Để không bị “chặt chém” khi đi sửa xe máy
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sau khi mất việc lại ở công ty may, với mong muốn có thu nhập ổn định trong thời gian này, chị Nguyễn Thị Oanh đã lên mạng xã hội để tìm kiếm việc làm. Không khó để chị chọn được một việc làm với mức lương ổn định.
Qua trao đổi đối tượng nhanh chóng thêm chị vào nhóm mạng xã hội đồng thời yêu cầu liên tục chuyển tiền để nhận công việc chính thức, sau nhiều lần chuyển với số tiền thậm chí lên đến cả trăm triệu đồng chị mới vỡ lẽ mình đã bị lừa.
Chị Oanh bàng hoàng kể lại: "Nó dắt mình tải app sau đó nó nhắn tin cho mình, nó cho mình số tiền là 150 nghìn trên app đó. Nó xin số tài khoản và nó chuyển cho mình luôn rồi nó đưa mình vào một Group 6 người để làm theo hướng dẫn của tụi nó.
Ngày này qua ngày nọ làm như vậy đó, sau đó mình đóng vào 2,5 triệu đầu tiên rồi mình nhập vào thì nó bảo là không khớp lệnh. Mình phải xoay tiền để mình rút tiền ra được, sau đó mình phải xoay liên tục để mình rút được tiền."
Để tìm hiểu thêm, phóng viên chương trình đã thử liên hệ với một tài khoản Facebook đăng thông tin tuyển việc làm bằng việc dán tem cho những thỏi son tại nhà. Với thủ đoạn tương tự đối tượng này đã vẽ ra một kịch bản hoàn hảo khi yêu cầu chuyển tiền trước, việc làm sẽ ‘đến sau’. Thế nhưng giọng điệu không khỏi ấp úng, ngập ngừng:
"Bên mình sẽ gửi son và tem son cho bạn, bạn sẽ gia công tại nhà. Do bạn mới làm thì bạn phải đóng tiền để mình giao đơn cho bạn, bạn sẽ đóng cho mình 400 nghìn trước rồi nhân viên giao hàng sẽ hoàn tiền lại cho bạn nhé, bạn có thể đóng bằng thẻ điện thoại để mình gửi lên công ty để công ty kiểm tra."
Có thể thấy việc lừa đảo trên mạng hiện nay đã diễn ra với nhiều thủ đoạn ngày một tinh vi hơn. Thế nhưng vẫn có một vài điểm chung mà người dân cần lưu ý là các đối tượng thường nhắm vào người lớn tuổi, phụ nữ hoặc người lao động cần tìm việc làm, sau đó là vẽ kịch bản rồi dẫn dụ nạn nhân chuyển tiền qua các số tài khoản khác nhau.
Ông Võ Đỗ Thắng, Chuyên gia an ninh mạng, Trung tâm thông tin Athena cho biết, hiện các đơn vị vẫn phối hợp kiểm soát thông tin, thế nhưng vẫn khó có thể dọn sạch được ‘rác mạng’: "Nền tảng mạng xã hội là một công cụ để các thông tin lừa đảo có thể phát tán nhiều. Các tổ chức quốc tế cũng đã làm việc thường xuyên với các mạng xã hội để gỡ những thông tin lừa đảo để gỡ những thông tin lừa đảo, những thông tin không có định danh khó truy tìm đó."
Theo luật sư Khưu Thanh Tâm, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vụ việc. Mức án cao nhất mà các đối tượng có thể nhận lấy là tù chung thân: "Tùy theo mức độ vi phạm mà các đối tượng này có thể xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý vi phạm hình sự. Trong trường hợp các đối tượng này dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản người khác thì căn cứ theo luật sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt, mức hình phạt tội này từ 20 năm đến chung thân."
Theo Tiến sĩ Đoàn Văn Báu – Chuyên gia tâm lý tội phạm cho rằng, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng thì người dân nên nâng cao tinh thần cảnh giác, đặc biệt là những cái bẫy trên không gian mạng, nếu không rất dễ rơi vào tình cảnh ‘tiền mất, tật mang’.
“Người dân cần phải nâng cao cảnh giác và cập nhật phương thức thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội. Và đặc biệt là không chuyển tiền cho bất kỳ ai nếu thông tin không xác đáng, nếu không chúng ta sẽ rơi vào tình cảnh tiền mất tật mang”, Tiến sĩ Đoàn Văn Báu nói.
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Cả nước có hơn 22 vạn xe hợp đồng đang hoạt động. Đáng nói, 1/4 số này là hợp đồng “trá hình”, chạy như xe khách tuyến cố định, nhưng luồn sâu vào nội đô, đón trả khách dọc đường, hoặc tại văn phòng ngay trong phố.
Từ thông tin thu thập nghiệp vụ về website phoxedien.com, nghi vấn có dấu hiệu vi phạm, Cục Nghiệp vụ, Tổng cục QLTT đã nhanh chóng truy vết các địa chỉ bán hàng trên trang thương mại điện tử này.
Hiện nay kinh tế đang có phần khó khăn hơn, cộng với việc bán hàng qua kênh online phát triển mạnh, chưa kể các siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp hang cùng ngõ hẻm....được xem là những nguyên nhân khiến nhiều chợ truyền thống ngày càng ảm đạm, ế khách ngay cả trong mùa mua sắm.
Theo dự liệu thống kê của Cục Đăng kiểm VN, số lượng đăng kiểm viên bị khởi tố và số người nghỉ việc chiếm khoảng hơn 40% lượng đăng kiểm viên của toàn hệ thống.
Phố cổ Hà Nội, nổi danh với những phố Hàng, nhưng bây giờ còn rất ít phố giữ được nghề truyền thống xưa, như chính tên gọi của nó. Nếu ai đã từng đi qua phố Hàng Thiếc sẽ cảm thấy khá thú vị khi cả con phố này hầu hết các gia đình đều giữ được nghề, và sống tốt với nghề chì thiếc.
Giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (7/12) được dự báo giảm theo xu hướng thế giới.