Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Cân rác thu tiền, còn nhiều băn khoăn

Phan Nhơn: Thứ tư 28/05/2025, 10:42 (GMT+7)

Từ ngày 01/6/2025, TP.HCM sẽ triển khai thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải với mức giá mới, được áp dụng theo từng khu vực quận, huyện. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều người dân vẫn chưa rõ cách thức đóng tiền cụ thể ra sao.

Từ ngày 01/6/2025, TP.HCM sẽ triển khai thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải với mức giá mới, được áp dụng theo từng khu vực quận, huyện. Cụ thể: Khu vực 1 gồm các quận trung tâm và TP Thủ Đức; khu vực 2 gồm huyện Bình Chánh và Củ Chi; khu vực 3 gồm các huyện Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ.

Tiền thu gom và xử lý rác sẽ được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều người dân vẫn chưa rõ cách thức đóng tiền cụ thể ra sao.

Hơn 60 % rác thải sinh hoạt tại TP.HCM  hiện nay được thu gom bởi những đơn vị dân lập

Hơn 60 % rác thải sinh hoạt tại TP.HCM  hiện nay được thu gom bởi những đơn vị dân lập

Trước thông tin về việc tính phí rác theo khối lượng (cân ký), nhiều người dân bày tỏ bất ngờ vì chưa được thông báo cụ thể. Không ít người lo ngại về tính công bằng, sự minh bạch và hiệu quả trong việc thúc đẩy phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu rác thải.

Chị Nguyễn Thị Xuân Đào, một hộ dân sinh sống tại quận Bình Thạnh, chia sẻ rằng hình thức mới có thể gây bất lợi cho người dân buôn bán: “Có nghe nói từ 01/6 sẽ có quy định mới. Nhà nước quy định thì người dân chấp hành thôi, nhưng cũng mong sao cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Giờ làm ăn khó khăn lắm, không như trước. Nếu tính theo cân, gặp mưa thì rác nặng hơn, cân lên sẽ nhiều tiền hơn. Bình thường ở nhà tôi đóng 50.000 đồng/tháng, còn buôn bán ở đây thì 100.000 đồng/tháng để người ta đến gom ban đêm”.

Trong khi đó, bà Trần Thị Lệ (ngụ quận Gò Vấp) cho rằng cần có quy định chặt chẽ để tránh tình trạng “người phát sinh rác mà không đóng tiền rác”: “Rác sinh hoạt bình thường thì ít thôi, người thu gom tới gom hàng tháng. Nhưng nếu nhiều quá thì họ không lấy, phải ‘bồi dưỡng’ thêm. Giờ phải quy định cụ thể mỗi tháng bao nhiêu tiền để tránh trường hợp có nhà xả rác mà không chịu đóng. Trường hợp này là có thật. Muốn thành phố sạch đẹp thì mỗi người cần có ý thức hơn”.

Từ ngày 1/6, TP.HCM ban hành quy định thu tiền rác bằng cách cân ký tính tiền nhằm phân loại rác

Từ ngày 1/6, TP.HCM ban hành quy định thu tiền rác bằng cách cân ký tính tiền nhằm phân loại rác

Theo quyết định 67, tại khu vực TP Thủ Đức và các quận, đối với hộ gia đình, chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt mỗi tháng từ 126kg trở xuống sẽ đóng 61.000 đồng tiền thu gom và 23.000 đồng phí vận chuyển. Nếu mỗi tháng có trên 126kg đến 250kg rác thì phí thu gom là 91.000 đồng và 34.000 vận chuyển.

Đối với trường hợp khối lượng rác thải trên 250kg - 420kg/tháng sẽ đóng 163.000 đồng tiền thu gom và 60.000 đồng vận chuyển. Khi khối lượng rác thải một tháng trên 420kg, mức phí sẽ áp dụng theo ký, khoảng 486 đồng/kg tiền thu gom và khoảng 180 đồng/kg cho vận chuyển.

Mặc dù chính sách đã được truyền thông rộng rãi, nhưng nhiều người thu gom rác tại các khu dân cư, hẻm nhỏ vẫn còn lúng túng trước phương án "cân ký" sắp áp dụng.

Nhiều người cho rằng nếu tăng tiền thu gom xử lý rác quá cao người dân ở một số khu vực không đóng sẽ vứt bừa bãi ở những bãi đất trống.

Nhiều người cho rằng nếu tăng tiền thu gom xử lý rác quá cao người dân ở một số khu vực không đóng sẽ vứt bừa bãi ở những bãi đất trống.

Anh Lý Thanh Tài, một người làm dịch vụ thu gom rác dân lập tại huyện Hóc Môn, cho biết đã từng “kêu cứu” khi huyện này thí điểm thu tiền rác theo cân hai tháng trước. Anh lo ngại nếu tăng phí, nhiều người dân sẽ không còn đăng ký thu gom chính thống mà đổ rác bừa bãi.

"Đường rác của tôi thu 75.000 đồng mà giờ còn không dám tăng, giữ ở mức 56.000 đồng suốt hai năm nay. Sợ tăng giá là dân không đăng ký nữa. Ví dụ, 3 nhà với 2 người con nhưng chỉ đăng ký đóng rác 1 nhà. Nếu lên 80.000 thì sao sống nổi? Anh em làm nghề rác đang rất khổ chỗ này”.

