Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Căng thẳng Biển Đỏ, doanh nghiệp Việt gặp khó (Phần 1)

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ hai 22/01/2024, 20:11 (GMT+7)

Các hãng tàu biển đổi hải trình do căng thẳng Biển Đỏ khiến chi phí vận tải tăng, đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thế khó. Đáng nói, nhiều doanh nghiệp cũng đang chịu áp lực về thời gian giao nhận khi lượng hàng thời điểm này chủ yếu để phục vụ thị trường Tết mang tính mùa vụ.

 

Ảnh minh họa: Thanh niên

Ảnh minh họa: Thanh niên

Nếu như trước đây, giá cược vận chuyển 1 container hàng từ Việt Nam sang Châu Âu khoảng 2.000 USD, thì hiện tại đã tăng lên gần 4.000 USD, khiến nhiều doanh nghiệp chồng chất khó khăn.

Chia sẻ về thực tế này, ông Phạm Thái Bình, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu chia sẻ: "Trước đây chúng tôi xuất đi Châu Âu, cước phí chỉ dưới 1.000USD/Container  thì nay tăng lên 3.000USD - 4.000USD, mỗi một Container, tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xuất khẩu gạo".

Cũng theo phản ánh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), những ngày đầu tháng 1, giá cước đi Mỹ, EU tăng vọt, gần 3.000 USD một chuyến đến bờ Tây (Mỹ), tức cao hơn 55-60% so với cuối 2023. Tương tự, cước đi bờ Đông (Mỹ) tăng 50-70%, lên 4.100 - 4.500 USD.

Bà Lê Hằng, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) chia sẻ: "Chúng tôi nhận được thông tin từ doanh nghiệp thủy sản cho thấy là trong vòng chưa tới 1 tháng cước vận tải biển đi các tuyến như Canada, Mỹ, EU là đều tăng từ 80%, thậm chí lên tới 300% so với tháng 12 do câu chuyện tại vùng Biển Đỏ. Và các line vận tải họ phải chuyển hướng khiến cho lộ trình dài hơn và thời gian lâu hơn, chi phí tăng lên".

Theo số liệu tính đến thời điểm này đã có gần 20 hãng vận tải biển quốc tế phải thay đổi hải tuyến do căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ. Số lượng container vận chuyển qua đây trong tháng 12 vừa qua chỉ có khoảng 200.000 container mỗi ngày, giảm hơn một nửa so với tháng trước. Thực tế, thời gian vận chuyển xa hơn, với quãng đường dài hơn thì cước vận tải tăng sẽ kéo theo giá cả nhiều mặt hàng tăng vọt như phân tích của Ông Dương Đức Quang - Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV):

"Theo ghi nhận của chúng tôi, trong tuần vừa qua, giá đường thô đã tăng hơn 9%, cà phê Robusta, ca cao đồng loạt ghi nhận mức tăng trên 6%, giá dầu WTI và Brent đã có một số phiên tăng đến 3 - 4%, thậm chí dầu Brent có thời điểm vượt mốc 80 USD/thùng. Tuy nhiên, theo tôi, căng thẳng tại Biển Đỏ trong thời gian qua chỉ tác động mang tính thời điểm đến giá cả hàng hóa".

Tuy nhiên, đại diện MXV cũng cho rằng, nếu như tình trạng này còn kéo dài trong tương lai thì chắc chắn sẽ gây ra rủi ro ách tắc, quá tải tại các cảng giao hàng, khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng đáng kể, đẩy giá hàng hoá, đặc biệt là giá năng lượng tăng cao trở lại.

Ngoài cước phí tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng đối diện nguy cơ không thể xuất được hàng do kéo dài thời gian vận chuyển. Ông Cao Hữu Hiếu, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thừa nhấn, các doanh nghiệp ngành này chịu áp lực tăng chi phí đầu vào từ căng thẳng tại Biển Đỏ. Chậm tiến độ giao hàng, doanh nghiệp cũng thất hẹn với các đại lý và khách hàng:

"Riêng câu chuyện về các hãng vận tải lớn nhất thế giới – như Posco lớn thứ 4 thế giới (của Trung Quốc) cũng chính thức không đi qua vùng Biển Đỏ này nữa. Và như vậy là giá logistics - đặc biệt chúng ta là nước xuất khẩu đương nhiên tăng nhanh. Thời gian giao hàng sau khi mà các hãng vận chuyển quyết định không đi qua vùng Biển Đỏ nữa đã kéo dài từ 7-10 ngày, thậm chí đến 14 ngày, làm cho thời gian kéo dài và chi phí tăng lên…"

Nhận định thực trạng giá cước vận chuyển đường biển từ Việt Nam sang khu vực châu Âu cũng như sang bờ Đông của Hoa Kỳ cũng đã có sự gia tăng đáng kể, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương cho biết, điều này sẽ làm cho chi phí hàng hoá sẽ tăng lên.  Mặt khác, thời gian giao hàng, thời gian nhận hàng cũng sẽ bị dài ra. Và đối với một số mặt hàng thì cũng còn ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng.

