Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Cần làm gì để ĐBSCL có hơn 500km đường cao tốc vào năm 2026?

Kim Loan: Thứ tư 15/02/2023, 14:44 (GMT+7)

“Giao thông đi trước mở đường” là chiến lược vô cùng quan trọng để ĐBSCL phát triển mà Chính phủ và các Bộ -Ngành đang quyết tâm thực hiện và giám sát, chỉ đạo địa phương khẩn trương triển khai.

Từ nay đến năm 2025, ĐBSCL đang có 8 dự án giao thông đã và sẽ thi công. Khi hoàn thiện, năm 2026, vùng sẽ khai thác 554km đường cao tốc. Như vậy, “đường găng” cao tốc chỉ được tiến mà không được lùi, khách quan đã yêu cầu ĐBSCL phải giải quyết cho được 03 vấn đề, đó là: Nguồn vốn - nguồn vật liệu - công tác giải phóng mặt bằng. 

“Phát pháo” đầu tiên của năm 2023 là Lễ khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2. Trong đây có đoạn Cần Thơ – Cà Mau dài 110km, tổng mức đầu tư 27.500 tỉ đồng. Tuyến này đi qua các tỉnh gồm: Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, Hậu Giang là địa phương được đánh giá cao vì làm rất tốt công tác giải phóng mặt bằng.

Hậu Giang chiếm 60% diện tích cao tốc đi qua, đã bàn giao 90% diện tích đất sạch cho đơn vị thi công và cam kết hoàn tất 100% mặt bằng trong quý II/2023. Ông Đồng Văn Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang khẳng định: Toàn dự án Cần Thơ – Cà Mau đã bàn giao 94/109 km, đạt 85%. Riêng Hậu Giang đã bàn giao mặt bằng vượt tiến độ và sớm hơn so với chỉ đạo của Chính phủ với diện tích bàn giao đạt 90% diện tích phải thu hồi.

Đến thời điểm hiện tại, ĐBSCL đang khai thác 171km đường cao tốc, con số này vẫn còn 'khiêm tốn' để phục vụ phát triển kinh tế Vùng.

Đến thời điểm hiện tại, ĐBSCL đang khai thác 171km đường cao tốc, con số này vẫn còn "khiêm tốn" để phục vụ phát triển kinh tế Vùng.

Dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau cần đến 6 triệu mét khối cát san lắp, hiện nay đơn vị thi công đã chủ động được 1 triệu mét khối đầu tiên. Tiếp tục nỗ lực phối hợp với các địa phương có mỏ cát tại ĐBSCL để đảm bảo nguồn cát cho thi công, “vượt nắng, thắng mưa” hoàn thành đúng tiến độ.

Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng Giám đốc công ty xây dựng Trường Sơn – đại diện liên danh nhà thầu xây lắp cho biết: Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau là một gói thầu trên 8.000 tỉ đồng, có giá lớn nhất trong 12 dự án thành phần. Điều kiện thi công cũng khó nhất do phải xứ lý nền đất yếu và yêu cầu nguồn vật liệu cát để quyết định đến tiến độ dự án. Bằng trách nhiệm, chúng tôi đã làm việc với An Giang để xác định nguồn vật liệu đủ cho dự án. 

Dự án thứ 02 sẽ được khởi công vào tháng 6/2023 là cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dài trên 188 km, đi qua địa bàn 4 tỉnh/thành phố là An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Tổng mức đầu tư 44.700 tỷ đồng. Tính đến nay, TP cần thơ đã hoàn thành đo đạc hồ sơ kỹ thuật đất, ban hành thông báo thu hồi đất để phục vụ các bước tiếp theo và đã kiểm đếm được 787/908 trường hợp.

Nhu cầu tái định cư của dự án này tại Cần Thơ là 239 nền và cơ bản địa phương đã có nền đáp ứng để hỗ trợ di dời. Giải quyết bài toán vật liệu cát, Cần Thơ và cả Hậu Giang đang được tạo thuận lợi vì các địa phương đồng ý chia sẻ.

Ông Lê Minh Cường, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Cần Thơ – Chủ đầu tư dự án thành phần 02 đọan quan TP Cần Thơ cho biết: An Giang đã đồng ý giao mỏ cát cho Cần Thơ và Hậu Giang khai thác để phục vụ dự án cao tốc này. 02 địa phương khai thác và đóng thế cho An Giang. Còn về xử lý nền phải có cát hạt trung mô – đun 2.4 trở lên. Mà mô – đun 2.4 trở lên thì hầu như các nguồn mỏ ở Việt Nam không có, phải mua từ Campuchia. 