Tương tự, anh Võ Thanh Long cũng lo ngại giá rác cao sẽ khiến người dân đổ rác bậy thay vì hợp tác với đơn vị thu gom: “Nghe vậy thôi chứ chưa ai thông báo chính thức. Bên Liên hiệp Hợp tác xã Hóc Môn quản lý cũng chưa nói gì nên chưa nắm rõ. Nhưng mà tính theo cân ký thì chịu không nổi. Mùa mưa rác nặng gấp mấy lần, đem về bô xử lý là đóng tiền không xuể. Với lại dân vùng ven đất còn rộng, giá rác cao quá thì họ đổ tầm bậy hết”.

TP.HCM đang xây dựng cơ sở dữ liệu về chủ nguồn thải sinh hoạt để tính đúng – đủ tiền thu gom xử lý rác ở các hộ dân.

TP.HCM đang xây dựng cơ sở dữ liệu về chủ nguồn thải sinh hoạt để tính đúng – đủ tiền thu gom xử lý rác ở các hộ dân.

Trao đổi với PV VOV Giao thông, một cán bộ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bình Chánh cho biết, Quyết định 67 nhằm tạo thói quen phân loại rác từ đầu, từ đó giảm khối lượng rác phải thu gom, xử lý – đồng nghĩa với giảm chi phí cho người dân: “Tuyên truyền để bà con hiểu, chứ không nên giữ thói quen vứt tất cả vào một thùng. Nếu biết mức trần là 126kg/tháng thì họ sẽ tự phân loại, rác hữu cơ hay tái chế có thể tự xử lý. Chỉ khi rác không thể xử lý được mới giao cho đơn vị thu gom. Về lâu dài, khi nhập phường, nhập xã hay thay đổi đơn vị hành chính, thành phố sẽ có phương án tối ưu hơn cho người dân.”

Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM phát sinh khoảng 9.700 tấn rác sinh hoạt – một bài toán nan giải cho khâu thu gom và xử lý. Nhiều năm qua, Nhà nước đã hỗ trợ chi phí vận chuyển rác. Tuy nhiên, theo Quyết định 67, sắp tới người dân sẽ phải tự chi trả cả chi phí thu gom lẫn vận chuyển.

Muốn bảo vệ môi trường một cách bền vững, không còn cách nào khác ngoài việc phải luật hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu chủ nguồn thải để chính sách thực sự đi vào cuộc sống.

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bình Phước công khai quy trình đấu thầu sau phản ứng của Tập đoàn Sơn Hải

Bình Phước công khai quy trình đấu thầu sau phản ứng của Tập đoàn Sơn Hải

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước vừa có báo cáo về quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, sau khi Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Tập đoàn Sơn Hải) bày tỏ sự phản đối.

Thí điểm mua bán sang tên xe trên VNeID

Thí điểm mua bán sang tên xe trên VNeID

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đang thí điểm thực hiện giao dịch chuyển quyền sở hữu điện tử phục vụ thủ tục sang tên xe trên VNeID. Đây là một bước tiến mới, nhằm hướng tới lợi ích của người dân.

Hà Nội: Tái khởi công dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng đến QL1A

Hà Nội: Tái khởi công dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng đến QL1A

Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A được khởi công năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2017 theo hình thức BT nhưng chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Hà Nội thêm thiết bị phạt nguội, rèn ý thức giao thông

Hà Nội thêm thiết bị phạt nguội, rèn ý thức giao thông

Hà Nội, với hơn 8 triệu phương tiện cá nhân đang phải đối mặt với áp lực giao thông ngày một lớn. Mặc dù hạ tầng đang dần được cải thiện, nhưng tình trạng vi phạm luật giao thông, đặc biệt tại các nút giao trọng điểm, vẫn diễn ra phổ biến.

Lại phun trào phụ gia tại công trình Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Lại phun trào phụ gia tại công trình Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Chiều 27/5, trong quá trình đào TBM số 1, đã xảy ra hiện tượng hỗn hợp bùn phun lên mặt đất tại khu vực trước cửa nhà 25C và 25E Cát Linh (phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội).

Phí logistics, điểm nghẽn của xuất nhập khẩu

Phí logistics, điểm nghẽn của xuất nhập khẩu

Việc chi phí ligistics chưa hiệu quả nằm ở nhiều mắt xích, trong đó đến từ giao thông vận tải như hạ tầng, thủ tục hải quan hay quản lý xuất nhập khẩu và từ chính các doanh nghiệp dịch vụ logistics.

TP.HCM: Các nhà chờ xe buýt xuống cấp đang trong quá trình khắc phục, sửa chữa

TP.HCM: Các nhà chờ xe buýt xuống cấp đang trong quá trình khắc phục, sửa chữa

Sau phản ánh của VOV Giao thông, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM cho biết, trong quá trình khai thác, Trung tâm ghi nhận hiện có 170 trong số 554 bảng thông tin đang gặp sự cố và tạm ngừng hoạt động, không thể hiển thị thông tin cho hành khách.