TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy thời điểm này đến cuối năm TP.HCM sẽ có những giải pháp gì trong việc kiểm soát thực phẩm, nhất là trong dịp tết nguyên đán đang cận kề?
TP.HCM là một trong những thành phố sầm uất và đông dân nhất cả nước, chính vì thế nơi đây cũng là một nơi tập trung, tiêu thụ hàng hóa rất nhiều. Vậy nên nhiều chợ cóc, chợ tạm… cũng khó kiểm soát hơn.
Không ít những trường hợp ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, đơn cử mới đây nhất là trường hợp ngộ độc tại Chung cư Palm Heights hay trước đó là trường hợp ngộ độc Botulium vào tháng 5. Đa phần những trường hợp này điều có người tử vong do ăn phải thực phẩm kém chất lượng.
Hiện nhiều người dân, đặc biệt là những người lao động có thu nhập không quá cao vẫn chọn cách mua thực phẩm ngoài các khu chợ tự phát về dùng, dù không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sẽ thế nào:
"Mình ăn thì mình ăn thôi chứ mình cũng không rành, sau này có chuyện gì xảy ra hay không thì mình cũng chưa biết. Mình ăn đại rồi tới đâu hay tới đó chứ mình đâu biết sao".
"Hôm trước, tôi mua dưa leo về ăn, tôi đã ngâm muối rồi nhưng mà ăn vẫn thấy nực mùi thuốc sâu luôn".
"Cái này tôi thấy nói hoài, riết rồi bây giờ đi đâu mình tránh cũng không khỏi, ví dụ một sản phẩm đó ông đi kiểm tra thì coi chừng họ ăn, họ bán hết tám đời rồi, đâu còn nữa đâu mà kiểm tra".
Trong khi đó, ghi nhận tại một trong những chợ thu hút nhiều người dân và du khách nhất, nguồn thực phẩm tại chợ Bến Thành (Quận 1) luôn được kiểm soát chặc chẽ đầu vào. Với phương châm người mua ăn gì thì người bán cũng ăn đó, một cách nói để đảm bảo uy tín với những mặc hàng mình bán ra.
Anh Toàn - Tiểu thương tại chợ Bến Thành chia sẻ: "Về vệ sinh an toàn thực phẩm thì khi mình mua nguyên liệu đầu vào thì mình phải kiểm tra xem nguyên liệu đó xuất phát từ đâu. Được mua từ đơn vị nào và có giấy kiểm nghiệm của cơ quan chức năng hay không thì mình mới mua về sử dụng".
Chỉ tính riêng những nơi mua sắm uy tín, hiện TP.HCM có 237 siêu thị, 46 trung tâm thương mại và 3.012 cửa hàng tiện lợi. Tổng lượng hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng ra thị trường bình quân 1.800 tấn/ngày.
Để kiểm soát nguồn sản phẩm đầu vào, bà Nguyễn Thị Như Trang – Ban quản lý chợ Bến Thành quận 1, TP.HCM cho biết, đơn vị luôn kiểm tra, nhắc nhở các tiểu thương, ngoài ra có biện pháp xử lý nghiêm nếu không chấp hành những yêu cầu về chất lượng sản phẩm: "Về công tác vận động tuyên truyền thì phía chợ sẽ có những panel, áp phích và sẽ phát thanh hàng tuần để bà con ý thức được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ hai nữa là về vấn đề giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thì ban quản lý cũng tăng cường giám sát, nếu nhắc nhở đến lần thứ 3 thì ban quản lý chợ sẽ lập biên bản xử lý. Hiện tại, các tiểu thương vẫn chấp hành rất tốt".
Đã có nhiều quy định liên quan đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống. Thế nhưng, việc cần phải giám sát thật chặt tất cả các khâu trong chuỗi thực phẩm là vấn đề đang đặt ra với các cơ quan chức năng… Qua đó cần kịp thời phát hiện các vi phạm. Và nếu các đơn vị, cá nhân… chỉ biết chạy theo lợi nhuận, thì rõ ràng, việc xảy ra các vụ việc ngộ độc thực phẩm sẽ vẫn còn tái diễn.
Luật sư Phạm Hoài Nam- Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng cần có sự phối hợp kiểm tra, giám sát chặc chẽ hơn từ các cơ quan chức năng trong thời gian tới: "Phải có sự phối hợp giữa Cục an toàn thực phẩm và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành để kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp".
Qua những vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn trong thời gian qua, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng nguy hiểm luôn luôn rình rập xung quanh. Mục tiêu của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM là đảm bảo an toàn thực phẩm, kéo giảm đến mức thấp nhất, thậm chí bằng 0 số vụ ngộ độc nhưng đến thời điểm này được xem là thất bại bước đầu.
Bà Lan cho rằng, người dân nên tin dùng những sản phẩm rõ nguồn gốc và có thương hiệu rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng: "Trước mắt, chúng tôi sẽ ra sức tuyên truyền, nâng cao kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân. Chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi người dân ăn uống thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu thì càng tốt và hãy xem việc vừa qua là một tai hại".
Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã thông qua việc thành lập Sở An toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bà Lan cho rằng, đây không phải là chiếc đũa thần có thể kiểm soát tất cả. Vẫn còn nhiều khó khăn thách thức trong thời gian tới: "Đây không phải là chiếc đũa thần có thể làm được tất cả nhưng mà chí ích thì nó cũng có thể giúp cho chúng ta cải thiện được tình hình an toàn thực phẩm, đương nhiên những khó khăn về an toàn thực phẩm thì vẫn còn rất nhiều, vẫn còn nhiều chợ tạm, chợ cóc".