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, khu vực ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km,  quy mô từ 4 đến 6 làn xe, gồm: 03 tuyến trục dọc và 03 tuyến trục ngang. Đến thời điểm hiện nay, ĐBSCL đang khai thác 171 km, gồm: đoạn Bến Lức - Trung Lương (40 km); Trung Lương - Mỹ Thuận (51 km); Cao Lãnh - Lộ Tẻ (29 km); Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (51 km).

Trong đó, đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ hiện tổ chức giao thông hỗn hợp, đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sử dụng mặt đường trải nhựa để chờ lún. Các tuyến này Bộ GTVT đang tiếp tục đầu tư để khai thác theo quy mô cao tốc.

Các dự án cao tốc trong khu vực ĐBSCL 3 năm tới cần khoảng 47,81 triệu m3 cát. Với công suất của 24 mỏ cát trong khu vực hiện nay (khoảng 6,17 triệu m3/năm), nếu tăng công suất khai thác 50% trong 2 năm và dành 100% phần tăng thêm vẫn không đủ cho nhu cầu của các dự án.

Bộ GTVT đã đề nghị các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long ưu tiên nguồn cát cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Cà Mau. Đồng Thời Bộ GTVT và Bộ TN&MT đang nghiên cứu triển khai thử nghiệm cát biển kết quả đánh giá sẽ có vào cuối năm nay. 

08 dự án đang thực hiện thi công và hoàn thiện các thủ tục đầu tư đang nỗ lực hoàn thành trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, đưa vào khai thác năm 2026 với tổng chiều dài 463 km, tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng. Chính phủ đã giải quyết khâu khó khăn nhất đó là tiền, Quốc hội đã phân bổ 339 nghìn tỷ đồng, đủ điều kiện để triển khai dứt điểm các công trình trong giai đoạn tới đây.

Các chính sách đặc thù cho dự án cũng đã được ban hành, mở hành lang pháp lý thông thoáng để rút ngắn thời gian triển khai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Điểm lại 20 năm qua chúng ta chỉ dành nguồn lực để tổ chức xây dựng được trên dưới 1.000 km đường cao tốc. Từ này đến 2025 chúng ta phải có thêm 2.000km nữa, vậy là trong 5 năm ta phải làm bằng 2 lần của 20 năm trước và 10 năm chúng ta phải làm bằng 4 lần của 20 trước. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng Tôi tin tưởng chúng ta làm được vì chúng ta đã có kinh nghiệm.

Chính phủ cũng nhấn mạnh, xây dựng cao tốc từ vốn đầu tư công chỉ mang tính khơi nguồn, vốn xã hội hóa là quyết định và đầu tư PPP là chính. Trên tinh thần đó, ĐBSCL đang cùng cả nước nỗ lực huy động vốn theo hình thức PPP để đầu tư cho giao thông.

Trong 171 km cao tốc có đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sử dụng mặt đường trải nhựa để chờ lún. Bộ GTVT đang tiếp tục đầu tư để khai thác theo quy mô cao tốc.

Trong 171 km cao tốc có đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sử dụng mặt đường trải nhựa để chờ lún. Bộ GTVT đang tiếp tục đầu tư để khai thác theo quy mô cao tốc.

Cần làm gì để ĐBSCL có hơn 500km đường cao tốc vào năm 2026?

Phát triển hạ tầng là một trong 3 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Xây dựng 500km đường cao tốc trong 3 năm không phải là chuyện đơn giản nhưng trước yêu cầu thực tế đòi hỏi các cấp phải “thần tốc” bắt tay vào việc. Đây là năng lực thuộc về địa phương và các Bộ - Ngành, chủ động, quyết tâm để “cán đích 500km cao tốc ở năm 2026”. 

171km đường cao tốc hiện tại đang đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của toàn vùng châu thổ Cửu Long rộng lớn, quả thật là chưa xứng tầm. Điều này đã lý giải nguyên nhân “trắc trở” trong khâu đột phá phát triển kinh tế của ĐBSCL. Đường nhỏ hẹp, không đáp ứng tiêu chuẩn…đã khiến nhà đầu tư ngán ngại đổ dòng tiền về để mở nhà xưởng, xí nghiệp.

Chi phí vận chuyển hàng hóa đội lên và tỉ lệ hư hỏng cũng nhiều vì phải chạy “lòng vòng” từ tỉnh này sang tỉnh nọ giao thương. Chính phủ triển khai xây dựng thêm 400 km đường cao tốc trong 3 năm tới, phục vụ nhân dân, cũng vì yêu cầu mang tính chiến lược. Cho nên địa phương phải “lo liệu” để hoàn thành các dự án trọng điểm quốc gia.

Trước tiên về vốn, trong nhiệm kỳ này, đến nay, Chính phủ đã bố trí được khoảng 480.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển hạ tầng giao thông. Cao gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước. Đồng thời Bộ KH&ĐT đã phát động tháng cao điểm giải ngân vốn đầu tư công. Cuối tuần vẫn thụ lý hồ sơ giải ngân vốn. Cho nên, địa phương và các Bộ - Ngành không thể “than thở” là vốn giải ngân chậm.

