạo rất sát sao từ đầu năm, đặc biệt Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN đã lập kế hoạch chốt chặn tại các vị trí xung yếu, đưa các lực lượng phương tiện tìm kiếm cứu nạn cũng như phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để có kế hoạch sát, chủ động và linh hoạt trong việc ứng phó sự cố thiên tai.

Vì vậy từ đầu năm đến nay tuy có sự cố nhưng các lực lượng, trong đó có lực lượng phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trủ trì phối hợp đã thực hiện tốt công tác ứng phó sự cố, thiên tai cũng như hướng dẫn tàu thuyền hoạt động an toàn.  

Công tác cứu nạn trên biển gặp nhiều trở ngại, trong điều kiện sóng to gió lớn, nhưng phương tiện thiết bị vừa thiếu lại vừa nhỏ

Công tác cứu nạn trên biển gặp nhiều trở ngại, trong điều kiện sóng to gió lớn, nhưng phương tiện thiết bị vừa thiếu lại vừa nhỏ

PV: Được biết, hiện nay Bộ GTVT đang đầu tư đóng mới tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng cỡ lớn có thể hoạt động được trong điều kiện thời tiết xấu và có khả năng đi biển dài ngày. Với sự đầu tư này, các phương tiện cứu hộ hiện đã đáp ứng yêu cầu thực tế hay chưa?

Ông Bùi Văn Minh: Từ khi thành lập năm 1996 đến nay đội tàu chuyên dụng đã cũ và già, các điều kiện kỹ thuật cũng đã xuống cấp. Tuy nhiên, thực hiện trách nhiệm của quốc gia ven biển, có cảng và là thành viên Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Việt Nam cần phải đảm bảo an toàn hàng hải trên các vùng biển VN và phối hợp TKCN quốc tế, hiện nay Bộ GTVT đã quan tâm chỉ đạo Cục Hàng hải VN đóng mới một tàu tìm kiếm cứu nạn hoạt động xa bờ dài 63m, có thể hoạt động tại các vùng biển của VN, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa. Vừa rồi Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ Trung tâm khoản viện trợ không hoàn lại bằng các thiết bị tìm kiếm cứu nạn chuyên dùng.

Thế nhưng nhu cầu về tàu cũng như các trang thiết bị còn rất lớn, rất mong thời gian tới Cục Hàng hải VN, Bộ GTVT đề xuất với Chính phủ tiếp tục trang bị những tàu mới có tầm hoạt động xa, có thể vươn ra các vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa cũng như vùng biển quốc tế, để ngư dân đi biển có chỗ dựa vững chắc là Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN, từ đó họ yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Lực lượng cứ nạn thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN đưa nạn nhân tàu BFAD SOUTHERN xuống tàu SAR 272 đưa về bờ cấp cứu

Lực lượng cứ nạn thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN đưa nạn nhân tàu BFAD SOUTHERN xuống tàu SAR 272 đưa về bờ cấp cứu

PV: Sắp tới là giai đoạn cao điểm mưa bão, nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố vẫn luôn rình rập. Theo ông giải pháp nào để hạn chế và giảm thiểu tối đa tai nạn, sự cố trên biển?

Ông Bùi Văn Minh: Tai nạn, sự cố trên biển luôn bất thường và khôn lường, trước hết chúng tôi tuyên truyền phổ biển cho thuyền viên, đặc biệt là bà con ngư dân theo dõi sát dự báo thời tiết, tránh ra khơi vào thời điểm bão gió hoặc giông lốc, kể cả là gió mùa đông bắc lớn.

Theo đó chúng tôi phối hợp với các cảng vụ hàng hải, đến tận các làng chài, các hiệp hội, tuyên truyền về cách phòng tránh.

Ngoài ra, trong dịp cuối năm bão sẽ liên tục xảy ra, chúng tôi lập kế hoạch chốt chặn đưa các tàu tìm kiếm cứu nạn đến các khu vực xung yếu thường xảy ra bão để kịp thời hỗ trợ, tìm kiếm cứu nạn; đồng thời chúng tôi đưa ra kế hoạch hiệp đồng phối hợp với các lực lượng.

Hiện nay ngành hàng hải đang có hệ thống thông tin duyên hải hiện đại và được Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ trang bị cho một hệ thống dự báo và xây dựng phương án tìm kiếm cứu nạn, chúng tôi có thể xác định được các phương tiện hoạt động tại các vùng có xảy ra tai nạn.

Vì thế ngoài việc huy động tàu chuyên dụng đi cứu nạn, còn huy động các lực lượng tại chỗ tham gia cứu nạn. Ví dụ có những tai nạn xảy ra ngoài khơi, cách bờ biển 200-300 hải lý, trên cơ sở hệ thống thông tin liên lạc chúng tôi xác định tại khu vực đó có tàu thuyền nào đang hoạt động, chúng tôi yêu cầu các tàu thuyền đó tìm kiếm cứu nạn, sau khi cứu nạn được rồi, chúng tôi sẽ tiếp nhận và đưa người bị nạn về bờ.

Đây là phương thức mới áp dụng khoa học công nghệ trong tìm kiếm cứu nạn, phù hợp với thời đại 4.0 hiện nay.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Điện rác hướng giải quyết bền vững, bảo vệ môi trường

Điện rác hướng giải quyết bền vững, bảo vệ môi trường

Người dân ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vô cùng khổ sở vì mùi hôi và nước đen ngòm từ bãi rác rỉ ra ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Nghĩa tình những chuyến xe chở nước ngọt miễn phí

Nghĩa tình những chuyến xe chở nước ngọt miễn phí

Vượt chặng đường dài trăm cây số, vào tận cùng con hẻm, mé sông... Các chuyến xe chở nước ngọt miễn phí cho bà con miền Tây vẫn đang ngày đêm ngược xuôi. Mạnh thường quân, nhà hảo tâm, bác tài xế... đã cùng viết lên những câu chuyện ý nghĩa về sự yêu thương và lòng trắc ẩn trong mùa hạn mặn!

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Mất ATGT từ mua bán lấn chiếm trên quốc lộ

Mất ATGT từ mua bán lấn chiếm trên quốc lộ

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ… để dựng biển quảng cáo, bày bán, kinh doanh hàng hóa trên một số tuyến đường giao thông là câu chuyện không mới nhưng là căn bệnh khó chữa tại nhiều địa phương.