Ngoài Ban quản lý an toàn thực phẩm thì Sở y tế đóng một phần quan trọng trong việc điều trị và làm rõ nguyên nhân những vụ ngộ độc.
Ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chánh văn Phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong thời gian tới ngành tổ chức nhiều đợt tập huấn nhằm ứng phó với các trường hợp ngộ độc thực phẩm, đặc biệt ở thời điểm cuối năm đang cận kề: "Ngành y tế cũng đã chỉ đạo tập trung các nguồn lực điều trị cho các bệnh nhi đang điều trị tại các bệnh viện. thứ 2 là công tác tập huấn ứng phó với các trường hợp nghi ngờ ngộ độc cũng đã được triển khai lập tức và kịp thời. Thứ 3 là đảm bảo trang thiết bị, vật tư, thuốc men giả sử nếu có các trường hợp ngộ độc hàng loạt xảy ra thì cũng ứng phó kịp thời".
Mới đây Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã thông qua việc thành lập Sở An toàn thực phẩm. Thế nhưng để Sở ngành phát huy vai trò của mình thì cần có một chế tài đủ mạnh đối với những trường hợp sản xuất thực phẩm kém chất lượng.
Ngoài ra, các sở ngành cần giải quyết các khu chợ tự phát xung quanh các chợ đầu mối, đảm bảo an toàn ở các chợ truyền thống và hàng rong. Đặc biệt, công tác đảm bảo an toàn, phòng ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, trường học.
Liên quan đến vấn đề này, góc nhìn VOV Giao thông có bài bình luận “Đừng để người dân bất an vì nỗi lo ngộ độc thực phẩm”.
Thời gian vừa qua, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra không chỉ tại TP.HCM mà còn ở những tỉnh thành khác trên cả nước. Tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng khi liên tiếp có những trường hợp tử vong xảy ra, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có thể thấy, một trong những nguyên nhân chính là do quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm không bảo đảm. Nhiều nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh không tuân thủ đúng qui định trong quá trình sản xuất và bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, chất bảo quản cấm, nguồn nước không bảo đảm vệ sinh...
Đáng lo ngại hơn cả là việc một số cơ sở sản xuất, kinh doanh dù biết rõ sản phẩm không bảo đảm về chất lượng nhưng vì lợi nhuận đã bất chấp tất cả để tìm cách đưa đến tay người tiêu dùng "thực phẩm bẩn", gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhỏ trên địa bàn, làm nguy hại tới sức khỏe thậm chí dẫn đến tử vong cho người tiêu dùng.
Từ thực tế trên cho thấy, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý. Thời gian qua các sở ban ngành đã tiến hành không ít những cuộc kiểm tra từ đó phát hiện ra rất nhiều vụ việc liên quan tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đã xử phạt rất nặng theo qui định của pháp luật, thậm chí là truy tố hình sự một số trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hiện nay việc thanh tra cũng tồn tại nhiều bất cập vì hiện là thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất. Nhưng thanh tra theo kế hoạch có hạn chế là mỗi cơ sở chỉ thanh tra tối đa 1 lần trong năm, dẫn đến tư tưởng đã kiểm tra rồi thì cả năm “thả cửa”. Ngoài ra các khu chợ dân sinh, chợ tự phát vẫn còn hoạt động mà chưa thể dẹp bỏ, nguồn thực phẩm tại những khu chợ này không được đảm bảo chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ, dẫn đến việc vấn nạn ngộ độc thực phẩm chưa bao giờ được xử lý triệt để, dứt điểm trong suốt thời gian qua.
Dân gian có câu “Bệnh tòng khẩu nhập” tức bệnh tật là do miệng mà vào. Vậy nên, trước hết chính bản thân người tiêu dùng cần tự trang bị những kiến thức về vấn đề an toàn thực phẩm, chủ động lựa chọn những sản phẩm thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng; chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách để bảo đảm sức khỏe của mình và người thân.
Riêng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần thay đổi tư duy trong làm ăn. Cách tư duy tham bát bỏ mâm, khuất mắt trông coi, chỉ nghĩ đến lợi nhuận trước mắt, nhắm mắt làm ngơ với những yêu cầu chất lượng cần phải được loại bỏ. Nếu không muốn bị “bỏ lại phía sau” trong sự phát triển mà người tiêu dùng sẽ ngày càng thông minh hơn thì người kinh doanh, sản xuất cũng phải biết nhìn nhận lại phương châm của mình.
Muốn đi xa, tiến mạnh thì phải xây dựng trên nền tảng vững chắc với trách nhiệm và cả đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong kinh doanh, chế biến thực phẩm; thực hiện đăng ký đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sự nỗ lực phải có từ cả 3 “chân kiềng”: người tiêu dùng, người sản xuất kinh doanh và nhà quản lý. Vừa qua Hội đồng nhân dân TpHCM đã thông qua việc thành lập Sở An toàn thực phẩm. Đây được xem là bước tiếp nối của mô hình thí điểm và kéo dài thời gian thí điểm hoạt động Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM.
Tuy nhiên, để Sở đi vào hoạt động hiệu quả cũng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên ngành trong hoạt động quản lý; thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm qui định về an toàn thực phẩm. Ngoài ra cần có một chế tài đủ mạnh, tăng sức răn đe đối với những trường hợp sai phạm, thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, có như vậy mới mong ngộ độc thực phẩm không còn là câu chuyện ‘biết rồi…nói mãi’.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.