Kế đến là khâu giải phóng mặt, khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định tới tiến độ các dự án, nhưng cũng là vấn đề nan giải nhất với các dự án hạ tầng chiến lược. Điều này đòi hỏi bản lĩnh của người đứng đầu địa phương, phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, làm tốt công tác vận động để "thông" tư tưởng người dân.

Kinh nghiệm trong khâu giải phóng mặt bằng được chắt lọc qua nhiều dự án đó là địa phương phải quan tâm sinh kế người dân, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, cây xanh... tại khu tái định cư. Bảo đảm nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ thì ắt sẽ nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng mạnh mẽ trong Nhân dân.

Cái khó thứ 03 phải giải quyết là tìm nguồn nguyên liệu cát, nay đã tìm được hướng “gỡ” cơ bản. Một số địa phương có mỏ cát ở ĐBSCL đã “gật đầu” chia sẻ để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Chính phủ đã yêu cầu địa phương phải xử lý nghiêm, không để tình trạng tài nguyên của đất nước giao cho tư nhân quản lý và họ lợi dụng để "bắt chẹt", nâng giá. Chẳng những vậy, nguồn tài nguyên khai thác phải được xếp thứ tự ưu tiên cho từng dự án. 

Cuối cùng là sự quyết tâm của các nhà thầu, công nhân trên công trường. Phải “vượt nắng, thắng mưa” triển khai các dự án bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 

Tất cả những thách thức đặt ra, địa phương là chủ thể giải quyết, chủ động sắp xếp để bất kỳ dự án nào đi qua địa phận của mình cũng được tạo thuận lợi để thi công cán đích. Vì một ĐBSCL phát triển thịnh vượng, phải cần hạ tầng khang trang, xây dựng 554km đường cao tốc là thách thức nhưng đây cũng là yếu tố “lửa thử vàng”. Cần chiến lược chủ động, quyết sách cấp tốc của người đứng đầu địa phương để giải quyết khó khăn, hoàn thành dự án trọng điểm quốc gia.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen mà lạ - điều mà không ít người ở Hà Nội đã nhận ra trong những ngày nghỉ lễ dài. Phố phường có thể có một chút mới lạ, đôi chút xáo trộn khác với thường nhật, cùng nhiều cảm xúc khác nhau trong cảm nhận của mỗi người, nhưng đúng là bước chân qua phố những ngày này thấy thật khác.

Người trẻ và câu chuyện bảo vệ môi trường

Người trẻ và câu chuyện bảo vệ môi trường

Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm vừa qua, các dự án, nhóm cộng đồng, câu lạc bộ của những người trẻ yêu môi trường ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Thành công cứu nạn thuyền viên tàu chở xi măng mắc cạn tại khu vực biển Nam Định

Thành công cứu nạn thuyền viên tàu chở xi măng mắc cạn tại khu vực biển Nam Định

Đến 15h30 phút ngày 30/4/2024, tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng SAR 411 thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã tiếp cận, cứu nạn thuyền viên tàu SUNRISE 268 bị nạn tại vùng biển cửa Ba Lạt, Xuân Thủy, Nam Định.

Xe điện tạo ‘cơn sốt vàng’ cho các nhà sản xuất lốp ô tô

Xe điện tạo ‘cơn sốt vàng’ cho các nhà sản xuất lốp ô tô

Thị trường lốp ô tô lâu nay luôn được xem là ‘đấu trường’ cạnh tranh gay gắt, tăng trưởng chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, sự phát triển của ô tô điện đang mang đến nhiều cơ hội mới.

Thẻ ngân hàng rất xanh

Thẻ ngân hàng rất xanh

Không chỉ tích cực hình thành thói quen phân loại rác để bảo vệ môi trường, nhiều người dân hướng đến chi tiêu không dùng tiền mặt, sử dụng chiếc thẻ có tên là Hi green góp phần rất hữu ích, tiện lợi vào xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh.

Chỉ số MXV-Index tháng 4 giảm 2,7% so với tháng trước

Chỉ số MXV-Index tháng 4 giảm 2,7% so với tháng trước

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 (ngày 30/4), thị trường ghi nhận 27 mặt hàng giảm giá trong tổng số 31 mặt hàng. Áp lực bán hoàn toàn áp đảo đã khéo chỉ số MXV-Index giảm sâu 1,34% xuống 2,279,13 điểm.

Chuyện nhà cổ trăm năm Huỳnh Phủ

Chuyện nhà cổ trăm năm Huỳnh Phủ

Có dịp về xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre không khó để du khách tìm đến nhà cổ Huỳnh Phủ với tuổi đời hơn một thế kỷ.