Nói thêm về những tác động này, ông Trần Thanh Hải cho biết: "Những nhóm hàng mà chúng ta đang có xuất khẩu lớn sang khu vực EU cũng như sang Hoa Kỳ và khu vực bờ Đông, ví dụ như là hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, một số sản phẩm trái cây và các sản phẩm khác như là hạt nhựa… chúng ta cũng đã có ảnh hưởng lớn từ việc các hãng tàu phải chuyển hướng đi vòng qua châu Phi".

Có thể thấy, năm 2023, thị trường xuất khẩu nhiều khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu đã dồn hết sức để vượt khó. Trong khi đó, hiện cước phí vận chuyển hàng hóa tăng khiến các doanh nghiệp lại một lần nữa đứng trước khó khăn, thách thức lớn. Trong bối cảnh căng thẳng Biển đỏ gia tăng, các doanh nghiệp cần làm gì để giảm thiểu rủi ro?

Thông tin trong nước

Ảnh: Tạp chí Tài chính

Ảnh: Tạp chí Tài chính

# Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp. 

# Và mới đây, Bộ Tài chính cho biết, đến quý II/2024 sẽ cung cấp thông tin về kết quả thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm năm 2023. 

# Còn liên quan đến các ngân hàng: Trong bối cảnh nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn, vẫn có không ít ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh tăng trưởng dương trong quý IV/2023.

Trong 3 tuần đầu của năm 2024 cũng đã có 7 ngân hàng báo cáo sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2023 và đều ghi nhận tăng trưởng tốt gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, MB, Agribank, VIB, Sacombank.

# Tuy nhiên, khó khăn hơn là tình cảnh của các DN xuất nhập khẩu:

Trước tình trạng cước vận tải tăng cao, Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Hàng hải làm việc với các hãng tàu, để kêu gọi và thu hút các hãng tàu duy trì tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa.

Thêm vào đó, phải đẩy nhanh thủ tục ra, vào cảng và việc xếp, dỡ hàng hóa đối với tàu thuyền vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng container đi Châu Mỹ, Châu Âu.

# Theo Bộ LĐTB&XH, trong tháng 5 tới, sẽ hoàn thành nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động để báo cáo Chính phủ.

Và dự kiến trong tuần này, nhiều cơ quan doanh nghiệp sẽ hoàn thành việc chi lương thưởng Tết cho người lao động.

Tuy nhiên, đánh giá về tình hình lương thưởng Tết, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tình hình KT-XH cuối năm 2023 vẫn còn những bất lợi, kéo theo tình hình lương, thưởng Tết năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# VNIndex đóng cửa tại 1.182,9 điểm, tăng 1,4 điểm. Dòng tiền luân chuyển nhiều đến nhóm Thép, Bất động sản trong phiên hôm nay.

# Nếu như HPG, HSG  nhận được sự chú ý ngay từ đầu phiên thì các mã NVL, DIG, CEO bật tăng trở lại từ vùng giá thấp. Ảnh hưởng lớn nhất lên chỉ số ở chiều giảm điểm chủ yếu đến từ áp lực bán cuối phiên tại VCB bên cạnh GVR và GAS.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng 15% từ mức thấp của phiên liền trước, lên 16 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại duy trì mua ròng 470 tỷ đồng./.

 

Như Ngọc - Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

Cuối năm, thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại “thừa cơ” tung hoành, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Cuối năm là thời điểm nhiều buổi tổng kết, liên hoan diễn ra. Vụ 2 người tử vong, 18 người phải cấp cứu do ngộ độc hóa chất trong rượu ở Long Biên, Hà Nội, hay hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý khi lực lượng CSGT ra quân trên toàn quốc đang khiến người dân lo lắng.

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Được xây dựng với kinh phí 200 tỷ đồng, Hồ Bún Xáng ở TP. Cần Thơ được kỳ vọng là công trình giúp tăng lưu lượng dự trữ nước, chống ngập và làm khu ẩm thực-giải trí sầm uất về đêm.